Những triệu chứng hạ đường huyết bạn cần lưu ý

Đi kèm với tăng đường huyết, hạ đường huyết là tình trạng tương đối phổ biến ở người mắc đái tháo đường. Những biểu hiện của bệnh diễn ra khá nhanh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn khá chủ quan và chưa thật sự để tâm đến vấn đề này. Hãy cùng các bác sĩ NT BacGiang tìm hiểu về những triệu chứng hạ đường huyết cũng như cách xử trí qua bài viết dưới đây.

Thế nào là hạ đường huyết?

Khi ăn các thực phẩm giàu carbonhydrat (hay tinh bột), cơ thể sẽ hấp thụ và chuyển hóa chất để tạo thành đường. Đường được tích trữ trong gan và mô dưới dạng glycogen. Dưới tác dụng của các hormone, glycogen sẽ được thủy phân thành glucose và tạo năng lượng cho cơ thể.

Nồng độ đường huyết thường thay đổi theo thời điểm trong ngày nhưng vẫn duy trì trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, khi lượng đường trở nên quá thấp (dưới 70 mg/dL), bạn có thể đã bị hạ đường huyết.

Đây là biến chứng thường gặp ở người mắc đái tháo đường. Các triệu chứng hạ đường huyết xảy ra trong thời gian ngắn nhưng có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, người bệnh và cả người nhà bệnh nhân cần nhận biết những dấu hiệu của hiện tượng này để nhanh chóng xử trí.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Nguyên nhân gây hạ đường huyết chủ yếu là do sự mất cân bằng giữa hormone insulin và glucagon. Các hormone trên đóng vai trò điều tiết, giúp lượng glucose máu luôn được ổn định. Một số yếu tố sau có thể phá vỡ sự cân bằng này và gây ra các triệu chứng hạ đường huyết:

  • Sử dụng quá liều insulin hoặc các thuốc trị tiểu đường khác.
  • Dùng insulin sai cách hoặc sai loại được chỉ định.
  • Nhịn đói trong thời gian dài hoặc bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng (đặc biệt là tinh bột).
  • Tăng cường độ vận động.
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Có khối u ở tuyến tụy làm tăng sản xuất insulin.
  • Thiếu hụt hormone do rối loạn ở tuyến thượng thận hoặc khối u ở tuyến yên.
Những triệu chứng hạ đường huyết bạn cần lưu ý
Nhịn đói trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết

Những triệu chứng hạ đường huyết

Triệu chứng hạ đường huyết ở mỗi người là khác nhau. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên tự theo dõi sức khỏe để nhận biết được những dấu hiệu của riêng mình. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp để người bệnh tham khảo:

  • Toàn thân run rẩy.
  • Cảm thấy bất an, lo lắng.
  • Đổ nhiều mồ hôi, có cảm giác ớn lạnh.
  • Bứt rứt, bồn chồn.
  • Trạng thái lú lẫn.
  • Tim đập nhanh.
  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt.
  • Thường xuyên đói bụng và buồn nôn.
  • Da nhợt nhạt.
  • Buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Mắt mờ.
  • Ngứa ngáy ở đầu ngón chân, lưỡi, môi hoặc má.
  • Gặp ác mộng khi ngủ, khó ngon giấc.
  • Co giật.

Các triệu chứng trên có thể gợi ý tình trạng hạ đường huyết. Tuy nhiên, bạn nên đến bác sĩ để được xét nghiệm và chẩn đoán cụ thể. Bác sĩ sẽ tiến hành đo nồng độ glucose huyết và đưa kết quả chính xác. Do đó, bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe của bản thân để giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng. Với những trường hợp hạ đường huyết nặng, bệnh nhân có thể bị hôn mê sâu và dẫn đến tử vong.

Xử trí và phòng ngừa hạ đường huyết

Xử trí hạ đường huyết

Theo các bác sĩ, khi gặp những triệu chứng hạ đường huyết, bạn nên biết cách xử trí tại nhà trước khi liên hệ nhân viên y tế. Quy tắc quan trọng được nhiều người tin dùng là quy tắc “15 – 15”.

Với các trường hợp nhẹ

Quy tắc 15 – 15

Khi nồng độ đường huyết quá thấp, bạn cần nạp 15 gram đường. Sau 15 phút, bạn nên kiểm tra lại. Nếu lượng đường vẫn thấp hơn 70 mg/dL, bạn tiếp tục dùng thêm 15 gram đường. Lặp lại những thao tác trên cho đến khi nồng độ đường huyết từ 70 mg/dL trở lên. Lưu ý, bạn nên tránh tình trạng glucose huyết quá cao (>100 mg/dL).

Một số thực phẩm giúp bạn có được lượng đường cần thiết bao gồm:

  • Viên ngậm glucose.
  • ½ cốc nước trái cây hoặc nước ngọt có ga (loại không dành cho ăn kiêng).
  • 1 muỗng cà phê đường, mật ong hoặc siro.
  • Các loại kẹo như kẹo cứng, kẹo dẻo hoặc kẹo mềm. Bạn nên kiểm tra lượng hàm lượng đường được ghi trên nhãn để xác định số lượng số viên cần ăn.
Những triệu chứng hạ đường huyết bạn cần lưu ý
Khi có dấu hiệu hạ đường huyết, bạn cần uống 1/2 cốc nước trái cây.

Với trẻ em, hàm lượng glucose cần nạp thường ít hơn 15 gram và sẽ được điều chỉnh tùy theo lứa tuổi.

  • Trẻ sơ sinh cần khoảng 6 gram đường.
  • Trẻ mới biết đi cần khoảng 8 gram đường.
  • Những độ tuổi khác cần khoảng 10 gram.

Do đó, cha mẹ nên bàn luận với các chuyên gia y tế để đưa ra những lựa chọn phù hợp.

Với các trường hợp nặng

Các triệu chứng hạ đường huyết hầu hết được khắc phục bằng quy tắc 15 – 15. Song với một số trường hợp nặng, bạn có thể cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Khi có những dấu hiệu như lú lẫn, hôn mê hoặc ngất xỉu, người nhà bệnh nhân nên nhanh chóng liên hệ cơ sở y tế. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm glucagon đường tĩnh mạch hoặc đưa vào bằng đường mũi.

Glucagon là 1 hormone được tiết ra bởi tuyến tụy, kích thích gan tiết ra glucose khi nồng độ đường huyết quá thấp. Glucagon là một lựa chọn cho những bệnh nhân bị hạ đường huyết nặng. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ gây buồn nôn, mắc ói khi người bệnh vừa mới tỉnh.

Một số lưu ý trong điều trị hạ đường huyết nặng:

  • Không được tiêm insulin do sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng này.
  • Không cho người bệnh ăn hoặc uống do có thể bị nghẹn.

Phòng ngừa hạ đường huyết

Theo các bác sĩ, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để làm giảm mức độ nguy hiểm của các triệu chứng hạ đường huyết, người bệnh nên tuân thủ những lời khuyên sau:

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên. Những thời điểm bạn nên đo glucose huyết là trước và sau khi ăn, khi tập thể dục, trước khi đi ngủ hoặc khi có thay đổi lịch trình công việc.
  • Theo dõi và nhận biết các triệu chứng hạ đường huyết.
  • Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thêm hoặc bỏ thuốc.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế bỏ bữa.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức.
Những triệu chứng hạ đường huyết bạn cần lưu ý
Bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức để tránh bị hạ đường huyết quá mức

Hạ đường huyết và các triệu chứng hạ đường huyết là vấn đề đáng quan ngại với nhiều người. Nếu không được phát hiện và xử trí sớm, bạn có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như hôn mê hoặc tử vong. Qua bài viết dưới đây, NT BacGiang hi vọng bạn sẽ chú ý hơn đến sức khỏe của mình và biết cách xử trí phù hợp.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm