Những triệu chứng tiền kinh nguyệt: Nhận diện bất thường và cách làm giảm triệu chứng.

Ở phụ nữ sau tuổi dậy thì, nhất là khoảng độ tuổi 20, trước khi vào kì kinh nguyệt, các bạn đã bao giờ trải qua trạng thái dễ cáu gắt, dễ buồn, dễ khóc, ăn uống mất kiểm soát chưa? Đó thật ra là biểu hiện thường rất hay gặp còn gọi là Hội chứng tiền kinh nguyệt, hay tình trạng nặng nề hơn của hội chứng này đó là Rối loạn khí sắc chu kì kinh.

1. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, hầu như khoảng 80% đều trải qua sự biến đổi về cơ thể, cảm xúc, giấc ngủ trong mỗi kì kinh nguyệt. Chúng ta sẽ lấy ví dụ một người phụ nữ có chu kinh đều, giao động từ 28 – 30 ngày, thường ngày thứ 14 của chu kì sẽ là ngày rụng trứng và sau đó 2 tuần sẽ có kinh.

Thời điểm rụng trứng này được cho là lúc chúng ta bắt đầu có những biến đổi về mặt sinh lý do sự thay đổi nội tiết tố, và những triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ bắt đầu trước ngày ra kinh từ 5 – 7 ngày (tức là từ ngày thứ 21 – 27) của chu kì. Những triệu chứng thường thấy như dễ cáu gắt, lo âu, thấy dễ buồn hơn, thèm ăn vặt nhiều, giảm hứng thú trong công việc và các hoạt động hằng ngày.

>>> Xem thêm: Chu kì kinh nguyệt của bạn có đang bất thường?

Bên cạnh các triệu chứng về cảm xúc thì còn các biến đổi về mặt cơ thể như căng tức vú, đau đầu,chóng mặt, đầy hơi, tay chân sưng phù,…Những triệu chứng trên được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và đây được xem là tình trạng sinh lý ở phụ nữ. Nó sẽ tự hết sau khi có kinh và xuất hiện trở lại khi vào một chu kì mới.

Những triệu chứng tiền kinh nguyệt: Nhận diện bất thường và cách làm giảm triệu chứng.

2. Rối loạn khí sắc chu kì kinh (PMDD)

Rối loạn khí sắc chu kì kinh (PMDD) có thể được xem là tình trạng nặng nề hơn của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), theo ước tính có khoảng 3 – 8% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản rơi vào tình trạng này. Nếu như ở hội chứng tiền kinh nguyệt bạn chỉ đơn thuần cảm thấy buồn vu vơ hay dễ buồn hơn thì ở rối loạn khí sắc chu kì kinh (PMDD) bạn cảm thấy buồn sâu sắc, thậm chí là tuyệt vọng, nặng nề hơn rất nhiều.

Nếu như ở PMS bạn chỉ đơn thuần thấy dễ cáu gắt hơn khi không vừa ý thì trong PMDD bạn cảm thấy dễ bất mãn, xung đột ở tất cả các mối quan hệ, thậm chí bạn cảm thấy bản thân mình giận hờn vô cớ đến lạ lùng. Những dấu hiệu của rối loạn khí sắc chu kì kinh như: tâm trạng dễ thay đổi (dễ nóng giận, dễ khóc, dễ buồn vô cớ), cáu gắt, tăng các xung đột với mọi người xung quanh, chán nản, tuyệt vọng, trở nên tự ti về bản thân,…Ngoài ra cũng xuất hiện các triệu chứng về cơ thể như là đầy hơi, phù tay chân, căng tức vú,…

>>> Xem thêm: Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? Nó kéo dài bao lâu?

Cũng giống như PMS, PMDD cũng bắt đầu xuất hiện sau khi rụng trứng, tình trạng nặng nề trước  một tuần có kinh và sẽ hết sau khi bạn ra kinh. Tuy nhiên, khác với PMS, PMDD gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ cá nhân. Do đó nếu tình trạng này quá nặng nề, khuyến cáo là bạn nên điều trị.

Những triệu chứng tiền kinh nguyệt: Nhận diện bất thường và cách làm giảm triệu chứng.

3. Phương pháp điều trị và biện pháp hỗ trợ

Việc dùng thuốc điều trị hiện nay mang lại nhiều kết quả khả quan cho tình trạng này. Các nhóm thuốc như SSRIs (ức chế tái hấp thu serotonin) hoặc thuốc tránh thai hằng ngày được chứng minh là có hiệu quả để điều trị. Tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà nên đến gặp các bác sĩ tâm thần kinh để được theo dõi và điều trị đúng đắn nhất. Nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài việc tới gặp bác sĩ điều trị, một số phương pháp sau đây bạn có thể áp dụng để làm nhẹ bớt triệu chứng như tập thể dục đều đặn. Tránh các thực phẩm quá nhiều muối hay quá nhiều đường, hạn chế cafein và rượu, bổ sung các loại vitamin như B6, canxi,…

>>> Xem thêm: Rong kinh rong huyết: Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hay rối loạn khí sắc chu kì kinh (PMDD) tuy là những tình trạng không phải cấp tính và nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó mang lại rất nhiều bất lợi cho bạn và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, việc nhận diện đúng mức các triệu chứng và tìm kiếm sự giúp đỡ khi triệu chứng gây cho bạn quá nhiều khó chịu là rất quan trọng.

Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Chương trình Siêu khuyến mại tháng 8 - 9/2023
Chương trình tri ân Khách hàng đã tin tưởng sử dụng các sản phẩm tại Nhà thuốc Kiên Lý, Nhà thuốc Hoahoa, Nhà thuốc Kiên Lý triển khai chương trình
Hình ảnh tin tức Vivitrol là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý
Thuốc Vivitrol có công dụng là gì? Thuốc được dùng cho những đối tượng nào? Thuốc Vivitrol có cần lưu ý gì khi sử dụng không? Trong bài viết dưới đây
Hình ảnh tin tức Ăn gì sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp?
Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, tôi có cần kiêng cử gì không? Có cần bổ sung thức ăn hay thuốc gì không? Bao nhiêu lâu sau phẫu thuật vết thương sẽ
Hình ảnh tin tức Tinh chất chống lão hóa Paula’s Choice 0.3% Retinol + 2% Bakuchiol có tốt không? Lưu ý khi dùng
Theo thời gian, làn da của bất cứ ai cũng phải trải qua quá trình lão hóa. Điều này khiến rất nhiều người phải đau đầu và băn khoăn tìm cách giải
Hình ảnh tin tức Dung dịch tẩy da chết Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid có tốt không? Lưu ý khi dùng
Tẩy da chết có thể xem là một quy trình quan trọng trong việc chăm sóc da hằng ngày. Việc loại bỏ da chết có thể giúp da bạn dễ dàng hấp thụ các dưỡng