Rối loạn dung nạp đường huyết và những điều cần biết

Rối loạn đường huyết được xem là “sát thủ” thầm lặng. Bởi lẽ rối loạn này không có dấu hiệu gì bất thường và chỉ được phát hiện khi đo đường huyết. Đồng thời, tình trạng này sẽ đi kèm với những hậu quả tiêu cực lên tim mạch nói riêng và thể chất nói chung. Vậy bạn đã hiểu ra sao về rối loạn đường huyết? Liệu rằng bạn có đang đối mặt với nguy cơ này? Bài viết này sẽ gửi đến cho bạn những thông điệp của rối loạn dung nạp đường.  

Sơ lược về đường huyết

Đường huyết là những tế bào máu có liên kết glucose. Đây là dạng đường huyết tối giản đã được chuyển hóa từ thức ăn. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa máu và glucose cần insulin – một chất do tuyến tụy sản xuất. Đồng thời, có nhiều yếu tố tác động chỉ số đường trong máu. Chính vì lẽ đó, chỉ số này thay đổi tùy đối tượng.

Mức đường huyết lành mạnh

  • Đường huyết lúc sáng sau nhịn ăn ít nhất 8h: 4 – 5.4 mmol/L (72 – 99 mg/dL).
  • Đường huyết được đo bất kỳ trong ngày: < 11.1 mmol/L (< 200 mg/dL).
  • Đường huyết sau bữa ăn 2h: < 7.8 mmol/L (< 140 mg/dL).
  • HbA1c < 42 mmol/mol (< 6%).

Mức đường huyết chẩn đoán đái tháo đường

  • Đường huyết sáng sau nhịn ăn ít nhất 8h: > 126 mg/dL.
  • Đường huyết được đo bất kỳ trong ngày: > 11.1 mmol/L (> 200 mg/dL).
  • Đường huyết sau bữa ăn 1.5h: > 9 mmol/L (> 162 mg/dL).
  • Đường huyết sau bữa ăn 2h: < 11.1 mmol/L (< 200 mg/dL).
  • HbA1c < 48 mmol/mol (< 6.5%).

Rối loạn dung nạp đường huyết là gì?

Khả năng dung nạp glucose ở máu sẽ điều hòa lượng đường trong cơ thể. Một khi xảy ra tình trạng rối loạn đường, cơ chế này sẽ bị phá vỡ. Đường không còn hấp thụ sẽ tăng cao lên trong máu. Lượng đường huyết này cao hơn mức bình thường nhưng thấp hơn ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường.

Rối loạn dung nạp đường huyết và những điều cần biết
Rối loạn đường huyết chỉ dấu cho một tình trạng đường tăng trong máu và có thể hình thành bệnh lý.

Tuy chưa hình thành bệnh lý, sự rối loạn này sẽ mang lại nhiều nguy cơ bệnh nghiêm trọng và phức tạp hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người có rối loạn đường huyết sẽ tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường. Những bệnh tim mạch đi kèm là tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và béo phì. Béo phì là một rối loạn thực thể làm cơ thể mất đi yếu tố bảo vệ miễn dịch.

Chẩn đoán rối loạn dung nạp đường huyết

Theo thống kê trên toàn thế giới cho thấy trong 4 người rối loạn dung nạp đường huyết sẽ có 1 đến 3 người mắc bệnh về sau. Đây là một con số không hề nhỏ. Do đó cần ý thức sớm được rối loạn này sớm.

Một điều đáng lưu ý là người có rối loạn này sẽ không có biểu hiện lâm sàng. Chẩn đoán này chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe hay đo đường huyết. Tổ chức Y tế Thế giới WHO chỉ ra rằng rối loạn đường huyết khi:

  • Đường huyết từ 7,8 mmol/L nhưng dưới 11,1 mmol/L khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường uống sau 2 giờ.
  • Đường huyết tĩnh mạch dưới 126 mg/dL (7 mmol/L).

Đối tượng nguy cơ

Những đối tượng sau sẽ dễ gặp rối loạn hơn cả, bao gồm:

Thừa cân hay béo phì dễ bị rối loạn đường huyết

Nếu bạn đang băn khoăn về cách xác định tình trạng thừa cân, bạn hãy dùng BMI. Đây là công thức về chỉ số khối cơ thể.

Trong đó, BMI = Cân nặng/(chiều cao x chiều cao).

Rối loạn dung nạp đường huyết và những điều cần biết
Đối với người Châu Á, BMI nên giữ mức dưới 23 kg/m2

Với chiều cao được đo đơn vị là mét. Đối với người Châu Á, BMI trên 23 kg/m2 là thừa cân. Mức cân nặng lý tưởng là từ 18,5 – 22,9 kg/m2. Ví dụ: chiều cao của bạn là 154cm, tức 1,54m; cân nặng là 52kg. Chỉ số BMI của bạn sẽ là: 52kg / ( 1,54 x 1,54) = 21,9 < 23. Đây là mức cân nặng trong ngưỡng an toàn.

Gia đình từng có thành viên mắc bệnh tiểu đường

Bạn có biết đái tháo đường type 1 có tính di truyền hay do nhiễm vi-rút. Nguyên nhân bệnh là do tụy sản xuất không đủ hay không sản xuất được. Tiểu đường tuýp 1 có thể xảy ra ở trẻ vị thành niên và cả người lớn. Do đó, khi có người thân trực hệ mắc bệnh này, sẽ làm tăng tỷ lệ mắc rối loạn đường huyết của chính bạn.

Ít hoạt động thể chất

Tưởng chừng như vô hại, ít vận động thể chất là nguyên nhân trực tiếp của bệnh lý chuyển hóa. Bởi lẽ cơ thể không hoạt động thể chất sẽ không đào thải được nguồn năng lượng dư thừa. Trong đó, có đường huyết. Sự thụ động cũng gia tăng bệnh rối loạn mỡ máu và gây thừa cân.

Bệnh tim mạch đi kèm rối loạn đường huyết

Bệnh tăng huyết áp và cholesterol cao sẽ thúc đẩy những rối loạn lượng đường trong máu. Điều trị bệnh lý tại tim và mạch máu sẽ ngăn chặn những nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường.

Đái tháo đường thai kỳ

Những phụ nữ đã từng mắc đái tháo đường khi mang thai sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh trong tương lai. Những rối loạn đường huyết sẽ xảy ra khi mang thai và sau khi sinh. Đồng thời, bệnh cảnh này sẽ tác động trực tiếp lên sức khỏe thai nhi. Do đó, thai phụ cần chú ý giữ mức đường huyết trong thai kỳ.

Làm gì khi bị rối loạn đường huyết?

Như đã nói, rối loạn đường huyết là một yếu tố nguy cơ. Chính vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể chấm dứt chúng bằng cách thay đổi sinh hoạt và thể trạng. YouMed gợi ý những giải pháp cụ thể sau giúp bạn có thể ứng dụng nhé.

  • Giảm cân nếu bạn đang có tình trạng thừa cân – béo phì.
  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: tăng rau củ, thịt cá, trái cây; giảm tinh bột, bánh kẹo.
  • Đo đường huyết định kỳ ít nhất mỗi 3 tháng.
  • Tập thể dục điều độ, ít nhất 30 phút/lần, 3 lần mỗi tuần.
Rối loạn dung nạp đường huyết và những điều cần biết
Nên đo đường huyết đều đặn để theo dõi và phát hiện bệnh lý sớm

WHO đã lưu ý rằng rối loạn dung nạp đường huyết không là một bệnh lý trên lâm sàng. Đây chỉ là yếu tố gia tăng bệnh đái tháo đường trong tương lai. Ngoài ra, còn gây ra những bệnh tim mạch khác. Nếu bạn đang mắc phải rối loạn này, bạn cần điều chỉnh lối sống và chế độ ăn phù hợp ngay. YouMed hy vọng đã đem lại cho bạn đọc cái nhìn tổng quan và thiết thực về rối loạn dung nạp đường.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang