Phương pháp xạ trị ung thư vú có gì khác biệt?

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới tại nước ta và trên thế giới. Đây là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Độ tuổi chẩn đoán ung thư vú đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tỉ lệ mắc bệnh gặp nhiều hơn ở phụ nữ. Có nhiều lựa chọn điều trị cho từng trường hợp. Trong đó, xạ trị là một trong những phương pháp điều trị chính được lựa chọn cho người bệnh.

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là tế bào ung thư hình thành trong các tế bào mô vú. Ung thư vú có thể được phát hiện tình cờ qua khám tầm soát định kì mà không kèm bất kì dấu hiệu nào. Nhưng một trong những triệu chứng đầu tiên đáng chú ý thường là sờ thấy khối u hoặc nhìn thấy vú có kích thước lớn hơn. Hầu hết các khối u ở vú không phải là ung thư. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đi bác sĩ kiểm tra.

Nguyên nhân chính xác của ung thư vú vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố được biết là làm tăng nguy cơ ung thư vú. Bao gồm:

Phương pháp xạ trị ung thư vú có gì khác biệt?
  • Tuổi tác. Nguy cơ tăng lên khi bạn già đi
  • Tiền căn gia đình có người bị ung thư vú
  • Đã từng chẩn đoán ung thư vú trước đây
  • Có một khối u vú lành tính trước đây
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Uống rượu bia

Sau khi kiểm tra vú của bạn, bác sĩ chuyên khoa ung thư vú sẽ đề nghị làm thêm các xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán và điều trị. Trong đó, bạn thường sẽ cần phải siêu âm vú, chụp nhũ ảnh hoặc lấy một mẫu nhỏ mô vú để kiểm tra dưới kính hiển vi (sinh thiết). .

Các phương pháp điều trị ung thư vú

Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn đầu, việc điều trị từ sớm rất quan trọng. Bởi vì khả năng điều trị loại bỏ tế bào ung thư càng khó khi đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư vú được điều trị bằng cách kết hợp phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị với một số liệu pháp khác như miễn dịch, hormone.

Phẫu thuật thường là lựa chọn đầu tiên bạn sẽ phải thực hiện. Sau đó là hóa trị hoặc xạ trị hỗ trợ để giảm nguy cơ tái phát ung thư. Loại phẫu thuật và phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào loại ung thư vú mà bạn mắc phải cũng như tình trạng sức khỏe mỗi cá nhân. Bạn và gia đinh nên thảo luận về kế hoạch điều trị tốt nhất và phù hợp nhất với bác sĩ.

Ở một tỷ lệ nhỏ phụ nữ, ung thư vú được phát hiện sau khi khối u xâm nhập vào các cơ quan khác như xương, phổi, não. Điều này sẽ tạo ra khó khăn cho việc điều trị cũng như chăm sóc sau này. Bên cạnh các phương pháp điều trị chính ở trên, chăm sóc giảm nhẹ sẽ là khoa giúp bạn giảm bớt các triệu chứng của bệnh để vượt qua giai đoạn này.

Khi mắc ung thư vú, bạn cần nhắc lợi ích của từng phương pháp điều trị so với rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra. Thông thường, kế hoạch điều trị ung thư vú sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Xem thêm bài viết dưới đây để đưa ra lựa chọn hợp lý cho bản thân: Điều trị ung thư vú và liệu ung thư vú có chữa được không?

Xạ trị ung thư vú

Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u. Quy trình điều trị bức xạ không gây đau đớn. Tuy nhiên, có thể gây khiến da bạn khó chịu theo thời gian. Khi điều trị ung thư vú giai đoạn đầu, xạ trị thường được tiến hành sau phẫu thuật. Phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ ung thư và bức xạ giúp tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể còn sót lại sau đó. Xạ trị cũng là phương pháp có thể được chỉ định trong trường hợp ung thư vú không thể loại bỏ bằng phẫu thuật hoặc ung thư vú di căn.

Xạ trị ung thư vú hoạt động như thế nào?

Xạ trị ung thư vú sử dụng tia X hoặc các hạt có năng lượng cao đặc biệt để làm hỏng DNA của tế bào ung thư. Khi DNA của tế bào ung thư bị phá hủy, quá trình phân chia không được hoàn thành. Do đó, những tế bào này sẽ chết.

Xạ trị gây tác động cả tế bào khỏe mạnh và tế bào ung thư trong vùng mô điều trị. Tuy nhiên, bức xạ ảnh hưởng đến các tế bào ung thư nhiều hơn các tế bào bình thường. Tế bào ung thư phát triển và phân chia nhanh hơn tế bào khỏe mạnh.

Vậy nên, cấu tạo của chúng cũng được tổ chức kém hơn. Kết quả là trong khi tế bào ung thư dễ bị tiêu diệt bởi bức xạ hơn, những tế bào khỏe mạnh có khả năng tự phục hồi tốt hơn sau xạ trị. Các phương pháp điều trị bức xạ sẽ được chuẩn bị cẩn thận để đảm bảo không chỉ đạt được nhiều lợi ích nhất mà còn tối thiểu tác dụng phụ nhất có thể. 

Phương pháp xạ trị ung thư vú có gì khác biệt?
Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư vú

Các hình thức xạ trị ung thư vú

Có hai phương pháp xạ trị ung thư vú chính được sử dụng để điều trị ung thư vú là dùng bức xạ tia từ bên ngoài và dùng bức xạ tia từ bên trong. Một phương pháp khác, được gọi là xạ trị trong lúc phẫu thuật, toàn bộ quá trình xạ trị được thực hiện cùng một lúc với phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư vú.

Một loại xạ trị mới hơn, được gọi là liệu pháp proton. Đó là sử dụng các hạt proton thay vì tia X để điều trị ung thư. Liệu pháp proton cho bệnh ung thư vú không phải là phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Đây là liệu pháp vẫn đang được nghiên cứu và chưa phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Xạ trị có thể được chỉ định để điều trị tất cả các giai đoạn của ung thư vú. Điều nên lưu ý là phụ nữ có thai không nên xạ trị. Bởi vì có thể gây hại cho thai nhi. Xạ trị thường được áp dụng cho hầu hết những người phẫu thuật cắt bỏ khối u hay cắt bỏ vú. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh lý cũng như dự đoán nguy cơ tái phát ung thư vú của bạn dựa trên một số yếu tố, bao gồm:

  • Số lượng các hạch bạch huyết có tế bào ung thư
  • Kích thước của khối u

Nếu bạn có nguy cơ tái phát cao, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị hỗ trợ sau khi phẫu thuật tại khu vực từng có mô vú và có thể đến các khu vực hạch bạch huyết gần đó.

Phương pháp xạ trị ung thư vú có gì khác biệt?
Xạ trị có thể áp dụng sau phẫu thuật cắt bỏ vú

Thời gian và tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú

Thời gian điều trị bức xạ trong kế hoạch điều trị ung thư vú sẽ phụ thuộc vào tình hình sức khỏe cá nhân của bạn và tính chất của khối u. Trong nhiều trường hợp, xạ trị thường bắt đầu từ 3 đến 8 tuần sau khi phẫu thuật. Trừ khi có kế hoạch hóa trị. Nếu cần hóa trị sau phẫu thuật, xạ trị ung thư vú thường được áp dụng sau hóa trị. Lúc này, xạ trị thường bắt đầu từ 3 đến 4 tuần sau khi kết thúc hóa trị. Bác sĩ chuyên khoa ung bướu về bức xạ có thể giúp quyết định liệu trình phù hợp với bạn.

Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc vào hình thức xạ trị mà bạn đang thực hiện. Nói chung, các tác dụng phụ có xu hướng tiến triển khi quá trình điều trị kéo dàị. Trong đa số trường hợp, những tác dụng phụ thường gặp nhất là nổi mẩn đỏ, sưng tấy và bong tróc da ở khu vực được xạ trị.

Những điều cần lưu ý khi xạ trị ung thư vú

Tránh dùng thực phẩm chức năng có vitamin

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tránh dùng một số chất bổ sung vitamin chống oxy hóa khi bạn đang xạ trị ung thư vú. Đó thường là vitamin C, A, D và E. Những vitamin này có thể cản trở khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của bức xạ. Trong suốt quá trình điều trị, bạn hãy cố gắng hết sức có một chế độ ăn uống cân bằng chứa tất cả các loại vitamin cần thiết. Vitamin có nguồn gốc tự nhiên từ thực phẩm không gây ra ảnh hưởng đến việc điều trị bằng bức xạ.

Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Trong quá trình điều trị bằng tia xạ, tốt nhất nên để vùng điều trị tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này có thể đặc biệt khó khăn nếu bạn đang xạ trị ở những khu vực có thời tiết nóng hơn. Vì thế, để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:

  • Mặc quần áo dài tay và che được nhiều vùng da nhất có thể. Bất cứ khi nào bạn đi ra ngoài.
  • Tránh tiếp xúc với clo. Chất này rất dễ làm khô da. Và có thể làm cho bất kỳ phản ứng da nào của bạn trở nên tồi tệ hơn. Clo thường được sử dụng để khử trùng hầu hết các hồ bơi và bồn tắm nước nóng. Nếu bạn muốn bơi trong hồ bơi, bạn có thể thoa sáp dầu khoáng lên khu vực được điều trị để giữ clo không tiếp xúc với da.
Phương pháp xạ trị ung thư vú có gì khác biệt?
Bảo vệ da vùng xạ trị khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng

Sau khi hoàn tất quá trình xạ trị, vùng da được điều trị có thể nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn trước đây. Vì vậy bạn có thể nên thực hiện các bước bảo vệ bổ sung khi ra nắng:

  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn trên vùng da đã được điều trị.
  • Bôi kem chống nắng 30 phút trước khi bạn ra nắng.
  • Thoa lại kem chống nắng sau mỗi vài giờ, cũng như khi bạn ra khỏi nước.

Tái khám theo hẹn

Sau khi bạn hoàn thành quá trình xạ trị ung thư vú, bác sĩ chuyên khoa xạ trị sẽ lên lịch tái khám. Việc này để theo dõi các tác dụng phụ muộn và kiểm tra các dấu hiệu tái phát ung thư. Nếu bạn gặp phải một trong những vấn đề sau đây, hãy liên hệ với bác sĩ:

  • Đau dai dẳng
  • Xuất hiện các cục u mới, vết bầm tím, phát ban hoặc sưng tấy
  • Sụt cân trầm trọng không rõ nguyên nhân
  • Sốt hoặc ho không kéo dài
  • Bất kỳ triệu chứng khó chịu nào khác

Hỗ trợ đáng kể cho nhận thức về ung thư vú và tài trợ nghiên cứu đã giúp tạo ra những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú. Tỷ lệ sống sót sau ung thư vú đã tăng lên. Và số ca tử vong liên quan đến căn bệnh này đang giảm dần.

Phần lớn là do các yếu tố như phát hiện sớm hơn, phương pháp điều trị mới được cá nhân hóa. Và mọi người ngày càng hiểu biết nhiều hơn về căn bệnh này. Bên cạnh phẫu thuật, xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư vú hiện đại nhất có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như