Sẹo giác mạc: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

VPĐD:

Sẹo giác mạc là một tình trạng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực, thậm chí là mù hoàn toàn. Sẹo giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân. Vậy sẹo giác mạc là gì? Đâu là nguyên nhân gây ra sẹo giác mạc? Làm thế nào để phòng ngừa? 

Sẹo giác mạc là gì?

Giác mạc (Cornea) là một lớp màng trong suốt chiếm 1/5 trước của lớp vỏ ngoài cùng nhãn cầu. Giác mạc có tác dụng bảo vệ mắt khỏi các dị vật. Kèm theo đó là việc kiểm soát ánh sáng đi vào mắt giúp tập trung tầm nhìn. 

Bình thường giác mạc có khả năng đàn hồi và có thể lành lại sau những vết trầy xước nhỏ trên lớp biểu mô. Tuy nhiên, đối với những tổn thương giác mạc sâu làm ảnh hưởng các lớp tiếp theo (lớp Bowman và lớp mô đệm) thì lại có thể dẫn đến sẹo giác mạc.

Nguyên nhân gây sẹo giác mạc 

Nguyên nhân gây sẹo giác mạc (SGM) có thể là những tổn thương giác mạc do chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh lý về mắt khá. Dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa ở mắt bị ảnh hưởng. Những nguyên nhân phổ biến gây ra sẹo giác mạc mà bạn đọc cần chú ý là:

Trầy xước, tổn thương giác mạc 

Những vết trầy xước giác mạc do sử dụng kính áp tròng không đúng cách cũng có thể gây ra SGM. Hay những tổn thương giác mạc do dị vật rơi vào mắt, các chấn thương khác cũng có thể là nguyên nhân. 

Loét giác mạc

Nếu vết loét giác mạc sâu và xâm nhập vào được lớp Bowman’s và lớp mô đệm của giác mạc thì hoàn toàn có thể để lại sẹo. 

Nhiễm trùng

Những bệnh lý nhiễm trùng ở mắt do các tác nhân như vi khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng. Nếu tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến lớp Bowman’s và lớp mô đệm của giác mạc thì hoàn toàn có thể để lại sẹo.  

Loạn dưỡng giác mạc 

Một số loại loạn dưỡng giác mạc cũng có thể là nguyên nhân gây ra sẹo giác mạc. Điển hình như loạn dưỡng màng đáy biểu mô (EBMD) là một loại loạn dưỡng giác mạc đặc trưng bởi sự ăn mòn giác mạc. Bệnh rất hay tái phát nhiều lần từ đó gây SGM. 

Triệu chứng của sẹo giác mạc 

Khi bị sẹo giác mạc, các bệnh nhân có thể cực kỳ đau đớn. Các triệu chứng của SGM có thể kể đến như: 

  • Mắt đau nhói 
  • Nhìn mờ, giảm thị lực bên bị ảnh hưởng hay cả 2 mắt 
  • Mắt hay có cảm giác nóng rát
  • Cảm giác có dị vật trong mắt, cộm mắt
  • Đỏ mắt 
  • Sưng mí mắt 
  • Chảy nước mắt 
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng) 
  • …..
Sẹo giác mạc: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Triệu chứng của sẹo giác mạc

Chẩn đoán sẹo giác mạc

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào các chấn thương mắt, các triệu chứng và bệnh sử của bạn gần đây. 

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt với các dụng cụ như đèn khe (kính hiển vi khám mắt) hoặc kính soi đáy mắt, nhuộm Fluorescein,… để giúp chẩn đoán bệnh từ đó có hướng xử trí phù hợp 

Sẹo giác mạc có nguy hiểm không? 

SGM cực kì nguy hiểm do ảnh hưởng đến thị lực rất nhiều. Các tổn thương trên giác mạc sẽ khiến giác mạc ngày càng mờ đục và thậm chí là dẫn đến mù lòa. 

Chính vậy nếu các bạn bị dị vật rơi vào mắt. Hay có các triệu chứng và nghi ngờ mình bị sẹo giác mạc thì các bạn nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Sẹo giác mạc: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
SGM là một tình trạng rất nguy hiểm cho mắt

Các phương pháp giúp điều trị sẹo giác mạc

Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bạn để đưa ra phương pháp điều trị sẹo giác mạc hiệu quả nhất. Đối với những vết sẹo trên bề mặt giác mạc thì có thể được xủ lý với phương pháp điều trị bằng Laser. Còn với những vết sẹo sâu hơn thì có thể cần phải phẫu thuật ghép giác mạc. 

Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật ghép giác mạc, trong đó phần giác mạc bị hỏng được thay thế bằng mô hiến tặng
  • Phẫu thuật bằng laser, để điều trị các vết sẹo trên giác mạc (nhỏ hơn 100 micron).
  • Giác mạc nhân tạo, phần giác mạc bị hỏng được thay thế bằng sự kết hợp của mô hiến tặng và vật liệu tổng hợp

Các phẫu thuật giác mạc đa phần đều có tỷ lệ thành công khá cao. Do giác mạc không có mạch máu nên nguy cơ thải ghép cũng khá thấp. 

Tuy nhiên sau khi điều trị phẫu thuật ghép giác mạc thì khả năng phục hồi thị lực còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. 

Sẹo giác mạc: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Các phương pháp điều trị SGM

Nên làm gì để phòng ngừa sẹo giác mạc

Như các bạn đã thấy ở trên thì việc điều trị sẹo giác mạc tương đối khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy “phòng bệnh hơn chữa bệnh” các bạn có thể thực hiện một số việc rất đơn giản để phòng ngừa bệnh như: 

  • Điều trị sớm các bệnh viêm loét giác mạc. Hạn chế để bệnh tiến triển thành sẹo
  • Nếu nơi làm việc của bạn có nhiều dị vật như bụi kim loại, bụi gỗ,… dễ rơi vào mắt thì bạn nên sử dụng các loại kính bảo hộ phù hợp tại nơi làm việc. 
  • Hạn chế sử dụng kính áp tròng. Nếu sử dụng thì phải luôn rửa tay thật sạch trước khi đeo và dùng kính áp tròng đảm bảo chất lượng
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giúp cung cấp Vitamin A
  • Nếu có dị vật rơi vào mắt thì nên đến các cơ sở y tế để được xử lí đúng cách. 
  • Nếu có các triệu chứng về mắt thì cần nhanh chóng đến bác sĩ để được điều trị phù hợp. Tránh để bệnh tiến triển 

Nhìn chung thì sẹo giác mạc là một trong những tình trạng bệnh lý mà mọi người cần chú ý. Để có thể hạn chế các nguyên nhân chấn thương hay bệnh lý có thể dẫn đến sẹo. Để từ đó mọi người có thể luôn có một đôi mắt khỏe mạnh. 

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần
Hình ảnh tin tức Nên đeo bao cao su lúc nào khi quan hệ? Cách đeo bao cao su đúng cách
Sử dụng bao cao su để ngừa thai và bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục là một phương pháp phổ biến. Nhưng nên đeo bao cao su