Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung? Làm sao phòng ngừa hiệu quả?

Tử cung là một cơ quan thuộc hệ sinh sản nữ, được cố định bên trong khung chậu bằng nhiều cơ, mô và dây chằng khác nhau. Tuy nhiên, quá trình mang thai và sinh con thường khiến các cơ, dây chằng vùng

Tử cung là một cơ quan thuộc hệ sinh sản nữ, được cố định bên trong khung chậu bằng nhiều cơ, mô và dây chằng khác nhau. Tuy nhiên, quá trình mang thai và sinh con thường khiến các cơ, dây chằng vùng chậu giãn ra và yếu đi dẫn đến khó nâng đỡ được tử cung. Do đó, có không ít mẹ bỉm phải đối mặt với tình trạng tử cung bị sa trễ sau sinh. Chính vì điều này mà nhiều chị em không tránh khỏi lo lắng liệu sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?

Thực chất, sa tử cung nhẹ là tình trạng thường gặp sau khi sinh con. Nếu sa tử cung mức độ trung bình đến nặng, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng rất khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, các mẹ sau sinh cần chủ động tìm hiểu về vấn đề này để biết cách phòng ngừa hoặc đi khám kịp thời nhé! 

Sa tử cung sau sinh là gì?

Phụ nữ sau sinh và phụ nữ trong độ tuổi trung niên từ 50 đến 79 tuổi là những đối tượng có nguy cơ bị sa tử cung hoặc sa trễ bất kỳ cơ quan nào khác ở vùng chậu. Vậy trước khi tìm hiểu sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không, hãy khám phá những thông tin tổng quan mà bạn cần biết về tình trạng sa tử cung, đặc biệt là sau khi sinh.

1. Sa tử cung là gì?

Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung? Làm sao phòng ngừa hiệu quả?

Sa tử cung hoặc còn gọi là sa sinh dục, sa dạ con… Đây là tình trạng xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và suy yếu, không nâng đỡ được tử cung khiến cơ quan này bị tụt xuống sa vào trong âm đạo. Sa tử cung thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh nhưng nhiều chị em không thể nhận biết nếu mới trải qua lần đầu hoặc chỉ bị sa tử cung ở mức độ nhẹ.

Sa tử cung có nhiều giai đoạn. Trường hợp bạn bị sa tử cung ở mức độ trung bình đến nặng thì có thể nhận thấy một số triệu chứng như:

  • Cảm thấy căng tức hoặc nặng nề ở vùng chậu
  • Nhìn thấy hoặc cảm thấy khối mô sa ra ngoài từ âm đạo
  • Tiểu không tự chủ, rò rỉ nước tiểu, cảm giác không thể làm rỗng bàng quang sau khi đi tiểu
  • Áp lực, khó chịu ở xương chậu hoặc lưng dưới
  • Cảm giác như ngồi trên trái bóng do mô phình ra khỏi âm đạo
  • Gặp vấn đề khi quan hệ tình dục, chẳng hạn như thấy đau, khó chịu khi quan hệ, âm đạo “lỏng lẻo”…

2. Những ai có nguy cơ bị sa tử cung sau sinh?

Trong thai kỳ, sàn chậu của mẹ bầu trở nên yếu hơn do tác động từ trọng lượng của em bé và hormone relaxing làm giãn các dây chằng, đặc biệt là trong những tháng cuối, nhằm giúp quá trình chuyển dạ sinh con trở nên dễ dàng hơn. Khi cơ sàn chậu và các mô nâng đỡ tử cung trở nên yếu đi, mẹ sau sinh có nhiều nguy cơ bị sa tử cung, đặc biệt là trong những trường hợp như:

  • Mẹ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba)
  • Mẹ sinh con qua ngả âm đạo, đặc biệt là sinh em bé quá lớn
  • Phụ nữ lớn tuổi sinh con lần đầu
  • Quá trình chuyển dạ khó khăn, giai đoạn rặn khi sinh kéo dài
  • Mang vác vật nặng sau sinh thường xuyên
  • Tập thể dục cường độ cao sau sinh khi cơ thể và cơ quan sinh dục chưa phục hồi hoàn toàn.

Bạn có thể quan tâm:

Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung? Bị sa tử cung sau sinh có tự khỏi không?

Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung? Làm sao phòng ngừa hiệu quả?

Như đã đề cập, việc mang thai sinh con luôn là một trong những yếu tố góp phần gây ra tình trạng sa tử cung ở phụ nữ. Sau đây sẽ là thông tin giải đáp cho những thắc mắc phổ biến về sa tử cung sau sinh được nhiều mẹ quan tâm.

1. Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?

Mặc dù không có bằng chứng cụ thể cho thấy việc đi lại nhiều sau sinh sẽ gây sa tử cung nhưng các mẹ vẫn không nên chủ quan, đặc biệt là đối với việc vận động mạnh, khiêng vác vật nặng… sau sinh. Cơ sàn chậu cũng như những cơ khác, vẫn có thể gặp các vấn đề như cơ bị yếu đi, căng giãn quá mức… Khi bạn mang thai và sinh con, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ sàn chậu trở nên yếu đi, không còn nâng đỡ tử cung được như trước và cần thời gian để phục hồi.

Vì vậy, một số hoạt động như đi lại nhiều, đứng quá lâu, khiêng vác vật nặng thường xuyên hoặc tập các bài tập cường độ mạnh quá sớm sau sinh đều không được các chuyên gia, bác sĩ khuyến khích. Bởi vì đây là những hoạt động có thể gây mệt mỏi, căng cơ, đặc biệt là gây áp lực cho sàn chậu chưa hồi phục hoàn toàn sau sinh, các cấu trúc giải phẫu chưa trở lại vị trí cũ nên dễ làm tăng nguy cơ bị sa tử cung.

Thông thường, các mẹ sau khi mới sinh chỉ nên đi lại, vận động nhẹ nhàng khi cơ thể đã sẵn sàng. Mẹ có thể bắt đầu với việc đi bộ chậm rãi trong thời gian ngắn rồi mới tăng dần lên. Đối với các hoạt động cường độ mạnh hơn như chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu… thì mẹ nên đợi ít nhất 12 tuần hoặc lâu hơn mới thực hiện.

2. Sa tử cung sau sinh có tự khỏi không?

Câu trả lời đối với vấn đề này là sa tử cung sau sinh không thể tự khỏi. Tuy nhiên, việc điều trị như thế nào sẽ tùy thuộc vào mức độ sa tử cung và không phải lúc nào cũng cần đến phẫu thuật. Thông thường, đối với trường hợp sa tử cung thể nhẹ và không có triệu chứng, các bác sĩ thường lựa chọn theo dõi để ngăn tình trạng này không trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với một số trường hợp điều trị sa tử cung sau sinh không phẫu thuật, bác sĩ có thể đề xuất áp dụng vật lý trị liệu (chẳng hạn như bài tập Kegel), đặt vòng nâng cổ tử cung…

Mách nhỏ các biện pháp giúp ngăn ngừa sa tử cung sau sinh

Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung? Làm sao phòng ngừa hiệu quả?

Mặc dù không có biện pháp chắc chắn, đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ bị sa tử cung sau sinh tuyệt đối nhưng việc áp dụng một số lời khuyên sau đây có thể giúp mẹ giảm nguy cơ mắc phải tình trạng này:

  • Mẹ sau sinh nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh nâng vật nặng thường xuyên, tránh tập thể dục cường độ mạnh quá sớm… Thay vào đó, mẹ chỉ nên vận động, đi lại nhẹ nhàng và chọn các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe khi đã sẵn sàng.
  • Áp dụng các phương pháp giảm cân an toàn, lành mạnh nếu mẹ bị thừa cân.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là giàu chất xơ, uống nhiều nước để tránh táo bón.
  • Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu, ví dụ như bài tập Kegel sau sinh.
  • Không nên hút thuốc lá sau sinh (nếu từng có thói quen này).
  • Chú ý ngăn ngừa cảm lạnh, ho… vì ho nhiều có thể gây áp lực lên vùng chậu và tăng nguy cơ sa tử cung, đặc biệt là đối với mẹ sau sinh.

Bạn có thể quan tâm:

“Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?” là một trong những vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Mặc dù việc đi lại, vận động sau sinh không trực tiếp gây sa tử cung nhưng các mẹ vẫn nên chú ý phòng ngừa vì cơ sàn chậu sau sinh đang yếu, không thể nâng đỡ tử cung tốt như trước. Trong trường hợp mẹ nhận thấy các triệu chứng khó chịu ở vùng âm đạo, nghi ngờ có liên quan đến tình trạng sa tử cung sau sinh thì nên nhanh chóng đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị hiệu quả.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan