Rối loạn phản ứng gắn bó: Tại sao trẻ luôn thờ ơ với cha mẹ?

Rối loạn phản ứng gắn bó là hệ quả của những trải nghiệm tâm lý tiêu cực của trẻ với người chăm sóc. Cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu và nguy cơ mắc rối loạn phản ứng gắn bó. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tiên lượng của bệnh sẽ cải thiện đáng kể.

1. Rối loạn phản ứng gắn bó là gì?

Rối loạn phản ứng gắn bó là một tình trạng bệnh hiếm gặp nhưng rất nặng. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ không thể hình thành mối quan hệ với người thân theo hướng tích cực. Rối loạn này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi nhu cầu thiết yếu của trẻ không được đáp ứng. Nhu cầu của trẻ gồm sự thoải mái, sự thấu hiểu cũng như sự nuôi dưỡng. Vì thế trẻ không thể thiết lập mối quan hệ ổn định với mọi người.

Trẻ em mắc hội chứng này nếu được điều trị vẫn có thể tái hình thành phản ứng gắn bó. Từ đó trẻ sẽ tạo được các mối quan hệ ổn định, lành mạnh với cha mẹ. Điều trị sẽ bao gồm liệu pháp tâm lý, giáo dục, cũng như tăng các tương tác tích cực giữa những người trong gia đình. Nhờ vậy sẽ tạo nên môi trường ổn định, đầy sự yêu thương cho trẻ.

Rối loạn phản ứng gắn bó: Tại sao trẻ luôn thờ ơ với cha mẹ?

Trẻ không thể hình thành mối quan hệ thân thiết với cha mẹ

2. Các triệu chứng có thể gặp ở trẻ:

Hội chứng này có thể xuất hiện ngay ở trẻ sơ sinh. Có rất ít nghiên cứu về các triệu chứng bệnh này trên trẻ nhỏ. Và vẫn chúng ta vẫn chưa rõ liệu rối loạn có xuất hiện ở trẻ lớn hơn 5 tuổi hay không.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Lo sợ, buồn bã không rõ nguyên nhân hay trẻ dễ kích động
  • Dáng vẻ buồn bã, bơ phờ
  • Không tìm kiếm cảm giác thoải mái hoặc không cảm thấy thoải mái
  • Không thể cười
  • Quan sát người khác kỹ nhưng không tương tác
  • Không thể kêu gọi giúp đỡ
  • Mất khả năng đáp trả bằng hành động
  • Không có hứng thú khi chơi các trò chơi tương tác.

3. Bạn nên đưa trẻ đi khám khi nào?

Hãy cân nhắc đưa con bạn đi khám ngay nếu trẻ có các dấu hiệu như trên. Tuy nhiên, một số rối loạn khác như rối loạn phổ tự kỷ cũng có những dấu hiệu tương tự, có thể gây nhầm lẫn. Do đó, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên về tâm thần nhi hay bác sĩ tâm lý ngay khi nghi ngờ.

4. Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn phản ứng gắn bó:

Để cảm thấy an toàn và tin tưởng, trẻ cần có môi trường sống ổn định và được quan tâm. Những nhu cầu cơ bản về cảm xúc và thể chất cần được đáp ứng liên tục. Hơn nữa cha mẹ cần thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với trẻ bằng cách tương tác bằng mắt, nụ cười.

Một đứa trẻ nếu không được đáp ứng nhu cầu trên hoặc không cảm thấy sự đồng cảm từ người chăm sóc có xu hướng không cần sự quan tâm. Do đó trẻ không thể hình thành mối quan hệ ổn định với người thân gia đình.

Thực sự không có nguyên nhân rõ ràng lí giải tại sao một số trẻ nhỏ mắc rối loạn phản ứng gắn bó trong khi một số người khác không mắc.

Rối loạn phản ứng gắn bó: Tại sao trẻ luôn thờ ơ với cha mẹ?

Một số yếu tố nguy cơ mắc rối loạn phản ứng gắn bó:

Nguy cơ tiến triển bệnh do sự thờ ơ của xã hội hoặc do trẻ không được tạo điều kiện để phát triển các mối quan hệ gắn bó. Do đó nghiên cứu cho thấy một số trẻ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Sống trong nhà nuôi dạy trẻ mồ côi.
  • Thường xuyên thay đổi môi trường sống hoặc người chăm sóc.
  • Cha mẹ mắc rối loạn tâm lý nghiêm trọng, có hành vi phạm tội hoặc nghiện chất. Do đó họ không đủ khả năng làm tròn nghĩa vụ cha mẹ.
  • Trẻ phải rời xa gia đình hay người giám hộ một thời gian dài (ví dụ như nằm viện dài ngày).

Tuy nhiên, đa số các trẻ em dù chịu sự thờ ơ nặng nề không tiến triển thành rối loạn trên.

5. Rối loạn phản ứng gắn bó có thể gây ra những hệ quả gì?

Nếu không được điều trị, rối loạn phản ứng gắn bó có thể kéo dài nhiều năm. Thậm chí bệnh này có thể gây hậu quả suốt đời.

Một số nghiên cứu cho rằng trẻ mắc rối loạn trên có xu hướng trở nên tàn nhẫn, vô cảm. Thậm chí một số trẻ sẽ có những hành vi nguy hại với người hoặc động vật xung quanh.

Chúng ta cần làm gì để phòng ngừa trẻ mắc hội chứng này?

Hiện này vẫn chưa có phương pháp nào chứng minh có thể ngăn ngừa rối loạn này. Tuy nhiên chúng ta cũng có rất nhiều cách để giảm nguy cơ trẻ mắc rối loạn phản ứng gắn bó. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được nuôi dạy trong một môi trường ổn định và đầy tình thương yêu. Đông thời trẻ cũng cần được đáp ứng những nhu cầu về cảm xúc và thể chất. Do đó, cha mẹ nên cân nhắc những gợi ý sau:

  • Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với trẻ, hãy tham gia một số hoạt động tình nguyện với trẻ em. Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia một số khóa học giúp cải thiện khó khăn của bạn. Thông qua những hoạt động đó, bạn có thể học được cách tương tác cũng như cách chăm sóc trẻ tốt hơn.
  • Chủ động tiếp cận trẻ bằng các trò chơi hay trò chuyện cùng trẻ. Ngoài ra bạn có thể giao tiếp bằng mắt với trẻ và mỉm cười.
  • Học cách hiểu tiếng khóc của trẻ. Bạn nên hiểu trẻ có các kiểu khóc khác nhau. Nhờ đó bạn sẽ đáp ứng những nhu cầu của trẻ một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
  • Đem lại cho trẻ cảm giác ấm áp và được quan tâm.
  • Sử dụng cả ngôn ngữ giao tiếp có lời và không lời. Ví dụ bạn nên thể hiện tình yêu thương với trẻ bằng những cử chỉ nét mặt hay giọng nói.

6. Các phương pháp chẩn đoán rối loạn phản ứng gắn bó

Bác sĩ sẽ phải đánh giá một cách cẩn thận, khám một cách kĩ lưỡng để chẩn đoán trẻ mắc loại rối loạn này.

Một số bước khám trẻ bao gồm:

  • Quan sát trực tiếp cách tương tác giữa trẻ và người chăm sóc
  • Xem xét chi tiết về những xu hướng hành vi của trẻ qua thời gian
  • Đánh giá hành vi của trẻ qua các tình huống khác nhau
  • Thông tin về sự tương tác của trẻ với người chăm sóc và người khác
  • Đặt câu hỏi về các tình huống xảy ra trong cuộc sống từ lúc mới sinh ra
  • Đánh giá năng lực và tính cách của người chăm sóc

Chẩn đoán phân biệt rối loạn phản ứng gắn bó với các bệnh khác:

Tuy nhiên, để chẩn đoán rối loạn này, bác sĩ cần phải xem xét và loại trừ một số rối loạn khác hay đánh giá xem trẻ có mắc bệnh nào đi kèm không, ví dụ như:

  • Khiếm khuyết khả năng tư duy
  • Các rối loạn điều chỉnh khác
  • Rối loạn tự kỷ
  • Rối loạn trầm cảm

7. Điều trị rối loạn phản ứng gắn bó:

Trẻ em mắc rối loạn phản ứng gắn bó được vẫn có thể hình thành lại mối quan hệ gắn bó. Tuy nhiên điều này bị cản trở bởi các hành vi trong trong đời sống trẻ.

Đa số các trẻ em đều năng động, sôi nổi. Điều này vẫn đúng ngay cả khi trẻ ít được quan tâm hay sống trong trại mồ côi. Can thiệp điều trị sớm cho trẻ có thể giúp cải thiện tiên lượng về sau.

Không có điều trị tiêu chuẩn nào cho chứng rối loạn này. Nhưng để điều trị thành công cần sự hợp của trẻ và cả người chăm sóc. Mục tiêu điều trị hướng đến gồm:

  • Có cuộc sống an toàn và ổn định
  • Phát triển tương tác tích cực cũng như thiết lập các mối quan hệ mật thiết với cha mẹ, người chăm sóc trẻ.

Các bước điều trị gồm:

  • Khuyến khích trẻ phát triển trong sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ
  • Hạn chế thay đổi người chăm sóc nhằm tăng cường sự gắn kết giữa người chăm sóc và trẻ
  • Tạo môi trường tích cực, kích thích tương tác với trẻ với môi trường xung quanh.
  • Đáp ứng nhu cầu được y tế cũng như nơi ở và sự an toàn cho trẻ một cách phù hợp.

Một số phương thức khác cũng có giúp ích trẻ và gia đình như:

  • Tư vấn tâm lý cá nhân và gia đình
  • Giáo dục người chăm sóc trẻ về tình trạng bệnh này
  • Các lớp học về kỹ năng làm cha mẹ

Rối loạn phản ứng gắn bó: Tại sao trẻ luôn thờ ơ với cha mẹ?

Cha mẹ dành thêm thời gian để quan tâm chăm sóc trẻ

Tóm lại, rối loạn phản ứng gắn bó là một bệnh lí hiếm gặp nhưng nặng nề. Bệnh lí này thường gặp ở những trẻ từng có những trải nghiệm tâm lý tiêu cực với người chăm sóc. Ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu như trên, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay nhé.

Bác sĩ Vũ Thành Đô

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Thuốc Oracortia có dùng được cho trẻ em không? Cách dùng ra sao?
Oracortia là thuốc giúp giảm viêm, sưng đau hiệu quả, thường được dùng để điều trị nhiệt miệng. Thế nhưng, vì đây là một loại thuốc thuộc nhóm
Hình ảnh tin tức Uống nước mía mỗi ngày có tốt không? Cần lưu ý những gì?
Nước mía không chỉ là thức uống xua tan cơn khát trong những ngày oi bức mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn
Hình ảnh tin tức Tìm hiểu tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì? Tuýp nào nặng nhất?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính cần phải được kiểm soát suốt đời. Vì bệnh có nhiều tuýp với một số đặc điểm khác nhau nên việc điều trị cũng có sự khác
Hình ảnh tin tức Nhận biết triệu chứng tăng đường huyết để xử lý kịp thời
Tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường và sẽ trở nên nghiêm
Hình ảnh tin tức Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?
Trứng gà là loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt Nam bởi chúng vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon, chế biến nhanh lại