Dị vật đường thở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Tết là những ngày tuyệt vời nhất trong năm, ngập tràn niềm vui bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mọi người cũng cần phải chú ý đến sức khỏe của mình. Đặc biệt, các bạn cũng phải để mắt đến trẻ em trong nhà. Lí do là vì ngày Tết cũng là thời điểm mà nguy cơ dị vật đường thở trẻ em gia tăng. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về vấn đề này nhé. 

1. Dị vật đường thở là gì?

Dị vật đường thở trẻ em ngày Tết đặc biệt rất thường gặp. Trẻ em thường rất hay tìm hiểu đồ vật bằng cách đưa chúng vào miệng. Ngoài ra, dị vật đường thở cũng xảy ra nếu trẻ ăn quá nhanh hoặc vừa ăn vừa nói chuyện. 

Đường thở là đường ống dẫn khí từ ngoài cơ thể vào phổi. Cơ thể chỉ cho phép không khí lưu thông trong đường ống này mà thôi. Nếu có vật lạ nào khác như thức ăn, chất lỏng, đồ chơi… lọt vào trong đường thở thì gọi là dị vật đường thở. 

Dị vật đường thở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

2. Những thứ gì thường gây ra dị vật đường thở trẻ em? 

Có rất nhiều thứ thường gặp trong ngày Tết có thể gây ra mối nguy hiểm này: 

  • Kẹo.
  • Hạt dưa.
  • Trái cây.
  • Đồ chơi.
  • Trang sức.

3. Dấu hiệu nào để nhận biết dị vật đường thở trẻ em? 

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là trẻ bị ngạt thở. Ngoài ra, trẻ có thể ho sặc sụa, khò khè. Nếu trẻ ho được vật lạ ra bên ngoài thì triệu chứng sẽ giảm đi trong thời gian ngắn. Nếu không thì sẽ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Trẻ thậm chí sẽ bị tím tái nếu không khí không thể đi vào phổi nữa. Vì vậy, việc nhận biết được trẻ bị ngạt do dị vật đường thở là rất quan trọng với các bậc cha mẹ. 

4. Làm gì khi phát hiện dị vật đường thở trẻ em? 

Nếu trẻ vẫn còn ho, khóc, nói chuyện và thở được thì chưa cần phải sơ cứu gì. Sau đó, trong trường hợp trẻ còn khò khè nhiều thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu trẻ ngạt thở, tím tái, không thể ho, khóc, nói chuyện thì cần làm ngay các bước sơ cứu như sau:

4.1. Đối với trẻ lớn

  • Đứng sau lưng trẻ và dùng bàn tay nắm chặt đặt phía trên rốn của trẻ. 
  • Đè mạnh bàn tay vào trong và hướng lên trên. Mục đích là tạo lực đẩy từ dưới lên để đẩy vật lạ ra ngoài đường thở.
  • Lặp lại cho đến khi vật lạ văng được ra ngoài.       
Dị vật đường thở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí
Xử lý dị vật đường thở ở trẻ lớn

4.2. Đối với trẻ nhỏ

  • Đặt trẻ lên cánh tay, mặt trẻ úp xuống. Đỡ đầu của trẻ bằng bàn tay của bạn.
  • Vỗ lưng trẻ 5 cái, vỗ bằng gót bàn tay vào giữa 2 xương bả vai của trẻ.
  • Nếu vật lạ không rơi ra thì xoay trẻ nằm ngửa trên cánh tay của bạn. Nhớ nâng đỡ đầu của trẻ. 
  • Đè mạnh 2 ngón tay lên ngực trẻ. Vị trí là ở giữa xương ức, giữa 2 núm vú. Đè xuống sau đó thả ra. Làm như vậy 5 lần.
  • Lặp lại vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi trẻ thở, ho hay khóc lại được. 

Để chuẩn bị tốt cho các trường hợp cấp cứu của trẻ, bạn nên tham gia các khóa huấn luyện sơ cứu cho trẻ bị dị vật đường thở. Khuyến khích những bậc cha mẹ cùng tham gia với bạn. 

5. Làm gì để phòng ngừa dị vật đường thở trẻ em? 

  • Chọn thời điểm thích hợp cho trẻ nhỏ bắt đầu tiếp xúc với thức ăn. Nếu bạn cho trẻ ăn đồ ăn cứng trước khi trẻ hình thành được kĩ năng nuốt thì rất dễ có khả năng trẻ bị nghẹn. Chờ đến khi trẻ đủ 4 tháng tuổi thì hãy cho ăn dặm nhé .
  • Chuẩn bị và cắt nhỏ thức ăn cho trẻ dễ nuốt. 
  • Giám sát giờ ăn của trẻ. Không nên để trẻ chơi, chạy giỡn trong khi ăn. Nhắc trẻ nhai kĩ và nuốt thức ăn trước khi nói. Không để trẻ ném đồ ăn lên cao rồi hứng đồ ăn lại bằng miệng. Không cho trẻ nhét quá nhiều đồ ăn vào miệng một lúc. Nhiều trường hợp dị vật đường thở trẻ em là do trẻ lớn đút thức ăn không an toàn cho trẻ nhỏ hơn. 
  • Đánh giá kĩ lưỡng các loại đồ chơi của trẻ. Đừng cho trẻ nhỏ chơi với bóng bay. Bóng bay có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm khi bóng bị xì hơi hoặc liên quan đến những mảnh cao su của quả bóng bay bị vỡ. Những trái banh nhỏ, viên bi, đồ chơi có mảnh nhỏ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Đồ chơi được cho là quá nhỏ khi mà chúng có thể lọt qua lõi cuộn giấy vệ sinh dễ dàng. Khi mua đồ chơi, bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng theo độ tuổi và thường xuyên kiểm tra chất lượng đồ chơi của bé. 
  • Để những đồ vật nguy hiểm xa khỏi tầm tay của trẻ. Có những đồ vật hàng ngày có khả năng gây ra dị vật đường thở trẻ em như: đồng xu, pin cúc áo, xúc xắc và nắp bút bi. 

Trẻ em rất vui và hiếu động trong những ngày Tết. Việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ sẽ giúp cho trẻ và cả gia đình có những ngày nghỉ lễ thật trọn vẹn. Hi vọng qua bài viết trên, các bậc cha mẹ đã có thêm những hiểu biết về dị vật đường thở trẻ em ngày Tết. Chúc mọi người có một năm mới nhiều niềm vui và đầy sức khỏe. 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống