Những điều bạn cần biết về bệnh Viêm Màng Não ở trẻ em

Viêm màng não là một bệnh liên quan đến tình trạng viêm của lớp màng bảo vệ não và tủy sống của chúng ta. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc căn bệnh này, nhưng triệu chứng của bệnh thường tương tự nhau. Thực tế là chúng ta khó có thể nhận biết các triệu chứng viêm màng não ở trẻ em. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ trong việc đưa con đến bệnh viện kịp thời. Từ đó khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh viêm màng não thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, việc trang bị kiến thức để nhận diện các dấu hiệu của bệnh ngay khi bé mới có một vài triệu chứng đầu tiên là hết sức cần thiết. Trong bài viết này, YouMed sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về bệnh viêm màng não ở trẻ em. Hãy cùng YouMed tìm hiểu nhé!

1. Cấu tạo của màng não:

Những điều bạn cần biết về bệnh Viêm Màng Não ở trẻ em

Chức năng của màng não là bao quanh và bảo vệ não bộ, tủy sống và phần đầu của các dây thần kinh sọ não. Màng não được cấu tạo gồm có 3 lớp:

  • Màng cứng (dura mater): Đây là lớp màng có độ dày nhất trong 3 lớp màng. Nó nằm ở ngoài cùng, dính chặt vào mặt trong xương sọ. Đây là một trong số ít cấu trúc của hộp sọ có khả năng cảm thấy đau. Trong khi đó não bộ không cảm nhận được cảm giác này.
  • Arachnoidea (màng nhện): Đây là một màng mỏng nằm sát với mặt trong của màng cứng. Nó giúp bảo vệ não và tủy sống khỏi các tác động bất ngờ. Màng nhện được cấu tạo bởi mạng lưới các sợi và collagen gồm những sợi lỏng lẻo.
  • Màng nuôi hay còn gọi là màng mềm (pia mater): Là lớp trong cùng, bao bọc não và tủy sống. Chúng có rất nhiều mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến tủy sống. Giữa màng nhện và màng nuôi có khoang dưới nhện chứa dịch não tủy.

2. Viêm màng não mủ là gì?

  • Viêm màng não mủ hay còn gọi là viêm màng não vi trùng là tình trạng các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương bị vi khuẩn tấn công gây viêm và sinh mủ. Các vi khuẩn gây bệnh xuất hiện trong khoang dịch não tủy. Chúng làm tổn thương hệ thần kinh, gây ra những ảnh hưởng nặng nề về vận động và nhận thức.
  • Đối tượng dễ mắc viêm màng não mủ là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người trong độ tuổi từ 16 – 21

3. Nguyên nhân gây viêm màng não mủ:

  • Nguyên nhân gây viêm màng não mủ có thể do nhiều loại vi khuẩn gây ra như: Haemophilus influenzae, Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn)…
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 – 24 tháng tuổi dễ bị viêm màng não mủ nhất. Nguyên nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em chủ yếu là do: Listeria monocytogenes, E. coli, liên cầu khuẩn nhóm B. Các vi khuẩn này tấn công tai mũi họng, đi vào phổi, theo máu vào trong não hoặc tấn công trực tiếp vào não bộ và tủy sống.

3.1. Viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae loại b:

  • Viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae loại b thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 tháng – 36 tháng tuổi. Thời điểm này, não bộ của trẻ đang phát triển, trẻ mắc bệnh thường có biến chứng rất nặng, có thể tử vong ngay trong những ngày đầu tiên.
  • Haemophilus influenzae loại b có thể lây truyền qua đường hô hấp, dễ lây lan thành ổ dịch lớn, đặc biệt là ở các nước chưa tiêm chủng ngừa Haemophilus influenzae.

3.2. Viêm màng não mủ do Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn):

  • Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân gây viêm màng não mủ hàng đầu tại các nước đã chủng ngừa Haemophilus influenzae. Phế cầu khuẩn có thể tấn công bất cứ đối tượng nào. Trung bình cứ 1000 người thì có khoảng 1 – 3 người mắc viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn.
  • Trẻ nhỏ bị viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn hầu hết là biến chứng từ bệnh viêm xoang, viêm phổi, viêm tai giữa… phế cầu khuẩn thường cư trú trong niêm mạc họng và tấn công não tủy.

3.3. Viêm màng não mủ do não mô cầu:

  • Đối tượng chủ yếu mắc viêm màng não mủ do não mô cầu là trẻ nhỏ từ 6 – 12 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ trên 1 tuổi mắc bệnh thường thấp hơn. Viêm màng não mủ do não mô cầu thường xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử.
  • Vi khuẩn gây bệnh thường ẩn chứa ở trong khoang họng. Không phải ai có vi khuẩn não mô cầu đều bị viêm màng não mủ. Nhiều trường hợp có vi khuẩn nhưng cơ thể hoàn toàn bình thường, không có triệu chứng gì. Vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc thông thường.

3.4. Viêm màng não mủ do E.Coli:

E.Coli là nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mủ thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rất ít gặp trường hợp mắc viêm màng não mủ do E.Coli ở trẻ lớn và người lớn. Bệnh có thể gây nhiễm trùng huyết, rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, tỷ lệ tử vong rất cao.

3.5. Listeria monocytogenes:

Vi khuẩn Listeria monocytogenes ẩn chứa trong các thực phẩm tươi sống và thịt sữa. Người bị suy giảm miễn dịch hoặc có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ sơ sinh, người có sức khỏe yếu… là đối tượng dễ mắc viêm màng não mủ do Listeria monocytogenes.

>> Xem thêm: Viêm màng não mủ: Nguyên nhân, cách điều trị và chủng ngừa

4. Triệu chứng của viêm màng não ở trẻ:

4.1. Sốt cao đột ngột:

  • Một trong những triệu chứng của viêm màng não là trẻ bị sốt một cách đột ngột kèm theo biểu hiện run rẩy. Nếu đã biết nói, con sẽ cho biết là bé đang rất lạnh, với các bé nhỏ hơn, con có thể tự tìm mền để đắp hay muốn được bế để ủ ấm.
  • Nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng rất nhanh và bạn khó có thể hạ sốt cho bé. Sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác như viêm họng, sốt siêu vi, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng … nên bạn cần chú ý đến các dấu hiệu khác của trẻ. Điều này có thể giúp bạn nhận ra những thay đổi trong tình trạng sức khỏe của con.

4.2. Con có biểu hiện đau đầu dữ dội:

Viêm màng não ở trẻ em

  • Những cơn nhức đầu do viêm màng não thường không chỉ đơn giản là cơn đau đầu dữ dội mà còn có thể đau đến mức không thể chịu đựng được. Đây có thể là nguyên nhân khiến bé quấy khóc không ngừng hoặc tỏ ra lơ mơ. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể lan đến cổ của trẻ, do đó một số trẻ có thể than đau cổ hoặc xoay trở cổ thường xuyên.
  • Một dấu hiệu quan trọng khác giúp nhận diện bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh là thóp trẻ bị sưng.

4.3. Tầm nhìn đôi:

Trẻ bị bệnh viêm màng não không thể tập trung nhìn một vật gì đó. Đây là lý do giải thích vì sao con bị tầm nhìn đôi.

4.4. Đau bụng, buồn nôn và nôn:

Trẻ bị bệnh viêm màng não thường mất cảm giác ngon miệng. Điều này xảy ra là do trẻ bị nôn hoặc buồn nôn liên tục kèm theo triệu chứng đau bụng.

4.5. Nhạy cảm với ánh sáng:

Một dấu hiệu khác của viêm màng não là sợ ánh sáng chói. Ánh sáng chói khiến trẻ cảm thấy đau nhức mắt, chảy nước mắt.

4.6. Tư thế cò súng – một triệu chứng viêm não ở trẻ em điển hình:

Bạn có thể nhận biết trẻ có bị viêm màng não hay không nếu nhận thấy con trong tư thế nằm nghiêng, đầu ngửa ra sau, hai tay co lại, hai đầu gối co sát bụng, lưng cong ra sau. Trong y khoa, tư thế này còn được gọi là tư thế cò súng. Nếu bạn cố gắng xoay đỡ để bé nằm ở vị trí khác, bé sẽ có xu hướng nằm lại như cũ.

4.7. Con không thể duỗi thẳng chân:

Những điều bạn cần biết về bệnh Viêm Màng Não ở trẻ em

Cho con nằm ngửa và thực hiện các bước sau:

  • Bạn đặt tay lên ngực trái của con, tay phải luồn dưới gáy của con và từ từ nâng đầu con lên: Nếu con bị viêm màng não, bé sẽ có biểu hiện bị đau gáy và co hai chân lại.
  • Cho con nằm ngửa, chân duỗi thẳng, bạn gấp cẳng chân 1 bên chân của con vào đùi, từ từ gấp đùi vào bụng. Con bị viêm màng não khi chân còn lại cũng co lại.
  • Cho con nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Bạn ấn mạnh lên bờ xương mu của con, bé bị viêm màng não sẽ có phản ứng co hai chân vào bụng.

Trên đây là những dấu hiệu Brudziński đặc trưng của bệnh viêm màng não. Ngoài ra, trẻ bị bệnh này còn có dấu hiệu Kernig như con không thể hoàn toàn duỗi chân nếu bạn nhấc chân của con lên một góc khoảng 90°.

Bạn có thể kiểm tra dấu hiệu Kernig bằng cách sau: Cho con nằm ngửa, đặt cẳng chân của con vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân mình. Sau đó, bạn từ từ nâng cẳng chân của con lên thẳng trục với đùi. Con bị tổn thương màng não khi các cơ sau đùi và cẳng chân bị co cứng, bạn không nâng cẳng chân của con lên được hoặc nâng lên được rất ít hoặc con than đau hay khóc.

4.8. Phát ban:

  • Phát ban da cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm màng não. Bạn có thể làm xét nghiệm này tại nhà để biết con có bị viêm màng não hay không. Cách thực hiện như sau:
  • Lấy một ly thủy tinh trong suốt, bạn đặt ly vào vị trí phát ban và ấn mạnh cho đến khi vùng da xung quanh trở nên nhợt nhạt. Nếu các đốm phát ban trở nên nhợt nhạt cùng với da, nhiều khả năng là bé không bị viêm màng não. Nếu đốm phát ban không nhợt màu, bạn nên đưa con đi khám, nguy cơ cao là bé đang bị phát ban do viêm màng não.

5. Điều trị:

_ Hạ nhiệt:

  • Cho trẻ uống đủ nước, nới rộng quần áo, tã lót và lau mát.
  • Nếu sốt cao trên 38,50C hạ nhiệt bằng Paracetamol

– Chống co giật: dùng thuốc Diazepam.
– Bảo đảm thông khí, chống suy hô hấp

  • Luôn bảo đảm thông đường hô hấp: Ðặt trẻ nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu ngửa ra sau và nghiêng về một bên.
  • Nếu suy hô hấp: thở ôxy, chỉ định đặt nội khí quản, bóp bóng hoặc thở máy.

– Chống phù não:

  • Thở ôxy. Khi thở máy cần tăng thông khí và giữ PaO2 từ 90-100mmHg và PaCO2 thấp từ 25-35mmHg.
  • Dung dịch Manitol 20% 

– Ðiều chỉnh rối loạn nước, điện giải, đường huyết (nếu có)
– Bảo đảm tuần hoàn
– Ðảm bảo chăm sóc và dinh dưỡng:

  • Cung cấp thức ăn dễ tiêu, năng lượng cao, đủ muối khoáng và vitamin.
  • Ðảm bảo cho trẻ bú mẹ . Trẻ không bú được phải chú ý vắt sữa mẹ và đổ từng thìa nhỏ hoặc ăn bằng ống thông dạ dày (chia làm nhiều bữa hoặc nhỏ giọt liên tục). Cần thận trọng vì dễ sặc và gây hội chứng trào ngược.
  • Nếu trẻ không tự ăn được thì phải cho ăn qua ống thông mũi dạ dày hay dinh dưỡng qua truyền tĩnh mạch. Có thể bổ sung vitamin C, vitamin nhóm B.

– Ðiều trị nguyên nhân.

6. Phòng ngừa:

Bạn có biết các loại vi khuẩn, virus gây ra bệnh viêm màng não có thể lây lan dễ dàng qua các hoạt động thường ngày như ho, hắt hơi, hôn hoặc ăn chung, dùng chung đồ đạc… Chính vì vậy, để ngăn ngừa bệnh viêm màng não cho trẻ, bạn nên:

  • Tập cho bé có thói quen rửa tay thường xuyên
  • Con được nuôi dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng tốt nhằm tăng cường hệ miễn dịch
  • Chỉ cho trẻ ăn thức ăn nấu chín hoặc đã được tiệt trùng.
  • Dạy trẻ cách che miệng khi ho, hắt hơi. Tập cho bé thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài
  • Dạy trẻ không nên ăn đồ ăn, sử dụng chung dụng cụ để ăn với người khác
  • Tiêm vaccine: vaccine viêm màng não mủ do Hib, vaccine phế cầu khuẩn, vaccine viêm màng não mô cầu…

>> Xem thêm: Viêm màng não và những câu hỏi khi gặp bác sĩ

Viêm màng não trẻ em là căn bệnh nguy hiểm. Nếu chúng ta không kịp thời phát hiện những dấu hiệu để điều trị. Viêm màng não trẻ em có thể để lại nhiều di chứng, nặng có thể gây ra tử vong. Do đó, phụ huynh cần nhận biết những dấu hiệu viêm màng não trẻ sơ sinh và trẻ em để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Bác sĩ Lữ Thị Hồng Vân

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm