Phụ thuộc Nicotine: làm sao để cai thuốc lá thành công?

Phụ thuộc nicotine hay cách gọi khác là nghiện thuốc lá là một hội chứng thường gặp, đặc biệt là nam giới ở Việt Nam. Mặc dù biết rằng hút thuốc lá rất có hại, nhưng đã nhiều lần thất bại trong việc cai thuốc lá. Nếu như vậy, YouMed sẽ giúp bạn thông qua bài viết dưới đây.

1.    Hội chứng phụ thuộc Nicotine là gì?

Phụ thuộc nicotine xảy ra khi bạn cần sử dụng nicotine và không thể ngưng sử dụng nicotine. Nicotine là một hợp chất hóa học chứa trong thuốc lá và khiến bạn khó bỏ nó. Nicotine tạo nên sự thoải mái, tuy nhiên chỉ là tạm thời. Vì vậy, bạn cần thêm hút thêm điếu thuốc khác để kéo dài sự thoải mái này. Bạn càng hút nhiều thuốc lá, bạn càng cần hút nhiều hơn để cảm thấy thoái mái. Khi bạn cố gắng ngưng, bạn sẽ trải qua những thay đổi gây khó chịu về tinh thần và thể chất. Đây là những triệu chứng của việc ngưng nicotine.

Bất kể bạn đã hút thuốc lá được bao lâu, việc ngưng thuốc lá sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Việc thoát khỏi sự phụ thuộc nicotine thường không hề dễ dàng, tuy nhiên không phải là không thể. Có nhiều phương pháp hiệu quả giúp bạn đạt được điều này. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Phụ thuộc Nicotine: làm sao để cai thuốc lá thành công?

Phụ thuộc Nicotine: làm sao để cai thuốc lá thành công?
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra tình trạng phụ thuộc nicotine và nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe

2.    Nguyên nhân gây nên phụ thuộc nicotine

Nicotine là một chất trong thuốc lá có tính gây nghiện. Nicotine sẽ khuếch tán lên não của bạn sau vài giây khi bạn hút thuốc. Trong não, nicotine làm tăng giải phóng các hóa chất trong não, gọi là chất dẫn truyền thần kinh, các chất này giúp điều chỉnh tâm trạng và hành vi của bạn.

Dopamine, một trong những chất dẫn truyền thần kinh này, được giải phóng và tác động lên trung tâm tự thưởng và gây cảm giác khoái cảm và cải thiện tâm trạng.

Bạn càng hút nhiều thuốc lá, bạn càng cần nhiều nicotine hơn để đạt được cảm giác thoải mái. Nicotine nhanh chóng trở thành một phần cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Và ảnh hưởng đến thói quen và cảm xúc của bạn.

Những tình huống phổ biến gây ra sự thôi thúc hút thuốc, bao gồm:

  • Uống cà phê hoặc nghỉ giải lao tại nơi làm việc.
  • Đang nói chuyện điện thoại.
  • Uống rượu.
  • Lái xe.
  • Thời gian bạn dành cho gia đình và bạn bè.

Để vượt qua sự phụ thuộc nicotine, bạn cần nhận thức được các yếu tố thúc đẩy sự thèm muốn thuốc lá, và tìm cách đối mặt với những yếu tố này.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến phụ thuộc nicotine

Bất kỳ ai hút thuốc lá hay sử dụng các dạng khác của thuốc lá đều có nguy cơ lệ thuộc nicotine. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm:

  • Tuổi. Hầu hết mọi người bắt đầu hút thuốc lá từ thời thanh thiếu niên. Vì hút thuốc kéo dài nên khả năng nghiện thuốc lá càng cao.
  • Di truyền. Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng lên cách các thụ thể trên bề mặt tế bào thần kinh của não phản ứng với nicotine do hút thuốc lá.
  • Cha mẹ và bạn bè xung quanh. Trẻ em lớn lên trong gia đình có cha mẹ hút thuốc lá thì nhiều khả năng sẽ hút thuốc. Bạn bè xung quanh cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hút thuốc của trẻ.
  • Trầm cảm hoặc những bệnh lý tâm thần khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa trầm cảm và việc hút thuốc lá. Các bệnh lý khác như tâm thần phân liệt, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, …
  • Sử dụng chất ma túy. Những người lạm dụng rượu, chất ma túy nhiều khả năng sẽ nghiện thuốc lá.

3.    Triệu chứng

Đối với một số cá nhân, sử dụng một lượng nhỏ thuốc lá cũng có thể nhanh chóng dẫn đến tình trạng phụ thuộc nicotine. Các triệu chứng và dấu hiệu cho thấy bạn đang phụ thuộc nicotine bao gồm:

Phụ thuộc Nicotine: làm sao để cai thuốc lá thành công?
Khó từ bỏ việc hút thuốc lá là điều thường gặp

  • Không thể ngừng hút thuốc lá. Bạn đã từng thử bỏ thuốc lá, tuy nhiên không thành công.
  • Bạn trải qua các triệu chứng của hội chứng cai khi đang cố gắng ngưng thuốc lá. Các triệu chứng liên quan đến thể chất và tâm trạng như thèm thuốc, lo lắng, khó chịu, bồn chồn, khó tập trung, tâm trạng chán nản, thất vọng, tức giận, mất ngủ, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Bạn tiếp tục hút thuốc mặc dù gặp các vấn đề về sức khỏe. Mặc dù bạn đang có các vấn đề về sức khỏe, như tim, phổi, bạn vẫn không thể dừng lại.
  • Bạn không tham gia các hoạt động xã hội. Bạn có thể không đến những nơi cấm hút thuốc. Hay không quan hệ với những người khó chịu khi bạn hút thuốc.

Khi nào bạn cần đến sự chăm sóc của bác sĩ

Bạn không nên ở một mình khi đang cố gắng bỏ thuốc lá nhưng chưa thành công. Hầu hết những người muốn ngưng thuốc lá cần phải trải qua những giai đoạn khó khăn trước khi đạt được sự ổn định lâu dài.

Bạn có nhiều khả năng thành công trong việc ngưng thuốc lá nếu như bạn có một kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề về thể chất và tinh thần khi ngưng nicotine. Sử dụng thuốc và tuân thủ những hướng dẫn của các chuyên gia giúp bạn gia tăng khả năng thành công trong việc ngưng nicotine. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể cai thuốc lá thành công.

Biến chứng của việc phụ thuộc nicotine

Thuốc lá chứa nhiều hơn 60 hóa chất gây ung thư và hàng ngàn chất gây độc khác. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cao hơn rất nhiều so với những người không hút thuốc lá.

Những biến chứng thường gặp:

  • Ung thư phổi và các bệnh lý về phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư phổi. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng gây các bệnh về phổi như khí phế thủng và viêm phế quản mạn. Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng làm cho bệnh hen trở nên nặng hơn.
  • Các bệnh lý ung thư khác. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như ung thư miệng, vòm họng, thực quản, thanh quản, bàng quang, gan, thận, cổ tử cung, … Nhìn chung, hút thuốc lá làm tăng 30% nguy cơ mắc ung thư và tử vong vì ung thư.
  • Các vấn đề về tim và hệ tuần hoàn. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý mạch máu tim và đột quỵ. Nếu bạn mắc bệnh tim hay mạch máu, chẳng hạn suy tim, hút thuốc làm xấu đi bệnh của bạn.
  • Đái tháo đường. Hút thuốc làm tăng sự đề kháng insulin, tạo tiền đề cho sự tiến triển của bệnh đái tháo đường loại 2. Còn nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường, hút thuốc lá đẩy nhanh quá trình tổn thương các cơ quan như thận và mắt, hay mạch máu tim.

Những biến chứng ít gặp khác:

  • Những vấn đề về mắt. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể và giảm thị lực do thoái hóa điểm vàng.
  • Vô sinh và bất lực. Hút thuốc làm tăng nguy cơ giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và bất lực ở nam giới.
  • Biến chứng khi mang thai. Những bà mẹ hút thuốc trong khi mang thai có nguy cơ sinh non cao hơn và sinh ra những đứa trẻ nhẹ cân hơn.
  • Cảm lạnh, cúm và các bệnh khác. Những người hút thuốc dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh và viêm phế quản.
  • Bệnh về răng và nướu. Hút thuốc có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển viêm nướu và nhiễm trùng nướu nghiêm trọng có thể phá hủy hệ thống hỗ trợ cho răng (viêm nha chu).

Hút thuốc cũng gây ra những nguy cơ tác động đến sức khỏe cho những người xung quanh bạn. Vợ/chồng hay bạn tình của những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim cao hơn so với những người không sống chung với người hút thuốc. Trẻ em có cha mẹ hút thuốc dễ bị hen suyễn, nhiễm trùng tai và cảm lạnh.

4.    Chẩn đoán

Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi để xem mức độ phụ thuộc của bạn vào nicotine. Xác định được mức độ phụ thuộc của bạn sẽ giúp bác sĩ xác định kế hoạch điều trị phù hợp với bạn. Bạn càng hút nhiều thuốc lá mỗi ngày và hút thuốc càng sớm, khả năng bạn phụ thuộc càng cao.

5.    Điều trị

Bạn cần có sự nỗ lực rất nghiêm túc để có thể ngưng được thuốc lá thành công. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc thay thế và được tư vấn cách đầy đủ sẽ đạt hiệu quả cao.

Thuốc

Một số sản phẩm giúp bỏ thuốc lá được gọi là liệu pháp thay thế nicotine vì chúng có chứa lượng nicotine khác nhau. Một số thuốc cần có toa thuốc của bác sĩ để có thể mua, một số thì không. Bất kỳ sản phẩm nào trong số này cũng có thể giúp giảm cảm giác thèm nicotine và các triệu chứng cai thuốc, làm gia tăng khả năng thành công bỏ thuốc của bạn.

Mặc dù bạn có thể mua một số sản phẩm bỏ thuốc mà không cần toa bác sĩ, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi quyết định mua thuốc. Bác sĩ sẽ giúp bạn chọn loại thuốc phù hợp, khi nào bắt đầu sử dụng và tác dụng phụ.

Tư vấn

Thuốc giúp bạn đối phó bằng cách giảm các triệu chứng cai và thèm thuốc. Trong khi đó, các phương pháp điều trị hành vi giúp bạn phát triển các kỹ năng cần thiết để từ bỏ thuốc lá cho tốt. Bạn càng dành nhiều thời gian với tư vấn viên, kết quả điều trị của bạn sẽ càng tốt.

Phương pháp để tránh hút thuốc

Thuốc lá điện tử (thuốc lá điện tử) đã được chứng minh là không an toàn và cũng không hiệu quả hơn trong việc giúp mọi người cai thuốc lá hơn thuốc thay thế nicotine. Trên thực tế, nhiều người sử dụng thuốc lá điện tử để cai thuốc lá thấy mình sử dụng cả hai sản phẩm thay vì bỏ thuốc lá.

Không nên thay thế một loại sử dụng thuốc lá khác để hút thuốc. Thuốc lá dưới mọi hình thức không an toàn. Tránh xa các sản phẩm này:

  • Sản phẩm thuốc lá hòa tan
  • Thuốc lá không khói
  • Kẹo mút Nicotine và son dưỡng
  • Xì gà và ống

Phụ thuộc Nicotine: làm sao để cai thuốc lá thành công?
Thuốc lá điện tử vẫn chứa một lượng lớn nicotine và các chất khác

6.    Phòng ngừa hội chứng phụ thuộc nicotine

Cách tốt nhất để ngăn chặn sự phụ thuộc vào nicotine là không sử dụng thuốc lá ngay từ đầu.

Cách tốt nhất để giữ trẻ không hút thuốc là không hút thuốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có cha mẹ không hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc thành công sẽ ít hút thuốc hơn.

>>Tham khảo thêm bài viết Tác hại của thuốc lá: Lời cảnh báo cho sức khỏe chúng ta! để nắm rõ hơn những tác hại nặng nề của thuốc lá lên sức khỏe.

Nếu bạn nhận biết được tác hại của thuốc lá như thế nào đến cơ thể của chính bạn và những người xung quanh, thì bạn nên ngưng hút thuốc lá ngay từ hôm nay. Nếu bạn không thể bỏ được thuốc lá, hãy áp dụng những cách YouMed đã nêu qua bài viết qua. Và hãy đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn nếu việc ngưng thuốc lá trở nên quá khó khăn với bạn. Chúc bạn bỏ thuốc lá thành công.

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong