Rối loạn nhân cách phân liệt

Bạn đã từng gặp một người và có cảm giác họ rất kì quặc, lập dị? Họ có vẻ tách biệt với tập thể, thờ ơ với xung quanh và khó giao tiếp. Hay chính bạn cũng đang trải qua những điều tương tự? Trong tâm thần học, tâm lý học, có một loại rối loạn giải thích cho những đặc điểm trên.  Đó chính là bệnh rối loạn nhân cách phân liệt. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về nó nhé!

1. Rối loạn nhân cách phân liệt là gì?

Rối loạn nhân cách là một dạng rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến hành vi và cuộc sống của con người. Người rối loạn nhân cách thường có những suy nghĩ và hành động khác bình thường, tính cách cố chấp. Những điều này ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống, đặc biệt là trong công việc và hoạt động xã hội. Theo biểu hiện, rối loạn nhân cách được chia thành 3 cụm: A (lập dị), B (kịch tính), C (lo âu).

Rối loạn nhân cách phân liệt
Hình 1: Rối loạn nhân cách phân liệt biểu hiện ở sự thờ ơ với xung quanh và hạn chế trong thể hiện cảm xúc

Rối loạn nhân cách phân liệt là một kiểu rối loạn thuộc cụm A. Người mắc rối loạn này thường xuất hiện một cách khác người, kỳ quặc. Họ có xu hướng xa cách, sống tách rời và thờ ơ trong các mối quan hệ xã hội. Thường những người này sống một mình, hoạt động đơn độc và hiếm khi thể hiện cảm xúc rõ rệt.

Rối loạn nhân cách phân liệt

>>>Rối loạn nhân cách không chỉ có ở dạng người bệnh phụ thuộc vào người khác. Thực tế ta vẫn có thể bắt gặp những người sống tách biệt, thờ ơ, hay có người sống thao túng, hành động gây hại người khác mà không cảm thấy tội lỗi,…Để biết đó là bệnh gì thì bạn có thể hiểu được qua những chia sẻ được thông tin trong các bài viết về một số rối loạn nhân cách khác:

>>>Rối loạn nhân cách chống đối xã hội: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
>>>Rối loạn nhân cách ranh giới: Nhiều người mắc phải nhưng ít ai nhận ra
>>>Rối loạn nhân cách hoang tưởng (nhân cách Paranoid): Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

2. Đặc điểm nhận biết rối loạn nhân cách phân liệt

Người rối loạn nhân cách phân liệt sống thờ ơ với các mối quan hệ xã hội và hạn chế trong việc thể hiện cảm xúc. Họ thường có các đặc điểm tính cách sau:  

  • Không quan tâm và không cảm thấy cần các mối quan hệ thân thiết.
  • Xuất hiện xa cách, tách rời với mọi người xung quanh
  • Chọn những công việc có thể hoàn thành một mình.
  • Cảm thấy bản thân không thể có cảm xúc vui vẻ.
  • Họ không có bạn thân, ngoại trừ những người thân trực hệ (cha mẹ, anh chị em ruột, con cái,..)
  • Gặp khó khăn trong việc kết giao với người khác
  • Ít hoặc không hứng thú trong hoạt động tình dục với người khác.
  • Dửng dưng trước những lời khen ngợi hay phê bình của người khác dành cho mình.
  • Khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc và phản ứng với các tình huống cuộc sống.
  • Cuộc sống nội tâm phức tạp và hay mơ mộng.

Rối loạn nhân cách phân liệt thường bắt đầu trong giai đoạn sớm tuổi trưởng thành. Một vài các đặc tính có thể biểu hiện rõ trong thời thơ ấu. Chúng gây khó khăn đến việc hoạt động nhóm ở trường, công việc hay nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Tuy nhiên, những người này vẫn hoàn thành tốt công việc nếu làm một mình.

3. Ai có nguy cơ bị bệnh rối loạn nhân cách phân liệt?

Nhân cách hình thành là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Trong quá trình trưởng thành, con người học hỏi, tiếp nhận và phản ứng lại với những gì xảy ra xung quanh mình. Hiện nay, chưa có kết luận chắc chắn về nguyên nhân gây ra nhân cách phân liệt. Các chuyên gia nhận thấy di truyềnmôi trường sống góp phần quan trọng gây nên rối loạn này.

Một số người nằm trong nhóm nguy cơ mắc rối loạn nhân cách phân liệt là:

  • Có cha mẹ hoặc người thân mắc rối loạn nhân cách phân liệt, rối loạn nhân cách kiểu phân liệt hoặc bệnh tâm thần phân liệt.
  • Tuổi thơ bị lạm dụng hoặc bị bỏ bê, không được quan tâm.
  • Cha mẹ thờ ơ, vô cảm, thiếu thốn tình cảm gia đình.

Rối loạn nhân cách phân liệt được ghi nhận xảy ra ở nam nhiều hơn nữ.

3.1 Chẩn đoán rối loạn nhân cách phân liệt như thế nào?

Người rối loạn nhân cách phân liệt hiếm khi đến gặp bác sĩ, chuyên gia vì rối loạn của mình. Họ cảm thấy bình thường và hài lòng với cuộc sống đơn độc của mình. Những người này thường đến vì một tình trạng kèm theo ví dụ như trầm cảm, lo âu.

Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có các bất thường thể chất gây nên triệu chứng bệnh không. Tiếp theo, bác sĩ tâm thần hoặc các nhà tâm lý học sẽ sử dụng các công cụ đánh giá. Đó là những bộ câu hỏi, bảng kiểm dành riêng cho người rối loạn nhân cách. Những câu hỏi được đặt ra thường về tuổi thơ, về công việc, các mối quan hệ cũng như suy nghĩ, cảm nhận của người cần kiểm tra. Sự phản ứng của người này được đối chiếu theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5). Từ đó, các chuyên gia đánh giá và đưa ra kết luận về tình trạng rối loạn gặp phải.

Rối loạn nhân cách phân liệt khác với bệnh tâm thần phân liệt và các loại rối loạn nhân cách khác. Họ hay mộng mơ nhưng sống gắn liền với thực tế, không có các biểu hiện hoang tưởng, loạn thần. Người rối loạn nhân cách phân liệt vẫn làm việc khá tốt với những công việc làm một mình.

3.2 Rối loạn nhân cách phân liệt có thể chữa trị hay không?

Bệnh rối loạn nhân cách phân biệt là một loại tính cách của con người. Và người mang rối loạn phần lớn cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình. Hiện nay, không có phương pháp nào khẳng định chữa khỏi rối loạn này. Tuy nhiên, chúng ta có thể giúp những người nhân cách phân liệt hòa nhập hơn với xã hội. Một số phương pháp được đưa ra:

  • Tâm lý trị liệu: thường là lựa chọn ưu tiên. Trị liệu tâm lý giúp xây dựng mối quan hệ giữa người rối loạn nhân cách và chuyên gia tâm lý. Người này sẽ được nhà tâm lý lên kế hoạch điều trị cho riêng mình. Khi đó, họ có thể thoải mái chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân. Nhà tâm lý sẽ khéo léo phân tích và định hướng lại hành vi cho phù hợp với xã hội. Trị liệu này có thể được thực hiện ở mức độ cá nhân, nhóm nhỏ hoặc gia đình. Điều này giúp người rối loạn có cảm giác chia sẻ tốt hơn.
Rối loạn nhân cách phân liệt
Hình 2: Tâm lý trị liệu giúp người rối loạn nhân cách chia sẻ và được định hướng.
  • Liệu pháp hành vi: được thiết kế giúp thay đổi hành vi con người. Những người rối loạn nhân cách phân liệt được hướng thay đổi nhận thức, suy nghĩ về xung quanh. Đồng thời, họ được học cách phản ứng lại với những tình huống xã hội. Từ đó, liệu pháp hành vi giúp người này tạo dựng các mối quan hệ xã hội.
  • Liệu pháp nhóm: phương pháp này giúp tạo môi trường thực hành các kĩ năng xã hội. Người rối loạn nhân cách được tiếp xúc và làm quen với các tình huống đông người. Điều này giúp họ thoải mái hơn trong các trường hợp gặp phải ngoài thực tế.
  • Thuốc: thường không sử dụng để điều trị rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, thuốc vẫn được dùng để chữa các tình trạng bệnh đi kèm như trầm cảm, lo âu.

3.3 Rối loạn này dẫn đến hậu quả gì?

Rối loạn nhân cách phân liệt chính nó gây nên sự khó khăn trong nhiều khía cạnh cuộc sống. Những người mắc chứng này kéo dài có các nguy cơ:

  • Phát triển rối loạn nhân cách dạng phân liệt, tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn ảo tưởng khác.
  • Mắc thêm các kiểu rối loạn nhân cách khác.
  • Trầm cảm nặng
  • Rối loạn lo âu.

3.4 Có hay không cách phòng ngừa rối loạn nhân cách phân liệt?

Chúng ta chưa xác định chắc chắn nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách phân liệt. Tuy nhiên, dường như môi trường gia đình và tuổi thơ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển dạng rối loạn này. Vì vậy, sự quan tâm từ gia đình có vai trò lớn trong việc hình thành nhân cách con trẻ. Đồng thời, sự tự do bộc lộ và chia sẻ cảm xúc giúp trẻ phát triển một cách bình thường. 

Rối loạn nhân cách phân liệt
Hình 3: Sự quan tâm và chia sẻ của gia đình giúp trẻ phát triển nhân cách bình thường

Nhìn chung, những người rối loạn nhân cách phân liệt vẫn sống và hài lòng với cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa hay xây dựng tổ ẩm cho riêng mình. Nếu bạn hay người thân có những biểu hiện trên, hãy đến gặp bác sĩ. Hãy để các chuyên gia giúp bạn có cuộc sống ý nghĩa hơn cùng với những người xung quanh mình.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái
Hình ảnh tin tức 4 lưu ý người bệnh cần biết sau điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
Ung thư vú là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo
Hình ảnh tin tức Giải đáp nhanh băn khoăn về cách “thích ứng” với những thay đổi của cơ thể và lịch thăm khám sau điều trị ung thư vú
Sau khi kết thúc thời gian điều trị, người bệnh ung thư vú sẽ dần quay lại với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hồi phục sau
Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai