Rối loạn giấc ngủ và những điều nên biết

Sau một ngày học tập, làm việc vất vả, một giấc ngủ ngon sẽ giúp cho cơ thể chúng ta hồi phục lại năng lượng và sẵn sàng tiếp cho công việc của ngày hôm sau. Trong cuộc sống hiện đại, cùng với những lo âu, bận rộn, chứng rối loạn giấc ngủ ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vậy bạn đã hiểu gì về rối loạn giấc ngủ? Hãy cùng YouMed tìm hiểu ở bài viết sau nhé!

1. Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là một tình trạng xảy ra khi chất lượng cũng như số lượng thời gian ngủ của bạn không còn đạt được yêu cầu như mong muốn. Hầu hết chúng ta khi gặp những khó khăn trong cuộc sống, khi đó giấc ngủ của chúng ta thường không được ngon giấc. Tuy nhiên, những vấn đề này xảy ra thường xuyên có thể gây ra chứng rối loạn mất ngủ.

Trong một số trường hợp, rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý y khoa hoặc tình trạng của một bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu…

Rối loạn giấc ngủ và những điều nên biết

2. Bạn có mắc rối loạn giấc ngủ không?

Để xem giấc ngủ của bạn có bị rối loạn không. Bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn có cảm thấy khó chịu, bực tức hoặc buồn ngủ vào ban ngày không?
  • Bạn có thể duy trì sự tỉnh táo để ngồi làm việc, xem tivi hoặc đọc sách không?
  • Bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ khi làm việc hoặc lái xe?
  • Những người khác có thường nói rằng trông bạn có vẻ mệt mỏi và thiếu sức sống?
  • Bạn cảm thấy khó tập trung không?
  • Bạn làm việc gì cũng chậm chạp?
  • Bạn dễ cáu gắt và khó kiểm soát cảm xúc của mình?
  • Bạn cần những thức uống như cà phê, trà, nước tăng lực để giúp tỉnh táo làm việc?

3. Các loại rối loạn giấc ngủ

Có rất nhiều kiểu rối loạn giấc ngủ khác nhau. Sau đây là một số kiểu rối loạn giấc ngủ thường gặp:

3.1 Mất ngủ

Đây là một thuật ngữ để chỉ trạng thái khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ. Có 2 loại mất ngủ: mất ngủ thoáng qua và mất ngủ mãn tính:

3.1.1 Mất ngủ thoáng qua

Loại mất ngủ này thường xảy ra sau một sự kiện khó khăn hoặc căng thẳng trong cuộc sống như mất việc, mất người thân. Mất ngủ thoáng qua có thể xảy ra khi bạn thay đổi giờ giấc làm việc hoặc thay đổi múi giờ sinh học khi bạn chuyển từ vùng này sang vùng khác, đất nước này sang đất nước khác. Đôi khi, cũng rất khó khăn để xác định nguyên nhân mất ngủ này là gì.

3.1.2 Mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính thường đặc trưng bởi khó đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ, cảm thấy ngủ không ngon ít nhất một tháng. Và bạn thường sẽ cảm thấy mệt mỏi cả ngày. Đôi khi một số người khác sẽ có những giấc ngủ ngon xen kẽ với nhiều đêm mất ngủ.

3.1.3 Những nguyên nhân có thể dẫn đến mất ngủ

  • Vệ sinh giấc ngủ kém
  • Bị các bệnh về đường hô hấp liên quan đến giấc ngủ
  • Mắc một số bệnh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ: như trầm cảm, lo âu, nhược giáp…
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Rối loạn nhịp sinh học

3.1.4 Các dấu hiệu của mất ngủ

Bình thường mất ngủ được định nghĩa là khó đi và giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ hay thức sớm hơn so với giấc ngủ bình thường trước đây.

Nhiều người than rằng thời gian ngủ của họ ít đi, hoặc là đang ngủ bị thức giấc giữa đêm, ngủ chập chờn không sâu giấc, có vẻ như giấc ngủ không còn được tốt như trước đây.

  • Mất ngủ đầu hôm

Trạng thái này còn được gọi là khó đi vào giấc ngủ, hay xảy ra ở những người lo âu hay hưng phấn. Những suy nghĩ của họ cử lặp đi, lặp lại , nghiền ngẫm những chuyện trong quá khứ hoặc vừa mới xảy ra và tìm cách để giải quyết những vấn đề. Những người này thường sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng đầu óc lại luôn tỉnh, khó có thể ngủ được.

  • Mất ngủ giữa hôm

Biểu hiện là người bệnh thường ngủ chập chờn, không sâu giấc, hay bị thức giấc giữa đêm nhưng vẫn có thể đi ngủ lại đươc (khó duy trì giấc ngủ).

  • Mất ngủ cuối hôm

Còn được hiểu là thức giấc sớm: Người bệnh thường than rằng họ hay bị thứ giấc vào sáng sớm và không đi ngủ lại được.

3.2 Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ khá phổ biến. Đường thở của bạn có thể bị tắt nghẽn và khi đó bạn sẽ ngừng thở. Khi điều này xảy ra, bạn có thể sẽ ngáy to và sau khi thức dậy có thể não và cơ thể bạn bị thiếu oxy. Thông thường ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra khoảng một đến hai lần trong một đêm. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra rất nhiều lần.

Rối loạn giấc ngủ và những điều nên biết
Hình minh họa: Tắt nghẽn đường thở trong hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Những dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

  • Bạn có thể thức giấc giữa đêm với cảm giác khô hoặc rát họng.
  • Ngáy to.
  • Thi thoảng khi thức dậy bạn phải thở hổn hển hoặc có cảm giác nghẹt thở.
  • Ngày hôm sau, bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, buồn ngủ, mất năng lượng.
  • Đôi khi bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau đầu.

3.3 Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên là một rối loạn giấc ngủ gây ra cảm giác thôi thúc dường như không cưỡng lại được khiến bạn phải cử động chân khi bạn đang nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức, ngứa, nóng rát hoặc cảm giác như kiến bò trong bắp chân của mình. Đôi khi, một số trường hợp có thể cảm thấy khó chịu ở những bộ phận khác của cơ thể.

Rối loạn giấc ngủ và những điều nên biết
Hình minh họa: Rối loạn giấc ngủ trong hội chứng chân không yên.

3.4 Ngủ rũ

Chứng ngủ rũ có thể khiến bạn đột nhiên ngủ ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Thông thường. bạn sẽ không kiểm soát được lúc nào mình sẽ ngủ, ví dụ như đang ăn bạn vẫn có thể ngủ. Những người mắc chứng ngủ rũ không thể tự điều chỉnh được chu kỳ thức – ngủ của mình.

Rối loạn giấc ngủ và những điều nên biết
Người mắc chứng ngủ rũ có thể bất chợt ngủ ở bất kì đâu, bất cứ khi nào.

3.5 Rối loạn hành vi giấc ngủ REM

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là một rối loạn giấc ngủ mà trong đó bạn thường sẽ có những giấc mơ rất sinh động kèm theo những lời nói, cử động tay chân dữ dội trong khi ngủ. Điều này đôi khi gọi là hành vi diễn ra trong mơ. Rối loạn này thường sẽ tiến triển từ từ và nặng dần theo thời gian. Đồng thời, rối loạn hành vi giấc ngủ REM có thể liên quan đến các bệnh lý thần kinh khác như sa sút trí tuệ thể Lewy body, bệnh Parkinson…

3.5.1 Hội chứng giấc ngủ đến trễ (DPSP)

Hội chứng giấc ngủ đến trễ là một rối loạn nhịp sinh học của giấc ngủ. Hội chứng này thường liên quan đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn. Nếu bạn bị rối loạn, bạn không thể đi ngủ đúng giờ. Mà thay vào đó bạn thường ngủ trễ ít nhất một hai giờ. Thậm chí dù bạn mệt thì hôm đó bạn vẫn không thể đi ngủ sớm hơn được. Việc ngủ trễ thường làm cho bạn gặp khó khăn trong việc thức dậy đúng giờ. Điều này có thẩy gây ảnh hưởng đến công việc cũng như học tập.

Sự xuất hiện của hội chứng này rất phổ biến. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến lứa tuổi thanh thiếu niên và người trẻ.

3.5.2 Jet lag

Jet lag là sự gián đoạn tạm thời trong nhịp sinh học khi bạn di chuyển từ múi giờ này sang múi giờ khác. Các triệu chứng bao gồm ban ngày cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, ban đêm thì bị mất ngủ. Các triệu chứng có thể càng rõ rệt hơn khi bạn trải qua chuyến bay dài và bay về hướng đông. Nói chung, thường mất một ngày trên mỗi múi giờ để điều chỉnh lại giờ giấc sinh học theo giờ địa phương. Vì vậy, nếu bạn bay từ vùng này sang vùng khác, giữa 2 vùng chênh nhau ba múi giờ, thì bạn cần 3 ngày để điều chỉnh lại giờ giấc sinh học của mình.

 

Rối loạn giấc ngủ và những điều nên biết
Bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ khi bày từ múi giờ này sang múi giờ khác.

4. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ như thế nào?

Bác sĩ sẽ cần bạn trả lời một số câu hỏi để biết thêm về tình trạng bệnh của bạn, đồng thời sẽ thực hiện một số thăm khám và có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm nếu cần:

4.1 Đa sắc kí giấc ngủ

Phương pháp này giúp đánh giá lượng oxy, sóng não, vận động của cơ thể để xác định giấc ngủ của bạn rối loạn như thế nào.

4.2 Điện não đồ

điện não đồ: một xét nghiệm đánh giá hoạt động điện trong não và phát hiện bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào liên quan đến những hoạt động điện này.

4.3 Xét nghiệm máu di truyền:

xét nghiệm máu thường được sử dụng để chẩn đoán chứng ngủ rũ và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ.

Những xét nghiệm này có thể rất quan trọng trong việc xác định đúng liệu trình điều trị rối loạn giấc ngủ.

5. Điều trị rối loạn giấc ngủ như thế nào?

Tuy theo nguyên nhân gây ra rối loạn mất ngủ là gì mà sẽ có những cách điều trị khác nhau. Điều trị thường bao gồm sẽ kết hợp sử dụng thuốc hoặc các phương pháp can thiệp y khoa và thay đổi lối sống.

5.1 Điều trị thuốc hoặc can thiệp y khoa

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc gì. Ví dụ, nếu như lo âu hoặc trầm cảm là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mất ngủ của bạn thì bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu cho bạn. Thuốc ngủ có thể cũng được sử dụng, tuy nhiên sẽ dựa trên từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định.

Điều trị quan trọng nhất của hội chứng ngưng thở khi ngủ là sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) – một loại máy giúp đường thở của bạn luôn được thông thoáng. Liệu pháp này có thể đem lại hiệu quả rất lớn khi được sử dụng đúng cách.

Rối loạn giấc ngủ và những điều nên biết
Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ bằng máy thở áp lực dương liên tục.

5.2 Thay đổi lối sống

Điều chỉnh lại lối sống có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn. Bạn có thể xem xét:

Điều nên Điều không nên

Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.

Cố gắng ít ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày ví dụ như ngủ trưa, nếu mệt có thể ngồi dựa lưng thư giãn, chúng ta sẽ để giành giấc ngủ đó vào buổi tối.

Nếu đói, nên ăn bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

Nhìn đồng hồ để biết được bạn đã mất ngủ như thế nào. Càng nhìn bạn sẽ càng lo lắng và buồn rầu sẽ càng làm bạn khó ngủ.

Tập thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

Tập thể dục quá sức ngay trước khi đi ngủ

Giành khoảng 1 giờ để thư giãn trước khi đi ngủ.

Xem tivi hoặc đọc sách ở trên giường khi không thể đi ngủ.

Nếu đi ngủ mà bạn vẫn bận tâm hay lo lắng về điều gì đó, hãy viết nó ra giấy và giải quyết vấn đề đó vào buổi sáng.

Ăn căng bụng trước khi đi ngủ.

Giữ cho phòng ngủ tối và luôn mát mẻ.

Uống café vào buổi chiều và tối.

Giữ cho phòng ngủ yên lặng, tránh ồn ào.

Tránh để phòng ngủ quá nóng bức, ngột ngạt hoặc mở đèn sáng.

Hạn chế thời gian nằm trên giường để đi vào giấc ngủ. Nếu nằm trên giường trong vòng 20 phút mà không ngủ được, hãy đứng dậy, ra khỏi giường và chỉ quay lại giường khi thật sự buồn ngủ.

Hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, chất kích thích,…

Rối loạn giấc ngủ là một rối loạn thường gặp trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Cần phát hiện và điều trị sớm để có được chất lượng cuộc sống tốt hơn. Hy vọng bài viết trên của YouMed sẽ giúp bạn có thật nhiều thông tin bổ ích giúp bạn cải thiện được chất lượng giấc ngủ của mình.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong