Rung nhĩ: Điều trị và cách phòng ngừa

Trong tình trạng rung nhĩ, nếu chúng thoáng qua thì có thể sẽ không cần điều trị. Nhưng nếu nó kéo dài liên tục hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng thì bắt buộc bạn phải tới gặp bác sĩ. Lúc này bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh của bạn và đưa ra các điều trị tối ưu. Các phương pháp điều trị như thuốc, các thủ thuật không phẫu thuật và phẫu thuật có thể làm chậm nhịp tim. Giúp đưa nó trở lại nhịp điệu bình thường. Điều trị rung nhĩ cũng ngăn ngừa hình thành cục máu đông và giúp giữ cho trái tim khỏe mạnh.

1. Điều trị bằng thuốc

Những thuốc này có thể ngăn ngừa cục máu đông và đột quỵ, làm chậm nhịp tim và kiểm soát nhịp tim của bạn.

1.1. Thuốc kháng đông

Những loại thuốc này làm loãng máu của bạn để giảm nguy cơ tạo cục máu đông. Nhưng chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Do vậy bắt buộc phải sử dụng dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ. Chúng bao gồm:
– Apixaban
– Aspirin
– Clopidogrel
– Dabigatran
– Enoxaparin
– Heparin
– Rivaroxaban
– Warfarin
thuốc kháng đông có thể khiến bạn dễ bị bầm tím hoặc chảy máu quá nhiều. Bạn cần gặp bác sĩ để xét nghiệm máu mỗi tháng. Việc này đảm bảo thuốc đang hoạt động và bạn đang dùng đúng liều.

Rung nhĩ: Điều trị và cách phòng ngừa
Rung nhĩ: Điều trị và cách phòng ngừa
Bầm máu do thuốc kháng đông.

1.2. Thuốc điều trị nhịp tim

Cách phổ biến nhất để điều trị rung tâm nhĩ là dùng thuốc kiểm soát nhịp. Những thuốc này làm chậm nhịp tim đang đập nhanh của bạn để tim có thể bơm tốt hơn. Một số thuốc trong nhóm beta-blockers và digoxin được sử dụng cho mục đích này. Ví dụ như:

– Atenolol
– Bisoprolol
– Carvedilol
– Metoprolol
– Propranolol
– Timolol
Một số thuốc khác được gọi là thuốc chẹn kênh canxi. Chúng cũng có thể làm chậm nhịp tim của bạn và làm giảm các cơn co thắt. Ví dụ như:Diltiazem, Verapamil.

1.3. Thuốc điều hòa hoạt điện của tim(thuốc chống rối loạn nhịp)

Thuốc làm chậm các tín hiệu điện để đưa nhịp tim trở lại nhịp xoang bình thường.
 Nhóm thuốc chẹn kênh natri, làm chậm khả năng dẫn điện của tim:Flecainide, Propafenone,Quinidin
 Nhóm thuốc chẹn kênh kali, làm chậm các tín hiệu điện gây ra rung nhĩ: Amiodarone, Dofetilide, Sotalol
Những thuốc này bắt buộc phải sử dụng dưới sự kiểm soát của bác sĩ.

Rung nhĩ: Điều trị và cách phòng ngừa
Đường màu đỏ là nhịp tim trước khi sử dụng thuốc. Đường màu vàng là sau khi sử dụng thuốc. Thuốc làm cho nhịp chậm lại.

2. Thủ thuật điều trị rung nhĩ

Nếu thuốc không có tác dụng hoặc chúng gây ra tác dụng phụ. Bác sĩ có thể thử một trong hai phương pháp là sốc điện chuyển nhịp hoặc đốt điện.Đây là biện pháp không cần phẫu thuật.

2.1. Sốc điện chuyển nhịp

Bác sĩ sẽ sốc điện để điều hòa nhịp tim. Họ sẽ sử dụng miếng dán được gọi là điện cực lên ngực của bạn. Đầu tiên, bạn sẽ nhận được thuốc để khiến bạn ngủ thiếp đi. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt điện cực lên ngực và đôi khi là lưng của bạn. Những thứ này sẽ khiến bạn bị điện giật nhẹ để nhịp tim trở lại bình thường. Thủ thuật này có thể làm trong ngày và có thể về nhà cùng ngày.

Rung nhĩ: Điều trị và cách phòng ngừa
Sốc điện.

2.2. Đốt điện

Bác sĩ của bạn đặt một ống mỏng, linh hoạt vào mạch máu ở chân hoặc cổ của bạn. Sau đó họ đẩy ống đến tim của bạn. Khi nó đến khu vực mà gây ra rối loạn nhịp tim, nó sẽ gửi tín hiệu điện phá hủy các tế bào đó. Các mô được điều trị giúp nhịp tim của bạn đều đặn trở lại.

2.3. Máy điều hòa nhịp tim

Nhưng nếu bạn bị rung nhĩ và tim bạn đập quá chậm, bác sĩ có thể đề nghị một máy điều hòa nhịp. Nó phát ra các xung điện thay thế cho các hỗn hợp, để trái tim bạn đập đúng nhịp. Bạn cũng có thể cần máy này nếu bạn bị rung nhĩ và suy tim xung huyết.

Rung nhĩ: Điều trị và cách phòng ngừa
Máy điều hòa nhịp tim được gắn trực tiếp vào cơ thể.

3. Bạn có thể làm gì để giảm thiểu tình trạng này?

Ăn ít chất béo. Tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và muối để giúp kiểm soát huyết áp và mức cholesterol. Điều này cũng sẽ bảo vệ các mạch máu của bạn.

Hạn chế cafein, cà phê, trà, nước tăng lực và sô cô la. Những loại này có thể làm cho trái tim của bạn đập nhanh hơn.
Cắt giảm rượu. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông, rượu có thể khiến bạn chảy máu nhiều.

Bạn vẫn có thể tập thể dục khi bị bệnh này. Duy trì hoạt động sẽ giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ và khiến trái tim bạn mạnh mẽ hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn bắt đầu bất kỳ chương trình thể dục nào để đảm bảo hoạt động này an toàn cho bạn.Hỏi bác sĩ làm thế nào để xử lý cơn rung nhĩ trong khi tập thể dục.

Kiểm soát cân nặng của bạn. Để kiểm soát tình trạng của bạn, hãy cố gắng giảm ít nhất 10% trọng lượng cơ thể bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục nếu bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng đã nói với bạn rằng bạn bị béo phì.

Bỏ thuốc lá. Chất nicotine trong thuốc lá có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn. Hút thuốc cũng làm hỏng mạch máu của bạn và làm tăng cơ hội mắc bệnh tim và đau tim.

Kiểm soát căng thẳng. Căng thẳng có thể kích hoạt các cơn rung nhĩ. Khi bạn cảm thấy lo lắng, hãy thử các kỹ thuật thư giãn như: Thở sâu ,mát xa, thiền,Yoga.

Hy vọng qua bài viết, giúp bạn phần nào hiểu được các phương pháp điều trị và một số phương pháp để có thể giảm thiểu tình trạng này.

Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm

 

 

 

 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan