Ô nhiễm không khí, bụi mịn PM2.5 gây hại thế nào tới sức khỏe?

Bụi mịn PM2.5 là gì? Chúng đến từ đâu? Ô nhiễm không khí báo động trong những ngày gần đây có thể gây hại gì đến sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Bụi mịn PM2.5 là gì?

Bụi là tập hợp nhiều hạt lỏng và rắn, lơ lửng trong không khí. Một số hạt có thể thấy được bằng mắt thường (bụi bẩn, khói, bồ hóng). Tuy nhiên, có những hạt rất nhỏ, chỉ có thể thấy được bằng kính hiển vi điện tử. Các hạt siêu nhỏ này có thể gây hại tới sức khỏe hơn những hạt lớn.

Hiện nay, khi tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động, các dạng hạt bụi đang được quan tâm là PM10 và PM2.5. PM là viết tắt của Particular Matter (hạt), con số phía sau là chỉ kích thước của hạt bụi. 

  • PM10: là các hạt có thể hít vào, đường kính khoảng từ 2,5 – 10 micromet.
  • PM2.5: là các hạt mịn có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet.

Để hình dung kích thước bụi PM2.5 nhỏ như thế nào. Hãy tưởng tượng, một sợi tóc mỏng manh của bạn có đường kính 70 micromet. Có nghĩa là một hạt bụi mịn có nhỏ hơn 30 lần đường kính sợi tóc. 

Ô nhiễm không khí, bụi mịn PM2.5 gây hại thế nào tới sức khỏe?
Bụi mịn là tập hợp nhiều hạt lỏng và rắn, lơ lửng trong không khí

Hạt bụi mịn và ô nhiễm không khí gần đây đến từ đâu?

Các hạt bụi có nhiều kích thước, hình dạng và có thể được tạo thành từ hàng trăm hóa chất khác nhau. Chúng có thể đến từ các công trình xây dựng, ống khói nhà máy, các đám cháy rừng từ cách đó hàng ngàn cây số. 

Hầu hết các hạt ô nhiễm trong không khí là kết quả của phản ứng phức tạp của hóa chất phát ra từ nhà máy, khu công nghiệp, phương tiện giao thông…

Ô nhiễm bụi tác động như thế nào lên sức khỏe? 

Các hạt bụi nhỏ li ti khi hít vào có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong thành phần bụi có thể có nhiều chất khác nhau, như carbon, amoniac,… rất có hại.

Các hạt bụi to thông thường (cát, bụi to) có thể gây dị ứng mắt, mũi và cổ họng nhưng thường không đi sâu vào đến phổi. Bụi mịn và siêu mịn với kích thước nhỏ là đáng lo ngại nhất vì có thể đi sâu vào phổi, thậm chí vào máu. Trong số đó, bụi PM2.5 là có nguy cơ cao nhất đối với sức khỏe. 

Ô nhiễm không khí, bụi mịn PM2.5 gây hại thế nào tới sức khỏe?
Bụi mịn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người

Ảnh hưởng lâu dài:

Những người tiếp xúc với bụi mịn trong một thời gian dài dễ gặp nhiều vấn đề về tim mạch và bệnh phổi hơn những người sống ở nơi không khí trong lành.  Bất lợi cho sinh đẻ như sinh con nhẹ cân. Có liên quan đến việc giảm sự phát triển phổi ở trẻ em, ung thư, tử vong sớm.

Ảnh hưởng tức thời:

Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong vài giờ hay vài ngày làm kích ứng mắt, mũi, hô hấp. Đặc biệt, dễ gây lên cơn hen ở người hen suyễn.

Những ai dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí hơn?

  • Mắc bệnh tim như suy tim, đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim,
  • Mắc bệnh phổi như COPD, hen suyễn
  • Người cao tuổi
  • Trẻ em, trẻ vị thành niên. Vì hệ tuần hoàn của trẻ trong giai đoạn này còn đang phát triển, nên hô hấp của trẻ diễn ra mạnh mẽ hơn. Vì vậy hô hấp của trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm
  • Phụ nữ có thai. Môi trường ô nhiễm sẽ có hại cho cả bà mẹ và thai nhi. 
Ô nhiễm không khí, bụi mịn PM2.5 gây hại thế nào tới sức khỏe?
Trẻ em, người già, phụ nữ mang thai,… là những người dễ bị ảnh hưởng bởi bụi mịn

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại, độ tuổi mà ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng dài hạn hoặc ngắn hạn tới cơ thể.

  • Ngay cả ở người khỏe mạnh, cũng có thể gặp các triệu chứng như kích ứng mắt (ngứa, chảy nước mắt); ho, nặng ngực, khó thở; ngứa da, kích ứng mũi và cổ họng. Những triệu chứng này sẽ biến mất khi tình hình không khí được cải thiện.
  • Ở những người có sẵn bệnh phổi: ô nhiễm khói bụi sẽ làm tăng các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực.
  • Nếu có sẵn bệnh tim mạch, việc tiếp xúc với bụi có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng chỉ trong thời gian ngắn phơi nhiễm, bao gồm lên đau thắt ngực, đột quỵ. Các tình trạng này có thể đột ngột xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. 

Phòng tránh tác hại của ô nhiễm không khí lên cơ thể như thế nào?

  • Không tập thể dục mạnh ơ nơi ô nhiễm khiến phải hít thở nhanh hơn hoặc sâu như đạp xe, chạy bộ…
  • Hạn chế đi lại trên những con đường đông đúc – những nơi này chất lượng không khí thường xấu do khí thải từ các phương tiện giao thông.
  • Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà giúp làm sạch không khí.
  • Lau nhà sạch sẽ mỗi ngày.
  • Hạn chế làm ô nhiễm thêm không khí như đun nấu bằng than củi, đốt nhang…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau củ quả để bảo vệ sức khỏe chung.
Ô nhiễm không khí, bụi mịn PM2.5 gây hại thế nào tới sức khỏe?
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau củ quả là một trong những cách duy trì sức khỏe dễ dàng nhất

Ở những người dễ bị ảnh hưởng, cần hết sức chú ý sức khỏe trong những ngày ô nhiễm không khí này. Nếu xuất hiện những triệu chứng như ho, ngứa họng, khó thở, ngứa mắt, chảy nước mắt kéo dài,… bạn cần đi khám bác sĩ ngay. 

Bác sĩ Trần Thanh Long

>> Xem thêm: Ứng dụng cần thiết cho sức khỏe trong thời điểm ô nhiễm không khí

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như