Phương pháp điều trị tiểu buốt hiệu quả

Tiểu buốt là triệu chứng đau đớn hay bỏng rát xảy ra khi đi tiểu. Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị là cần thiết để giảm các biến chứng có thể xảy ra. Các bạn hãy tiếp tục cùng YouMed tìm hiểu cách thức điều trị tiểu buốt hiệu quả nhé!

1. Chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu buốt?

Tiểu buốt là cảm giác đau đớn, bỏng rát và rất khó chịu khi đi tiểu. Triệu chứng đau này có thể là một cảnh báo rằng bạn đang mắc một bệnh lý nghiêm trọng. Bất thường có thể xảy ra ở cơ quan tiết niệu hay cơ quan sinh dục. Vì vậy, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Từ đó, việc điều trị mới được tiến hành có hiệu quả.

>> Triệu chứng tiểu buốt gây cảm giác rất khó chịu cho người mắc phải. Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu cảnh báo rằng có thể bạn đang mắc một bệnh lý nghiêm trọng. Tìm hiểu thêm Tiểu buốt: Những nguyên nhân có thể gặp.

Để chẩn đoán chính xác bệnh, chúng ta dựa vào yếu tố nguy cơ, triệu chứng và các xét nghiệm. 

Phương pháp điều trị tiểu buốt hiệu quả
Cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

1.1. Yếu tố nguy cơ

  • Có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không an toàn gợi ý bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
  • Tiểu buốt xảy ra ở phụ nữ mang thai gợi ý có thể mắc phải nhiễm trùng đường tiểu.
  • Vừa trải qua thủ thuật, phẫu thuật ở đường tiểu gợi ý khả năng nhiễm trùng sau phẫu thuật.

1.2. Triệu chứng

Các dấu hiệu khác ở cơ quan tiết niệu và sinh dục cũng có thể gợi ý nguyên nhân. Ví dụ như nước tiểu đổi màu đục, có lẫn máu, có dịch tiết bất thường ở âm đạo (ở nữ) hay dương vật (ở nam)…

Bác sĩ sẽ khám đồng thời cơ quan bụng và cơ quan sinh dục, từ đó ghi nhận các dấu hiệu cần thiết cho chẩn đoán.

1.3. Xét nghiệm

Xét nghiệm nước tiểu cung cấp nhiều thông tin quan trọng của cơ quan tiết niệu. Lấy một mẫu nước tiểu thử với que thử và quan sát dưới kính hiển vi. Qua đó, nó giúp xác định có sự hiện diện của máu và vi khuẩn hay không. Nước tiểu của một người bình thường sẽ vô trùng và không có máu. Vì vậy, xuất hiện máu hay bất kỳ loại vi khuẩn nào trong nước tiểu chứng tỏ cơ quan tiết niệu đang bị viêm nhiễm.

Siêu âm bụng cung cấp hình ảnh giúp đánh giá cơ quan tiết niệu. Trên siêu âm bụng có thể quan sát xem có hiện diện của sỏi hay không.

Xét nghiệm các dịch tiết bất thường từ âm đạo (ở nữ) hay dương vật (ở nam) giúp phát hiện những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

2. Phương pháp điều trị tiểu buốt?

Việc điều trị tiểu buốt phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tùy nguyên nhân xuất phát ở cơ quan tiết niệu hay cơ quan sinh dục mà có những phương pháp xử lý khác nhau. Chẳng hạn:

  • Nhiễm trùng đường tiểu: có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tùy mức độ nhiễm trùng đơn giản hay phức tạp mà cách dùng thuốc và thời gian dùng thuốc sẽ khác nhau. Đối với trường hợp đơn giản, bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh dạng uống trong một thời gian ngắn. Còn đối với trường hợp phức tạp, người bệnh phải được truyền kháng sinh đường tĩnh mạch trong thời gian dài hơn.
  • Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: triệu chứng tiểu buốt sẽ mất đi khi điều trị khỏi bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như lậu, herpes… Lưu ý, bạn tình cũng cần được điều trị và kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị thuốc để tránh tái phát bệnh.
  • Sỏi: tùy vào kích thước sỏi và vị trí sỏi trên đường tiểu mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Nguyên nhân khác: nếu tiểu buốt là tác dụng phụ do sử dụng thuốc, hãy thông báo với bác sĩ của bạn để được thay đổi thuốc khác phù hợp. Nếu nguyên nhân là do sử dụng sản phẩm gây kích ứng có thể thay thế bằng loại khác.
Phương pháp điều trị tiểu buốt hiệu quả
Việc điều trị tiểu buốt phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

3. Phòng ngừa tiểu buốt

Chúng ta có thể phòng ngừa tiểu buốt bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt như:

  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng biện pháp bảo vệ giúp giữ an toàn cho bản thân và cho bạn tình.
  • Không sử dụng các sản phẩm có nhiều hương liệu dễ gây kích ứng vùng kín và đường tiểu.
  • Tránh rượu, cà phê, thức ăn cay để không gây kích thích bàng quang.

Tiểu buốt có thể là triệu chứng báo hiệu một bệnh lý nghiêm trọng. Nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và khả năng sinh sản sau này.

Vì vậy, người bệnh có triệu chứng nên đến khám tại cơ sở y tế để xác định nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân gây tiểu buốt và có các phương pháp phù hợp giúp điều trị hiệu quả. Ngoài ra, thay đổi thói quen sống cũng giúp phòng ngừa tiểu buốt xảy ra.

Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong