Phân biệt cây vông có độc và những triệu chứng ngộ độc quả vông

Mỗi năm, ở nước ta ghi nhận khá nhiều ca ngộ độc quả vông, chủ yếu gặp ở trẻ em trong độ tuổi đến trường. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về loại ngộ độc thực phẩm này rất quan trọng, nhằm nhận biết

Mỗi năm, ở nước ta ghi nhận khá nhiều ca ngộ độc quả vông, chủ yếu gặp ở trẻ em trong độ tuổi đến trường. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về loại ngộ độc thực phẩm này rất quan trọng, nhằm nhận biết sớm triệu chứng để cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên biết quả vông là gì và cách nhận dạng loại quả vông gây độc để tránh xa.

Cùng Nhà thuốc Bắc Giang tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

Ngộ độc quả vông là loại nào?

Tùy theo mỗi vùng miền có nhiều loại cây cùng được gọi là cây vông, phổ biến nhất là vông nem, vông vang và vông đồng. Trong số này, vông nem và vông vang được sử dụng làm thuốc, còn cây gây ngộ độc là cây vông đồng (tên khoa học: Hura crepitans L.), thuộc họ Thầu dầu.

Cây vông đồng còn có tên gọi khác là bã đậu tây.

Phân biệt cây vông có độc và những triệu chứng ngộ độc quả vông

Đặc điểm nhận dạng của cây vông đồng gây ngộ độc quả vông như sau:

  • Cây gỗ lớn, có thể cao tới 40m nếu sống trong môi trường tự nhiên
  • Bề mặt thân có gai hình nón sẫm màu, vỏ thân màu xám
  • Lá hình trứng rộng, màu xanh lục, mỏng như tờ giấy, dài khoảng 5-29cm, rộng khoảng 5-17cm, cuống lá dài khoảng 5-20cm, mép có răng cưa
  • Hoa đơn tính; hoa đực màu đỏ, không có cánh hoa, mọc thành chùm dài khoảng 5cm; hoa cái màu nâu đỏ, mọc đơn độc ở nách lá
  • Quả nang hình giống quả bí ngô tròn, to cứng, dài khoảng 3-5cm, rộng khoảng 5-8cm, khi chín có màu nâu đỏ. Quả gồm 12-20 mảnh hình múi nổi tròn, khi chín bật vỡ rất mạnh và phóng hạt đi xa
  • Hạt dẹt hình mắt chim, bên trên phủ lông, vỏ cứng, rộng khoảng 2 cm
  • Nhựa cây màu trắng.

Thành phần của cây vông đồng gây ngộ độc quả vông bao gồm:

  • Hạt chứa 37,1% dầu béo và 25,63% protein. Trong hạt còn có chứa một toxin gây độc nhưng chưa có nghiên cứu sâu
  • Vỏ thân, nhựa có chứa chất diệt sâu bọ.

Các bộ phận của cây vông gây ngộ độc

Phân biệt cây vông có độc và những triệu chứng ngộ độc quả vông

Cây vông đồng được trồng ở ven đường, trong công viên, trường học lấy bóng mát. Nhiều bộ phận của cây này gây độc cho con người:

  • Nhựa cây gây dị ứng nghiêm trọng cho da, sưng tấy giống như phù mạch, viêm kết mạc mũi, bắn vào mắt gây sưng đỏ mắt. Ngày trước, nhựa cây vông đồng được sử dụng làm chất độc cho mũi tên. Tại Giava (Indonesia) dùng nhựa cây này làm thuốc trừ sâu.
  • Hạt có tính xổ mạnh, có thể gây chết người. Trẻ nhỏ hay hái trái chơi và ăn phải hạt nên ngày nay cây này không còn được trồng phổ biến.
  • Quả có vị ngọt bùi, ăn giống như hạt mít luộc nhưng sau khi ăn sẽ có biểu hiện ngộ độc quả vông. Vì vậy, quả vông ăn được không thì câu trả lời là không.

Triệu chứng ngộ độc quả vông đồng

Người bị ngộ độc quả vông sẽ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến như sau:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn nhiều
  • Tiêu chảy

Khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện hay phòng khám để cấp cứu, các bác sĩ thường sẽ xử trí ngộ độc quả vông đồng bằng các cách như sau:

  • Rửa dạ dày
  • Bổ sung dịch
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận, điện giải đồ…
Trong Y học cổ truyền, người ta cũng có thể sử dụng bã đậu tây để điều trị một số bệnh như hủi và nhuận tràng, tuy nhiên, cần tuân thủ đúng liều lượng khi dùng vì chỉ cần quá liều là có thể gây chết người. Vì vậy, mọi người không nên tiếp xúc gần với loài cây này. Người lớn cần khuyến cáo trẻ em về ngộ độc quả vông, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn đọc của Nhà thuốc Bắc Giang những thông tin hữu ích. Ngộ độc quả vông là một trong những tình trạng ngộ độc thực phẩm rất thường gặp ở trẻ em. Vì vậy, người lớn nên hướng dẫn và cảnh báo trẻ những loại trái có thể ăn được và những loại nào có nguy cơ gây ngộ độc cần nên tránh xa để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan