Viêm hạch bạch huyết ở trẻ em do vắc-xin BCG

Vắc-xin BCG giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại bệnh lao. Nó có hiệu quả 70-80% đối với nhiều thể bệnh lao nặng nhất như viêm màng não do lao. Viêm hạch bạch huyết do vắc-xin BCG là biến chứng phổ biến nhất của tiêm chủng BCG. 

1. Nguyên nhân viêm hạch bạch huyết do vắc-xin BCG

Vắc-xin BCG xảy ra rất ít các phản ứng phụ nghiêm trọng. Đây được coi là một trong những loại vắc-xin an toàn. Viêm hạch bạch huyết do vắc-xin BCG là sự phát triển của hạch bạch huyết ở vùng liên quan với vị trí tiêm vắc-xin BCG. Sau khi tiêm trong da, vắc-xin sẽ bắt đầu có tác dụng tại vị trí đã tiêm. Sau đó, chúng được vận chuyển qua các tế bào bạch huyết ở những vùng trong cơ thể. Đây là phản ứng bình thường của tiêm vắc-xin BCG. Ngoài ra, không có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến trẻ. Trừ khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng (sưng, đỏ, tạo mủ…) và khiến trẻ khó chịu. Nếu trẻ có xuất hiện hạch phản ứng sau tiêm vắc-xin cho thấy miễn dịch của trẻ rất tốt.

Viêm hạch bạch huyết do vắc-xin BCG xảy ra với tần suất thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố liên quan đến vắc-xin và cơ thể trẻ. 

Các yếu tố liên quan đến vắc-xin bao gồm:

  • Liều lượng.
  • Cách bảo quản.
  • Khả năng tác dụng của từng chủng vi khuẩn trong vắc-xin.

Các yếu tố liên quan đến cơ thể trẻ bao gồm:

  • Độ tuổi tiêm phòng. Vắc-xin BCG được tiêm trong thời gian sơ sinh có nguy cơ viêm hạch bạch huyết cao hơn.
  • Hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với vắc-xin. Các tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng như suy dinh dưỡng nặng, nhiễm HIV … các phản ứng thường nhẹ và không nổi bật như trẻ khỏe mạnh.
  • Kỹ năng của người tiêm vắc-xin cũng được xem là một yếu tố quyết định đến biến chứng này.

2. Trẻ có thể biểu hiện triệu chứng nào?

Hai tình huống viêm hạch bạch huyết do vắc-xin BCG có thể xuất hiện theo diễn tiến tự nhiên sau chích ngừa. Một là sưng hạch bạch huyết không kèm dấu hiệu viêm, thường tự khỏi trong một vài tuần. Trường hợp này hoàn toàn không để lại di chứng nào cho trẻ. Hai là sưng hạch bạch huyết kèm dấu hiệu nung mủ, cần phải có sự can thiệp của Bác sĩ.

Nổi bật là hạch sưng to, dễ dàng sờ thấy ở cùng bên với vị trí chích ngừa lao. Thường ở nách (chiếm 95% các vị trí), vai hay cổ. Hạch sưng to nhưng không làm trẻ đau hay sốt. Đôi khi có thể thấy hạch sưng đỏ nhẹ kèm chảy mủ. Đây là một dấu hiệu thường gặp, gây nhiều lo lắng cho cha mẹ.

Viêm hạch bạch huyết ở trẻ em  do vắc-xin BCG
Hạch sưng thường xảy ra ở nách và cùng bên với vị trí tiêm vắc-xin BCG.

Trẻ hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Viêm hạch bạch huyết do vắc-xin BCG có thể xuất hiện sớm nhất là hai tuần sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp xuất hiện trong vòng sáu tháng hoặc ở trẻ dưới 24 tháng tuổi.

3. Trẻ có cần làm thêm xét nghiệm không?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm hạch bạch huyết do vắc-xin BCG dựa vào hỏi thông tin về diễn tiến bệnh và việc tiêm ngừa BCG. Sau đó, kết hợp với quá trình thăm khám vị trí hạch sưng to. Phần lớn các trường hợp trẻ không cần làm thêm bất cứ xét nghiệm nào. Nếu nghi ngờ những nguyên nhân khác chưa rõ ràng, trẻ có thể được làm thêm xét nghiệm máu hay siêu âm.

4. Phương pháp điều trị nào dành cho trẻ?

Tùy vào đánh giá của Bác sĩ mà trẻ có thể được điều trị theo nhiều cách khác nhau.

4.1 Theo dõi

Trong trường hợp hạch sưng nhưng chưa tạo mủ, có thể trẻ cần được theo dõi thêm. Vì viêm hạch bạch huyết do vắc-xin BCG hoàn toàn lành tính. Thuốc không làm thay đổi diễn tiến của bệnh, ngược lại có thể có tác dụng phụ. Do đó, việc theo dõi và tái khám theo hẹn của Bác sĩ là điều cần thiết. Hạch có thể tự giới hạn theo thời gian. Hạn chế sờ hay ấn vùng hạch viêm vì nó có thể kéo dài tình trạng này.

4.2 Rạch thoát mủ trong hạch

Bởi vì viêm hạch bạch huyết do vắc-xin BCG có thể tạo thành ổ áp xe và vỡ ra sau đó. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài tháng và làm xuất hiện phần “cùi” bên trong. Về lâu dài có thể tái phát lại nếu như trẻ không được phẫu thuật để lấy phần “cùi” ra.  Do đó, nếu rạch thoát mủ sớm có thể ngăn ngừa biến chứng này. Hơn nữa, có thể rút ngắn thời gian lành vết thương. Đây là phương pháp an toàn và ít xâm lấn, thực hiện nhanh chóng.

4.3 Phẫu thuật cắt bỏ hạch

Phẫu thuật có khả năng chữa khỏi và khiến vết thương nhanh chóng được cải thiện. Tuy nhiên, trẻ cần gây mê toàn thân. Vì vậy, dễ có nguy cơ cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Hơn nữa, có thể xuất hiện một vài biến chứng như nhiễm trùng, hình thành sẹo ở vết mổ, chảy máu hay rỉ dịch kéo dài.

Viêm hạch bạch huyết ở trẻ em  do vắc-xin BCG
Một số trường hợp trẻ cần phải phẫu thuật.

Viêm hạch bạch huyết do vắc-xin BCG là một tình trạng lành tính thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ có thể tự khỏi mà không cần bất cứ điều trị gì. Ngoài theo dõi diễn tiến, trẻ có thể được chỉ định rạch thoát mủ bên trong hạch hay phẫu thuật cắt bỏ hạch.

Bác sĩ : Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống