Rệp giường có nguy hiểm hay không?

Rệp giường hay còn gọi là rệp là loại côn trùng ký sinh trên người và các loài động vật khác. Chúng thường trú ẩn trên giường và các vật dụng gần giường. Ngoài ra, chúng cũng có thể trú ẩn ở những nơi đễ dàng tiếp cận con người trong thời gian ngủ. Rệp sống hoàn toàn nhờ vào máu. Do đó, chúng ký sinh để hút máu người và các loài động vật khác. Vết cắn của rệp có thể tự khỏi hoặc điều trị đơn giản bằng sử dụng kem dưỡng và các thuốc kháng histamin.

1. Đặc điểm của rệp giường

  • Rệp là loại côn trùng ký sinh nhỏ, có màu nâu đỏ như loài gián nhưng nhạt hơn. Cơ thể của chúng dẹt và nhỏ. Con trưởng thành có kích thước chỉ khoảng 5 – 9mm. Rệp cắn vào da người hoặc động vật vào thời điểm đang ngủ để hút máu. Sau khi hút máu, chúng chuyển thành màu đỏ sậm và thân dài ra như vài loại côn trùng khác. Mặc dù rệp không lây bệnh nhưng chúng có thể ảnh hưởng về kinh tế và sức khoẻ cộng đồng.

>> Các vết côn trùng cắn gây nhiều khó chịu. Bạn có thể tìm hiểu về cách xử trí khi bị côn trùng cắn.

  • Đôi khi rệp giường bị nhầm lẫn với các loại mối gỗ hoặc gián nhỏ. Với kích thước của một hạt táo, rệp ẩn trong các vết nứt, kẽ hở của giường và những đồ vật xung quanh giường. Rệp có thể sống rất lâu mà không ăn uống gì. Những con trưởng thành có thể ngủ đông hơn 1 năm. Những vết rệp cắn ngoài gây ngứa ngáy khó chịu còn có thể dẫn đến nhiễm trùng.

2. Các vị trí rệp có thể ẩn nắp

Rệp thường ẩn trú ở các vị trí như:

  • Chiếu, mùng, gối…
  • Khe giường.
  • Nệm.
  • Các vật dụng gần giường.

Ngoài ra, rệp cũng có thể được tìm thấy ở những nơi như:

  • Dưới các tấm thảm.
  • Chân tường.
  • Rèm cửa.
Rệp giường có nguy hiểm hay không?
Rệp giường có thể ẩn náu ở nhiều chỗ trong nhà bạn

3. Các triệu chứng khi bị rệp giường cắn

  • Vết cắn có thể nằm trên mặt, cánh tay hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
  • Gây ngứa, khó chịu tại vết cắn.
  • Vết cắn có màu đỏ, thường có một đốm đỏ đậm hơn ở giữa.

Một số người không có phản ứng với vết cắn của rệp. Trong khi đó, những người khác có phản ứng dị ứng bao gồm ngứa liên tục, mụn nước, nổi mề đay

Nếu bạn nghi ngờ mình bị rệp cắn, hãy kiểm tra các vật dụng trong nhà để tìm rệp như: nơi ngủ, giường, nệm, đồ nội thất….

Rệp giường có nguy hiểm hay không?
Dấu rệp cắn

4. Các dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của rệp trong nhà 

  • Lớp vỏ sau khi rệp lột xác: Lớp vỏ này có màu vàng nhạt.
  • Vết đỏ: Tìm thấy trên giường, có thể do bạn nằm đè lên rệp.
  • Đốm đen: Đó có thể là phân rệp.
  • Sự lây lan của rệp:
    • Rệp có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác qua các vật dụng như quần áo, giường hay đồ dùng.
    • Chúng có thể di chuyển qua các tầng trong nhà hoặc từ phòng này sang phòng khác dễ dàng.
Rệp giường có nguy hiểm hay không?
Tuy không nguy hiểm nhưng rệp giường mang lại khá nhiều phiền toái

5. Điều trị rệp giường

5.1. Điều trị bổ sung

Các đốm đỏ ngứa liên quan đến vết cắn của rệp thường tự biến mất trong vòng 1 – 2 tuần. Bạn có thể thoát khỏi các triệu chứng từ vết cắn của rệp nhanh chóng bằng cách sử dụng:

  • Kem dưỡng da có chứa hydrocortison (Cortaid).
  • Thuốc kháng histamin đường uống như diphenhydramine (Benadryl).

Nếu bạn bị nhiễm trùng da do gãi vết cắn của rệp, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thêm thuốc kháng sinh.

5.2. Điều trị tại nhà

Bạn nên ngăn chặn nguy cơ bị rệp cắn bằng cách giải quyết rệp có trong nhà. Điều này có thể khó khăn vì rệp ẩn nấp tốt và có thể sống vài tháng mà không cần ăn. Cách tốt nhất là bạn nên thuê người diệt rệp.

  • Hút bụi: Hút triệt để rệp từ những vết nứt và kẽ hở trên các vật dụng trong nhà.
  • Giặt đồ áo: Giặt và sấy khô đồ trong máy sấy ở nhiệt độ cao có thể giết chết rệp trong quần áo hoặc khăn trải giường.
  • Nhiệt lạnh: Rệp có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ dưới 0°C. Tuy nhiên, cách này khó khả thi do bạn phải bỏ vật dụng có chứa rệp trong tủ đá vài ngày.
  • Nhiệt nóng: Rệp cũng có thể được tiêu diệt ở 50°C bằng một số máy diệt chuyên nghiệp. Trong một số trường hợp, bạn cần loại bỏ những vật dụng nhiễm bẩn nặng như nệm giường hoặc ghế dài.

6. Phòng ngừa 

  • Bộ drap giường và quần áo phải giặt trong nước nóng khoảng 50°C, sấy khô quàn áo.
  • Dọn dẹp nhà gọn gàng, loại bỏ những nơi rệp giường có thể ẩn nắp và sinh sản.
  • Đối với một số đồ không thể giặt, bọc chúng trong một túi nhựa và để ngoài trời nắng nóng.
  • Sử dụng thuốc diệt rệp rõ nguồn gốc để tiêu diệt rệp.
  • Hút bụi nhà cũng là một cách để loại bỏ trứng và rệp.
Rệp giường có nguy hiểm hay không?
Dùng thuốc diệt rệp để mang lại hiệu quả cao hơn

Rệp giường là loại côn trùng hút máu và gây phiền hà trong sinh hoạt hằng ngày. Chúng gây hại đáng sợ khi có thể lây lan diện rộng và khó kiểm soát. Tuy nhiên, việc phòng ngừa lại hết sức dễ dàng. Nếu bạn phát hiện các triệu chứng do rệp gây ra, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Bác sĩ Hứa Minh Luân

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang