Rỗng tủy sống: Nguyên nhân, chẩn đoán và các phương pháp điều trị

Rỗng tủy sống là một bệnh mạn tính không thường gặp ở tủy sống. Bệnh do trong đoạn tủy sống hình thành một hốc rỗng ở trung tâm chất xám chứa dịch não tủy. Dịch tích lại hình thành các khoang hoặc nang hốc phát triển lớn dần và gây huỷ hoại tuỷ. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh thường ảnh hưởng đến gáy, vai, cánh tay và bàn tay. Triệu chứng bao gồm yếu cơ, teo cơ và mất phản xạ gân cơ. Đôi khi mất nhận cảm đau hoặc nóng lạnh, đặc biệt là ở bàn tay.

1. Tổng quan về bệnh rỗng tủy sống

Rỗng tủy sống là sự phát triển của một u nang chứa đầy chất lỏng trong tủy sống. Theo thời gian, nang dịch có thể phình to, làm hỏng tủy sống và gây đau, yếu, cứng khớp,….

Bệnh rỗng tủy sống do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đều liên quan đến tình trạng mô não nhô vào trong ống sống của người bệnh. Bệnh lý này hay còn gọi là dị tật Chiari. Các nguyên nhân khác của rỗng tủy sống bao gồm: khối u tủy sống, chấn thương tủy sống, tổn thương do viêm quanh tủy sống.

Nếu bệnh rỗng tủy sống không gây ra triệu chứng, việc theo dõi tình trạng bệnh vẫn rất cần thiết. Tuy nhiên trong trường hợp có biểu hiện triệu chứng và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, người bệnh sẽ cần đến phẫu thuật.

Rỗng tủy sống: Nguyên nhân, chẩn đoán và các phương pháp điều trị

2. Biểu hiện và triệu chứng của bệnh rỗng tủy sống

Các triệu chứng rỗng tủy sống thường phát triển chậm theo thời gian. Đối với nguyên nhân do dị tật Chiari, triệu chứng thường khởi phát ở độ tuổi từ 25 đến 40. Trong một số trường hợp, ho hoặc tình trạng căng thẳng có thể kích hoạt các triệu chứng của rỗng tủy sống, mặc dù không gây ra bệnh này.

Các dấu hiệu của rỗng tủy sống thường ảnh hưởng đến lưng, vai, cánh tay hoặc chân, bao gồm:

  • Teo cơ. Xuất hiện ở cả hai bên, thường không đối xứng và bắt đầu ở những cơ của bàn tay (bàn tay khỉ, bàn tay có vuốt, bàn tay nhà thuyết giáo).
  •  Teo da, thân nhiễm tầng chân bì, loét (chín mé không đau Morvan).
  •  Bệnh khớp do thần kinh xảy ra ở chi trên.
  • Mất phản xạ gân: xảy ra sớm và ở chi trên.
  • Mất nhạy cảm với đau và nhiệt độ
  • Nhức đầu
  • Cứng khớp ở lưng, vai, cánh tay và chân
  • Đau ở cổ, cánh tay và lưng
  • Cong vẹo cột sống

3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bệnh rỗng tủy sống nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, làm mất khả năng hoạt động. Bạn nên gọi bác sĩ nếu bạn:

  • Bị yếu cơ, tê hoặc mất cảm giác (cảm giác sờ chạm hoặc nhiệt độ).
  • Bị đau đầu hay xuất hiện triệu chứng mới sau phẫu thuật.
  • Chấn thương cột sống.

Xem thêm bài viết vềChấn thương cột sống

Nếu bạn bị chấn thương cột sống, hãy theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của rỗng tủy sống. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện muộn sau vài tháng tới nhiều năm từ khi xảy ra chấn thương.

4. Tại sao chúng ta lại mắc bệnh rỗng tủy sống?

Rỗng tủy sống: Nguyên nhân, chẩn đoán và các phương pháp điều trị

Không rõ bằng cách nào và tại sao bệnh rỗng tủy sống lại xảy ra. Khi nó tiến triển, dịch não tủy – một chất lỏng bao quanh, chức năng đệm và bảo vệ não, tủy sống tích tụ trong chính tủy sống, tạo thành một u nang chứa đầy chất lỏng.

Một số điều kiện và bệnh lý có thể dẫn đến bệnh rỗng tủy sống, bao gồm:

  • Dị tật Chiari. Đây là tình trạng mô não nhô vào ống sống của bạn
  • Viêm màng não, viêm màng bao quanh não và tủy sống của bạn
  • Khối u tủy sống. Có thể can thiệp vào lưu thông bình thường của dịch não tủy, gây tắc nghẽn dịch não tủy.
  • Các tình trạng hiện tại lúc sinh. Dây sống bị cột lại, do mô sẹo gắn vào tủy sống làm hạn chế chuyển động của nó.
  • Chấn thương tủy sống. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng sau vài tháng hoặc nhiều năm từ lúc chấn thương.

5. Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nào?

Ở một số người, Rỗng tủy sống có thể tiến triển và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp khác, người bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng.

Các biến chứng có thể xảy ra khi u nang  mở rộng hoặc khi nó làm tổn thương dây thần kinh trong tủy sống.Thường gặp các biến chứng  bao gồm:

  • Cột sống xuất hiện đường cong bất thường (vẹo cột sống)
  • Đau mãn tính do tổn thương tủy sống
  • Khó vận động, chẳng hạn như yếu và cứng cơ bắp chân có thể ảnh hưởng đến việc đi lại
  • Tê liệt

6. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp nào?

Trước tiên người bệnh sẽ được thăm khám toàn diện và hỏi về các tình trạng y khoa trước đây. Trong một số trường hợp, bệnh rỗng tủy sống có thể được phát hiện tình cờ trong khi chụp MRI cột sống, CT vì những lý do khác.

Nếu nghi ngờ mắc bệnh rỗng tủy sống, người bệnh được làm cho các xét nghiệm như:

  • MRI cột sống và tủy sống là công cụ đáng tin cậy nhất và là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh rỗng tủy sống. MRI sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết về cột sống và tủy sống của bạn. Nếu một u nang đã phát triển trong tủy sống, bác sĩ sẽ có thể nhìn thấy nó trên MRI.
  • Trong một số trường hợp, chuyên gia sẽ tiêm thuốc nhuộm vào mạch máu ở háng của người bệnh. Thuốc đi qua các mạch máu đến cột sống và bộc lộ các khối u hay các bất thường khác.
  • Chụp CT. Phương tiện sử dụng một loạt các tia X để dựng hình chi tiết về cột sống và tủy sống. Nó có thể bộc lộ các khối u hoặc các bệnh lý cột sống khác.

Điều trị cho bệnh rỗng tủy sống phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, sự tiến triển các triệu chứng.

7. Theo dõi điều trị như thế nào?

Điều trị nội khoa chỉ có thể điều trị triệu chứng. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh và tình trang, tuổi cũng như các triệu chứng của người bệnh. Nếu không được phẫu thuật, bệnh rỗng tuỷ sống thường dẫn đến yếu tay và chân tiến triển, mất cảm giác bàn tay và đau, yếu mạn tính.

Bệnh nhân không có triệu chứng có thể không cần điều trị. Thay vào đó, họ nên được theo dõi bằng MRI định kỳ và kiểm tra thần kinh. Người già, bệnh nặng mạn tính không thể chịu được cuộc phẫu thuật có thể chỉ cần theo dõi chặt chẽ.

8. Phương pháp và mục tiêu phẫu thuật trong bệnh rỗng tủy sống

Nếu bệnh rỗng tủy sống gây ra các dấu hiệu và triệu chứng, ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Hoặc các dấu hiệu và triệu chứng nhanh chóng xấu đi, người bệnh có thể cần đến phẫu thuật.

Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ áp lực nang dịch lên tủy sống và khôi phục dòng chảy bình thường của dịch não tủy. Điều này có thể giúp cải thiện các triệu chứng và chức năng hệ thống thần kinh của người bệnh. Phương pháp phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh rỗng tủy sống.

9. Để giảm áp lực lên não và tủy sống, các lựa chọn phẫu thuật gồm:

Điều trị dị tật Chiari. Nếu bệnh rỗng tủy sống gây ra bởi dị tật Chiari, phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần xương nhỏ ở phía sau hộp sọ. Điều này làm giảm áp lực lên não và tủy sống, khôi phục dòng chảy bình thường của dịch não tủy và cải thiện bệnh rỗng tủy sống.

Thoát nước nang dịch. Bác sĩ sẽ phẫu thuật chèn một hệ thống thoát nước, được gọi là shunt giữ cho chất lỏng từ nang dịch chảy theo hướng mong muốn. Một đầu của ống được đặt trong nang dịch, và đầu kia được đặt ở một khu vực khác trên cơ thể như bụng của người bệnh.

Loại bỏ các tắc nghẽn. Nếu một cái gì đó như khối u hoặc xương phát triển trong tủy sống và cản trở dòng chảy của dịch não tủy thì phẫu thuật loại bỏ tắc nghẽn là cần thiết

Điều chỉnh các bất thường trong cột sống. Nếu một bất thường cột sống đang cản trở dòng chảy của dịch não tủy, phẫu thuật để sửa nó. Chẳng hạn như giải phóng một dây sống bị cột, có thể khôi phục dòng chảy  dịch não tủy và cho phép nang dịch chảy ra.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là phẫu thuật không phải lúc nào cũng khôi phục dòng chảy của dịch não tủy và nang dịch có thể vẫn còn, mặc dù đã nỗ lực để rút dịch từ nó.

10. Theo dõi, chăm sóc bệnh nhận mắc rỗng ống tủy

Bệnh rỗng tủy sống có thể tái phát sau phẫu thuật. Người bệnh sẽ cần kiểm tra tái khám thường xuyên, làm MRI định kỳ, để đánh giá kết quả phẫu thuật.

Nang dịch có thể phát triển theo thời gian, do đó cần điều trị bổ sung. Ngay cả sau khi điều trị, một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rỗng tủy sống vẫn có thể tồn tại, vì nang dịch có thể gây tổn thương tủy sống và thần kinh vĩnh viễn.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Các bước sau đây có thể giúp giảm hậu quả của bệnh rỗng tủy sống.

  • Hạn chế các hoạt động có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn
  • Tránh nâng vật nặng, hoặc các động tác đặt lực vào cột sống.

Cân nhắc vật lý trị liệu

Nếu bệnh rỗng tủy sống gây ra các vấn đề về thần kinh làm giảm khả năng vận động và hoạt động, chẳng hạn như yếu cơ, đau, mệt mỏi hoặc cứng khớp. Người bệnh sẽ cần đến các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp giảm các triệu chứng này.

Kiểm soát cơn đau mãn tính

Nếu bệnh rỗng tủy sống gây ra tình trạng đau mãn tính, hãy nói chuyện với bác sĩ  để lựa chọn điều trị. Nhiều trung tâm y tế có bác sĩ chuyên quản lý đau hiệu quả.

Sống chung với bệnh rỗng tủy sống và các biến chứng của nó là một thách thức to lớn. Sẽ thật đáng quý nếu có một người để nói chuyện, cho dù là một người bạn, cố vấn hoặc nhà trị liệu. Không những vậy, bạn có thể tìm thấy sự chia sẻ và khuyến khích trong một nhóm hỗ trợ bệnh rỗng tủy sống. Các nhóm hỗ trợ cung cấp một diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm và lời khuyên hữu ích cho những người mắc bệnh rỗng tủy sống.

Trên đây Youmed đã cung cấp cho bạn thông tin về bệnh rỗng tủy sống, mong rằng nó sẽ giúp bạn và gia đình nhận biết và phòng tránh bệnh.

Bác sĩ NGUYỄN LÂM GIANG

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong