Giải đáp các thắc mắc về tầm soát ung thư vòm họng

Tầm soát ung thư vòm họng là giải pháp tốt nhất để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Vậy phương pháp này là gì? Bao lâu nên thực hiện một lần? Dịch vụ tầm soát ung thư vòm họng bao nhiêu tiền? Đối tượng nào nên tầm soát thường xuyên hơn?

Và nhiều thắc mắc khác sẽ được NT BacGiang gửi đến bạn đọc trong bài viết sau đây. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tất tần tật về tầm soát ung thư vòm họng

Tầm soát ung thư vòm họng là gì?

Đây là quá trình thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc để phát hiện ung thư ngay cả khi cơ thể chưa có bất kỳ triệu chứng lâm sàng rõ rệt nào. Đây là một cách giúp bạn phát hiện ung thư vòm họng giai đoạn đầu.

Khi ung thư được phát hiện từ sớm, việc điều trị sẽ diễn ra dễ dàng và hiệu quả cao hơn. Bởi tại thời điểm mà các triệu chứng xuất hiện, thường bệnh đã bước vào giai đoạn muộn, xâm lấn sâu vào mô và các cơ quan lân cận, thậm chí đã di căn.

Khi nào nên thực hiện tầm soát?

Dấu hiệu ung thư vòm họng rất mơ hồ, thường gặp là chảy mũi mủ hoặc máu, ù tai, đau họng, đau đầu. Trong đó, nghẹt mũi là phổ biến nhất. Ngoài ra, khi xuất hiện nhức đầu cũng là lúc triệu chứng nặng và rầm rộ. Lúc này, ung thư vòm họng có thể đã xâm lấn lên sàn sọ, thậm chí là não.

Do đó, những ai xuất hiện các triệu chứng kể trên thì rất cần cảnh giác cũng như nhanh chóng đi tầm soát ung thư vòm họng để được chẩn đoán chính xác.

Đối tượng nào nên tầm soát ung thư

Ở nước ta, ung thư vòm họng khá phổ biến. Vì vậy, ngoài những người có các triệu chứng đề cập ở trên, một số đối tượng có yếu tố nguy cơ cũng nên thực hiện tầm soát, gồm:

  • Người cao tuổi
  • Người trẻ tuổi thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, thói quen ăn mặn lâu ngày hoặc làm việc tại nơi có nhiều hoá chất
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vòm họng

Bao lâu nên tầm soát một lần?

Thông thường, việc tầm soát ung thư nên được thực hiện ít nhất một lần mỗi 1 – 2 năm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc bệnh cao cần được tầm soát thường xuyên hơn.

Giải đáp các thắc mắc về tầm soát ung thư vòm họng

Quy trình tầm soát ung thư vòm họng

Nội soi tai mũi họng

Đây là một trong những bước quan trọng để giúp các bác sĩ chẩn đoán ung thư vòm họng. Đầu tiên, bác sĩ dùng một ống nội soi mềm, mang theo đèn và camera ở đầu ống, đưa vào vùng tai mũi họng. Camera này sẽ truyền hình ảnh đến màn hình để bác sĩ quan sát các dấu hiệu bất thường bên trong cổ họng bạn.

Sinh thiết

Khi nội soi, nếu bác sĩ quan sát thấy vùng vòm họng bị u, sùi, viêm, lở loét… thì có thể nghi ngờ đây là dấu hiệu ung thư vòm họng hoặc viêm vòm họng. Để xác định chính xác hơn, bác sĩ sẽ lấy một phần niêm mạc họng hoặc khối u để làm sinh thiết.

Chụp MRI/CT/PET

Khi ung thư vòm họng đã được chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) để xác định giai đoạn của ung thư nhằm đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Chi phí là bao nhiêu?

Tầm soát ung thư vòm họng giá bao nhiêu là thắc mắc phổ biến của rất nhiều người. Câu hỏi này cũng phần nào ảnh hưởng đến quyết đi thăm khám của họ.

Trên thực tế, không phải ai cũng trải qua đầy đủ các xét nghiệm trong quy trình tầm soát kể trên. Chẳng hạn, nếu nội soi không thấy vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ dừng ngay ở bước này, hoặc đôi khi sinh thiết cho kết quả bị viêm vòm họng chứ không phải ung thư thì MRI hay CT cũng không cần làm nữa. Vì vậy, chi phí sẽ căn cứ vào số xét nghiệm mà bạn phải thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết bệnh viện hiện nay sẽ đưa ra các gói tầm soát với mức giá cố định.

Chi phí này sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở thực hiện, bệnh viện công hay bệnh viện tư, tuyến nào, các dịch vụ đi kèm khác… Do đó, để biết chính xác dịch vụ tầm soát ung thư vòm họng bao nhiêu tiền, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến các bệnh viện mà mình dự định thăm khám nhé!

Giải đáp các thắc mắc về tầm soát ung thư vòm họng

Nên tầm soát ung thư vòm họng ở đâu?

Bên cạnh chi phí, nên tầm soát ở đâu cũng là thắc mắc chung của nhiều người! Bạn nên tham khảo qua bệnh viện ung bướu hay các bệnh viện có chuyên khoa ung thư – ung bướu (thông thường từ tuyến tỉnh trở lên) khi có nhu cầu tầm soát.

Tầm soát ung thư vòm họng là cách không chỉ giúp chúng ta bảo vệ sức khoẻ và tuổi thọ tốt hơn mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với khi điều trị ở giai đoạn muộn. Vậy nên, hãy bắt đầu xây dựng thói quen sàng lọc ung thư định kỳ để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất nhé!

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái
Hình ảnh tin tức 4 lưu ý người bệnh cần biết sau điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
Ung thư vú là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo
Hình ảnh tin tức Giải đáp nhanh băn khoăn về cách “thích ứng” với những thay đổi của cơ thể và lịch thăm khám sau điều trị ung thư vú
Sau khi kết thúc thời gian điều trị, người bệnh ung thư vú sẽ dần quay lại với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hồi phục sau
Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai