Phình động mạch chủ: Sát thủ thầm lặng

Bệnh phình động mạch chủ là một bệnh lý không thường gặp (khoảng 1% ở người Việt Nam > 65 tuổi). Tuy nhiên đây là bệnh rất nguy hiểm vì có tỉ lệ biến chứng tử vong cao. Bệnh thường diễn tiến âm thầm không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khi khối phình có kích thước to hoặc có biến chứng, nên phình động mạch chủ được gọi là “sát thủ thầm lặng”. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu hơn về bệnh để có thể chủ động phòng ngừa cũng như điều trị sớm và hiệu quả.

1. Động mạch chủ là gì?

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể, có chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Về cơ bản, động mạch chủ có thể chia thành 5 đoạn: gốc động mạch chủ, động mạch chủ ngực lên, quai động mạch chủ, động mạch chủ ngực xuống và động mạch chủ bụng. 

Phình động mạch chủ: Sát thủ thầm lặng
Phân chia các đoạn động mạch chủ ở người

Ở người khỏe mạnh, đường kính động mạch chủ thường không vượt quá 40mm và nhỏ dần về hạ lưu. Đường kính này thay đổi theo vài yếu tố gồm tuổi, giới, kích thước cơ thể và huyết áp.

>> Xem thêm: Hẹp van động mạch phổi: Bệnh van tim nguy hiểm và những điều cần biết

2. Bệnh phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ là tình trạng một đoạn động mạch giãn rộng với đường kính đoạn giãn ≥ 1,5 lần bình thường. Vị trí phình có thể xảy ra ở mọi nơi suốt dọc chiều dài của động mạch chủ. Trong đó, 80-85% động mạch chủ bị phình xuất hiện ở đoạn dưới chỗ xuất phát các động mạch thận. 

Phình động mạch chủ: Sát thủ thầm lặng

Bệnh gồm 2 nhóm bệnh khác nhau về nguyên nhân và thương tổn. Hai nhóm bệnh này gồm: giả phình động mạch chủ (<5%) và phình động mạch chủ do bệnh lý (>95%). Tỉ lệ bị bệnh ở người > 65 tuổi tại Việt Nam khoảng 1%.

3. Nguyên nhân

Phình động mạch chủ xảy ra khi thành động mạch chủ suy yếu theo tuổi. Bệnh còn do các bệnh lý và tình trạng có xu hướng ảnh hưởng đến tất cả các mạch máu của cơ thể.

Các yếu tố nguy cơ hàng đầu:

  • Hút thuốc: yếu tố nguy cơ chính của bệnh. Những người hút thuốc có tỉ lệ phình động mạch chủ tăng gấp 5 lần so với những người không hút thuốc.
  • Lão hóa: bệnhủ rất hiếm gặp ở những người dưới 60 tuổi.
  • Giới tính nam: bệnh xảy ra phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới.
  • Tăng huyết áp: đặc biệt nếu không được điều trị, có thể làm tăng nguy cơ hình thành phình mạch. Trên 40% bệnh nhân phình động mạch chủ có tăng huyết áp kèm theo.
  • Xơ vữa động mạch: xảy ra do cholesterol cao, đái tháo đường và tăng huyết áp.
  • Tiền sử gia đình bị bệnh: một yếu tố nguy cơ quan trọng.
  • Một số bệnh di truyền.

Chấn thương ở bụng hoặc ngực có thể gây phình động mạch chủ tiến triển hoặc vỡ.

4. Triệu chứng và biến chứng

Đa số bệnh nhân phình động mạch chủ bụng không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ. Các triệu chứng biểu hiện khi khối phình có kích thước khá lớn hoặc khi xảy ra biến chứng.

4.1. Triệu chứng phình động mạch chủ ngực

Đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất. Khi có đau ngực, bệnh nhân thường đã có biến chứng như bóc tách động mạch chủ hoặc khối phình dọa vỡ. Các triệu chứng khác xuất hiện khi khối phình có kích thước đủ lớn và tùy thuộc vị trí khối phình. Khối phình chèn ép vào các cấu trúc trong lồng ngực gây ra các triệu chứng như:

  • Nếu phình ở đoạn động mạch chủ lên hoặc phần quai động mạch chủ: triệu chứng suy tim kèm theo hở van động mạch chủ. Khối phình lớn có thể gây khó nuốt nếu chèn vào thực quản. Khàn tiếng xuất hiện khi khối phình chèn vào dây thần kinh thanh quản quặt ngược trái. Khó thở, ho ra máu xảy ra nếu khối phình chèn vào cây khí phế quản. Hội chứng tĩnh mạch chủ trên (phù mặt, cổ, chi trên) gặp trong trường hợp chèn vào tĩnh mạch chủ. Tai biến mạch não có thể gặp nếu phình chèn ép vào mạch cảnh.
  • Nếu phình ở động mạch chủ xuống: thường ít triệu chứng hơn so với phình ở đoạn chủ lên và phần quai. Thường chỉ xuất hiện triệu chứng khi khối phình rất lớn, có thể chèn ép gây đau lưng hoặc đau do biến chứng bóc tách động mạch chủ.

>> Xem thêm: Hẹp van động mạch chủ: Tất tần tật những điều cần biết

4.2. Triệu chứng phình động mạch chủ bụng

  • Như phình động mạch chủ ngực, phình động mạch chủ bụng thường không có triệu chứng trong thời gian dài.
  • Các dấu hiệu có thể gặp của bệnh: đau bụng, đau lưng không điển hình, khối ở bụng đập theo nhịp đập của tim, tắc mạch chi dưới do thuyên tắc huyết khối hoặc mảng xơ vữa từ khối phình bắn đi.

4.3. Biến chứng

Biến chứng nguy hiểm nhất của phình động mạch chủ là vỡ túi phình. Bệnh nhân bị vỡ động mạch chủ nếu không phẫu thuật, can thiệp kịp thời chắc chắn tử vong. Chính vì bệnh đa số không có triệu chứng cho đến khi có biến chứng nên phình động mạch chủ được gọi là “Sát thủ thầm lặng”.

Triệu chứng:

  • Phình động mạch chủ ngực vỡ bao gồm: sốc, tụt huyết áp, đau ngực, khó thở.
  • Phình động mạch chủ bụng vỡ bao gồm: đau bụng, chướng bụng, hội chứng chảy máu trong ổ bụng.

5. Chẩn đoán phình động mạch chủ

Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường là do biến chứng vỡ. Kết quả điều trị sẽ tốt hơn nhiều nếu chẩn đoán trước khi có bất kỳ triệu chứng nào. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán:

  • Sàng lọc: Hầu hết các phình động mạch chủ trước vỡ được chẩn đoán qua sàng lọc. Những người có yếu tố nguy cơ cao sẽ được sàng lọc đặc biệt. Sàng lọc được tiến hành ngay cả khi không có triệu chứng hoặc dấu hiệu khi khám thực thể.
  • Khám thực thể: Một khối lớn nằm sâu trong bụng được phát hiện bằng khám thực thể. Khối này gặp ở khoảng 33% những người có phình động mạch chủ bụng.
  • X-quang ngực: Nhiều phình động mạch chủ ngực được phát hiện đầu tiên bằng X-quang ngực.
  • Siêu âm: Siêu âm đặc biệt nhạy trong chẩn đoán bệnh. Đây là một xét nghiệm chẩn đoán an toàn, nhanh chóng và hữu ích trong các tình huống khẩn cấp.
  • CT scan: có thể phát hiện những thay đổi trong cấu trúc của động mạch chủ. CT scan có thể hữu ích trong việc lên kế hoạch phẫu thuật.
  • MRI: giống như CT, là một kỹ thuật hình ảnh có thể xác định các bất thường về giải phẫu.

6. Điều trị phình động mạch chủ

6.1. Điều trị nội khoa

Chủ yếu là điều trị các bệnh lý nguyên nhân gây ra bệnh:

  • Điều trị và kiểm soát tốt huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp (ức chế beta, ức chế thụ thể/ men chuyển).
  • Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân có đái tháo đường.
  • Kiểm soát cholesteron máu (liệu pháp statin) ở bệnh nhân rối loạn lipid máu.

6.2. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật thay đoạn động mạch bị phình bằng mạch máu nhân tạo là phương pháp điều trị kinh điển. Đây là một phẫu thuật lớn với các nguy cơ biến chứng cao. Cần phải đánh giá các yếu tố liên quan trước khi phẫu thuật (tuổi, các bệnh lý kèm theo, chức năng các cơ quan…).

Phình động mạch chủ: Sát thủ thầm lặng
Phẫu thuật thay phình động mạch chủ bằng mạch máu nhân tạo

6.3. Can thiệp nội mạch

Đặt ống ghép nội mạch là một phương pháp điều trị ít xâm lấn được phát triển trong khoảng 20 năm gần đây. Đặt ống ghép nội mạch có thể thay thế phẫu thuật kinh điển ở nhiều đoạn phình. Phương pháp này đặt biệt ưu thế ở những bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo, lớn tuổi, nguy cơ phẫu thuật cao, tổng trạng kém.

Can thiệp nội mạch giúp giảm số ngày nằm viện, giảm biến chứng và tử vong tuy nhiên giá thành vẫn còn cao.

Phình động mạch chủ: Sát thủ thầm lặng
Can thiệp nội mạch phình động mạch chủ

6.4. Hybrid

Hybrid được hiểu là kỹ thuật ứng dụng đồng thời phẫu thuật và can thiệp nội mạch trên một bệnh nhân. Kỹ thuật Hybrid phát triển ở Việt Nam từ năm 2012 giúp làm giảm chi phí, giảm nguy cơ phẫu thuật. Hybrid còn cho phép điều trị các bệnh lý phức tạp ( không can thiệp đơn thuần được) một cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn phẫu thuật kinh điển.

7. Phòng ngừa

  • Không hút thuốc: Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính với tất cả bệnh về mạch máu.
  • Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là tác nhân quan trọng gây ra bệnh mạch máu. Duy trì huyết áp bình thường bằng cách sử dụng chế độ ăn uống, kiểm soát căng thẳng. Dùng thuốc kiểm soát huyết áp sẽ làm giảm khả năng phát triển phình động mạch chủ.
  • Kiểm soát mức cholesterol của bạn: cholesterol cao dẫn đến xơ vữa động mạch. 
  • Khám sức khoẻ thường xuyên: khám sức khoẻ định kỳ rất quan trọng. Bác sĩ có thể phát hiện ra rằng bạn có nguy cơ bị bệnh và cần xét nghiệm sàng lọc. Khi bạn khám thường xuyên, các yếu tố nguy cơ của phình động mạch chủ có thể được phát hiện và điều trị sớm.

Với những hiểu biết cơ bản về phình động mạch chủ, chúng ta hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa tích cực và hiệu quả góp phần nâng cao sức khỏe cũng như phòng bệnh. Nên khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm trước khi diễn tiến thành biến chứng. Khi phát hiện bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và tuân thủ điều trị để có kết quả tốt nhất. Đừng để phình động mạch chủ trở thành một sát thủ vì bạn có kiến thức và có thể phòng ngừa.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái
Hình ảnh tin tức 4 lưu ý người bệnh cần biết sau điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
Ung thư vú là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo
Hình ảnh tin tức Giải đáp nhanh băn khoăn về cách “thích ứng” với những thay đổi của cơ thể và lịch thăm khám sau điều trị ung thư vú
Sau khi kết thúc thời gian điều trị, người bệnh ung thư vú sẽ dần quay lại với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hồi phục sau
Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai