Răng mọc lệch ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết & Phòng ngừa

Vấn đề răng mọc lệch thường chỉ được quan tâm đến khi bước vào tuổi trưởng thành. Vì lúc đó bạn sẽ chú ý đến vấn đề thẩm mỹ và nghĩ đến việc niềng răng. Tuy nhiên, vấn đề răng mọc lệch lạc đã xuất phát từ thời thơ ấu của trẻ. Vậy răng mọc lệch ở trẻ em có thực sự đáng lo ngại? Phụ huynh nên tìm hiểu thêm các thông tin dưới đây.

1. Dấu hiệu răng mọc lệch ở trẻ?

Bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu răng mọc chen chúc, thiếu chỗ và không có khoảng trống. Những chiếc răng vĩnh viễn mới mọc có kích thước lớn hơn so với răng sữa trước đây. Ngoài ra kích thước răng vĩnh viễn cũng lớn hơn cung hàm, dẫn đến tình trạng răng chen chúc. Có nhiều trường hợp răng trẻ mọc lệch ra ngoài hoặc nghiêng vào trong khiến khuôn mặt của trẻ mất cân đối.

Răng mọc lệch ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết & Phòng ngừa
Tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em

2. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến răng mọc lệch ở trẻ ?

 Di truyền

Thời gian quá trình mọc răng cũng là thời kỳ tăng trưởng của cơ thể, vì thế ngoài những nguyên nhân tại chỗ, các yếu tố di truyền cũng góp phần quan trọng trong sự mọc răng. Nếu cha mẹ có răng lệch lạc, hô, móm hoặc sai khớp cắn. Nhiều khả năng con cái của họ cũng có thể bị di truyền bởi các đặc điểm đó.

 Răng sữa mất sớm

Răng sữa ở trẻ không chỉ có chức năng ăn nhai trong giai đoạn 0-12 tuổi. Răng sữa còn có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc giữ khoảng cho các răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng vị trí. Nếu răng sữa rụng sớm, sâu răng mặt bên… thì nhiều khả năng các răng vĩnh viễn sau này sẽ mọc lấn vào những vị trí trống đó. Dẫn đến tính trạng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc và chen chúc.

 Các thói quen xấu

Các thói quen xấu được hình thành từ những giai đoạn sớm trong sự phát triển của trẻ. Những thói quen này có thể nhìn rất vô hại. Tuy nhiên chúng có thể mang lại các tác hại về lâu dài đến tuổi trưởng thành. Những thói quen như mút ngón tay, đẩy lưỡi ra trước, mút môi, cắn môi, thở miệng, bú bình qua đêm, nghiến răng khi ngủ, … chính là nguyên nhân chính làm thay đổi cấu trúc xương hàm và vị trí răng dẫn đến tình trạng răng mọc lệch lạc, chen chúc ở trẻ em.

Răng mọc lệch ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết & Phòng ngừa
Mút ngón tay – nguyên nhân dẫn đến răng mọc lệch

3. Răng mọc lệch ở trẻ có những tác hại như thế nào đến tương lai ?

  • Cản trở việc ăn nhai và phát âm của trẻ
  • Khó khăn trong vệ sinh răng miệng
  • Gây tổn thương xương hàm, rối loạn khớp thái dương hàm
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng
  • Gây ảnh hưởng đến đến thẩm mỹ của răng và mặt

4. Phòng ngừa và phương pháp điều trị răng mọc lệch ở trẻ em

Vậy nếu các bậc phụ huynh quan tâm đến tình trạng răng mọc của trẻ thì phải làm gì?

 Phát hiện và phòng ngừa tại nhà:

Cha mẹ cần nhắc nhở, giúp trẻ từ bỏ các thói quen xấu từ khi mới hình thành. Các thói quen này là mút ngón tay, đẩy lưỡi ra trước, mút môi, cắn môi, thở miệng, nghiến răng, bú bình qua đêm hoặc cắn các vật cứng (bút chì, bút bi, đồ chơi…). Vì khi còn nhỏ, ở giai đoạn răng sữa, bất kỳ tác động nào diễn ra trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của răng và hình thành răng vĩnh viễn sau này

Kiểm soát sớm

Thường xuyên theo dõi tình trạng răng miệng tại các phòng khám nha khoa (theo dõi ngay từ khi mọc răng sữa). Có một số cha mẹ chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của giai đoạn này, và để răng mọc tự nhiên mất kiểm soát. Dẫn đến một số trẻ sẽ không được kiểm soát tốt từ nhỏ, răng mọc lên sẽ không ngay ngắn và dễ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, mọc lệch răng.

Do đó, bạn nên đưa bé đi khám và theo dõi tình trạng mọc răng của bé, sẽ giúp bác sĩ có hướng xử lý kịp thời đối với trường hợp răng sữa và răng vĩnh viễn mọc lệch. Nhờ đó, con bạn sẽ kiểm soát tốt quá trình mọc răng, giảm thiểu rủi ro khi chỉnh nha sau này.

Khi trẻ có biểu hiện răng mọc lệch

Các bác sĩ chỉnh nha sẽ lên kế hoạch điều trị tốt nhất cho từng bé theo từng giai đoạn. Thông thường, trong giai đoạn ban đầu của những chiếc răng vĩnh viễn mới nhất nhưng có dấu hiệu mọc lệch, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng dụng cụ chỉnh nha, có chức năng giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Các phương pháp điều trị hay được sử dụng là:

  • Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp

Các khí cụ tháo lắp sẽ được chỉ định cho trẻ trong giai đoạn bộ răng hỗn hợp, tức là từ 6 – 12 tuổi. Khi nhận thấy cung hàm của trẻ hẹp không đủ khoảng để cho răng vĩnh viễn sau này. Bác sĩ có thể sẽ sử dụng các khí cụ nong mở rộng hàm (được thiết kế bằng các loại nhựa chuyên dụng dẻo hoặc cứng, phù hợp với từng cung răng mỗi trẻ khác nhau. Hoặc khi trẻ mất một số răng sữa từ sớm, các thiết bị giữ khoảng sẽ được sử dụng. Các khí cụ nong hàm hay giữ khoảng chủ yếu tác động lực lên răng và xương hàm nhằm điểu chỉnh kích thước phù hợp, để răng mọc lên đúng vị trí

  • Niềng răng bằng mắc cài cố định

Các mắc cài thường được áp dụng cho trẻ lớn, khi trẻ đã có ý thức vệ sinh tốt. Tùy vào độ phức tạp của tình trạng răng mọc lệch sẽ có những phương án để điều trị. Trong một số trường hợp, đôi khi các bác sĩ sẽ nhổ đi một vài chiếc răng. Với phương pháp niềng răng này, bác sĩ sẽ tác động lực để kéo và di chuyển răng về đúng vị trí mong muốn, cho cung răng đều đặn, thẳng hàng và khớp cắn đúng.

Răng mọc lệch ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết & Phòng ngừa
Niềng răng cho trẻ khi có dấu hiệu răng mọc lệch

Tóm lại, việc phát hiện và phòng ngừa tình trạng răng mọc lệch ở trẻ là rất quan trọng trong việc hình thành bộ răng tốt về cả chức năng và thẩm mỹ. Tình trạng răng mọc chen chúc, lệch lạc rất hay gặp ở Việt Nam. Khi phát hiện có dấu hiệu răng trẻ bị mọc lệch, ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ khám và tìm hướng xử lý, tránh những ảnh hưởng xấu đến răng miệng tương lai.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm