Những lưu ý sau khi đặt vòng nâng cổ tử cung mà mẹ bầu cần nhớ!

Việc tìm hiểu kỹ càng về những lưu ý sau khi đặt vòng nâng cổ tử cung để điều trị dự phòng sinh non sẽ giúp bạn có một thai kỳ ổn định, phát huy hiệu quả của vòng nâng.Đặt vòng nâng cổ tử cung là một

Việc tìm hiểu kỹ càng về những lưu ý sau khi đặt vòng nâng cổ tử cung để điều trị dự phòng sinh non sẽ giúp bạn có một thai kỳ ổn định, phát huy hiệu quả của vòng nâng.

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một phương pháp không xâm lấn dùng để phòng ngừa sinh non ở phụ nữ mang thai do cổ tử cung ngắn, yếu. Sau khi đặt bạn có thể gặp phải một vài triệu chứng khó chịu nhưng không gây ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp này. Dù vậy, bạn cũng cần biết những lưu ý sau khi đặt vòng nâng cổ tử cung để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Mời các mẹ bầu cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Nhà thuốc Bắc Giang

Vòng nâng cổ tử cung là gì? Khi nào cần đặt? 

Trước khi tìm hiểu các lưu ý sau khi đặt vòng nâng cổ tử cung để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, mời mẹ bầu cùng tìm hiểu về dụng cụ này. 

1. Vòng nâng cổ tử cung là gì?

Vòng nâng cổ tử cung là một vòng tròn bằng silicone mềm, được đặt vào trong âm đạo ôm lấy cổ tử cung và có thể tháo ra dễ dàng. Cơ chế hỗ trợ cổ tử cung của vòng nâng vẫn chưa được hiểu rõ nhưng chúng được cho là giúp thay đổi độ nghiêng của ống cổ tử cung hướng ra sau nhiều hơn. Khi đó, trọng lượng thai sẽ dồn nhiều về phần dưới phía trước. Một giả thuyết khác cho rằng vòng nâng cổ tử cung có khả năng hỗ trợ hàng rào miễn dịch giữa khoảng không gian màng ối và hệ vi sinh ở âm đạo tương tự như phương pháp khâu cổ tử cung.

2. Khi nào cần đặt? 

Những lưu ý sau khi đặt vòng nâng cổ tử cung mà mẹ bầu cần nhớ!

Bác sĩ sẽ đưa vòng nâng cổ tử cung vào phía trên âm đạo khi thai được khoảng 12 – 24 tuần và tháo ra ở tuần 37. Đây là một thủ thuật đề phòng sinh non đơn giản, không xâm lấn, không cần gây mê, không cần điều trị nội trú. Hơn nữa, mẹ bầu vẫn có thể sinh hoạt bình thường sau khi đặt vòng nâng nếu không có triệu chứng động thai.

Các trường hợp được chỉ định đặt vòng nâng cổ tử cung gồm:

  • Cổ tử cung ngắn, hở eo cổ tử cung, nhưng không thể khâu do phát hiện trễ
  • Có dấu hiệu sinh non, nguy cơ sảy thai
  • Có tiền sử sảy thai ở 3 tháng giữa thai kỳ, tiền sử sinh non nhưng không được chỉ định khâu eo tử cung
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Điều trị các bệnh lý sàn chậu như sa tử cung, sa bàng quang, thoát vị âm đạo…
  • Kết quả siêu âm cho thấy cổ tử cung ngắn ≤ 25cm

Tùy vào từng vấn đề mà mẹ bầu gặp phải, bác sĩ sẽ lựa chọn loại, kích thước vòng nâng phù hợp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số trường hợp không được đặt vòng nâng tử cung, chẳng hạn như: 

  • Bị động thai, ra huyết nhiều, đau bụng, gò tử cung
  • Rò rỉ nước ối
  • Viêm nhiễm âm đạo hoặc cổ tử cung
  • Có bất thường ở cổ tử cung như polyp, phù nề…

Bạn có thể quan tâm:

Bạn có thể quan tâm:

Lưu ý sau khi đặt vòng nâng cổ tử cung 

Những lưu ý sau khi đặt vòng nâng cổ tử cung mà mẹ bầu cần nhớ!

Việc đặt vòng nâng cổ tử cung có thể gây ra cảm giác kích thích âm đạo, khiến bạn gặp phải một số biểu hiện như tiết dịch âm đạo nhiều, dịch có thể có mùi hôi, xuất huyết nhẹ. Tuy nhiên đó chỉ là các triệu chứng khó chịu nhẹ so với lợi ích của việc đặt vòng. Dù vậy, bạn cũng cần nhớ những lưu ý sau khi đặt vòng nâng cổ tử cung sau đầy để chăm sóc bản thân tốt nhất có thể:

  • Đi lại chậm rãi sau khi đặt vòng nâng để quen dần cảm giác
  • Vận động nhẹ nhàng, tránh dùng sức nhiều ở vùng bụng
  • Tránh quan hệ tình dục khi đang đặt vòng nâng
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ khoáng chất cần thiết như sắt, axit folic.

Tình trạng tuột vòng nâng cổ tử cung có thể xảy ra sau khi đặt nếu bạn không nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, vận động mạnh do lúc đó vòng chưa ổn định vị trí trong cơ thể. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ bị tuột vòng nâng tử cung, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được can thiệp xử lý kịp thời.

Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường trong thời gian đặt vòng nâng như ngứa vùng kín không hết, tiết dịch âm đạo có mùi lạ, chảy máu âm đạo thì hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, điều trị thích hợp.

Việc tháo vòng nâng sẽ được tiến hành vào khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ và sau đó mẹ bầu vẫn có thể sinh thường tự nhiên.

Nhìn chung, việc đặt vòng nâng cổ tử cung nhằm giúp phòng ngừa sinh non, sảy thai, đồng thời còn có thể hỗ trợ điều trị cho những mẹ bầu có bệnh lý sàn chậu. Phương pháp này cũng khá an toàn, gần như không có tác dụng phụ và vòng nâng sẽ được tháo ra trước thời điểm bạn sinh em bé. Bạn chỉ cần nhớ những lưu ý sau khi đặt vòng nâng cổ tử cung và tuân thủ những lưu ý này để đảm bảo vòng nâng không bị tác động lệch vị trí, tuột ra khỏi cổ tử cung.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong