Những lưu ý cho mẹ bầu khi đi khám tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là một căn bệnh khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên khái niệm đái tháo đường thai kỳ vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ trên thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung đang ngày càng tăng. Vì vậy, khám tiểu đường thai kỳ để phát hiện sớm là điều rất quan trọng. Bài viết sau của YouMed sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về khám tiểu đường thai kỳ. 

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Trước khi tìm hiểu về khám tiểu đường thai kỳ, hãy cùng điểm lại các thông tin cơ bản về căn bệnh này.

Đái tháo đường là sự rối loạn kiểm soát lượng đường trong máu, liên quan đến hormone insulin. Khi sự rối loạn này được phát hiện hay trở nặng trong thai kỳ thì được xem là đái tháo đường thai kỳ.

Y học hiện tại chưa tìm được nguyên nhân cụ thể cho tình trạng rối loạn này khi mang thai. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Những yếu tố này tương tự như trong đái tháo đường type 2, thể bệnh liên quan đến sự đề kháng insulin. 

Sau đây là các yếu tố nguy cơ thường gặp:

  • Thai phụ lớn tuổi (trên 35 tuổi).
  • Đa thai (mang thai đôi trở lên) hoặc đã có nhiều lần sinh trước đó.
  • Thai phụ thừa cân béo phì (đánh giá từ trước khi mang thai).
Những lưu ý cho mẹ bầu khi đi khám tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ thừa cân béo phì có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ
  • Có hiện tượng tăng cân quá mức trong thai kỳ.
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường.
  • Sinh con to trong các lần mang thai trước (theo chẩn đoán của bác sĩ sản khoa).
  • Từng có tiền sử thai chết lưu mà không thể xác định nguyên nhân cụ thể.
  • Có chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó.
  • Đã có chẩn đoán tiền sản giật.
  • Tăng huyết áp trước hoặc trong thời kỳ mang thai.

Khi nào thai phụ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Các triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ đa phần sẽ rõ ràng trong tam cá nguyệt thứ 3. Tuy nhiên bệnh có thể khởi phát vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Quan trọng hơn, khi các triệu chứng đã rầm rộ thì việc can thiệp có thể không còn phát huy hiệu quả tốt nhất. Vì thế, tầm soát trước để nhận biết sớm đái tháo đường thai kỳ là vô cùng quan trọng.

Hiện nay, hầu hết các hiệp hội y khoa khuyến cáo nên tầm soát đại trà đái tháo đường thai kỳ. Mọi thai phụ nên được tầm soát thường quy vào tuần thứ 24 đến 28 trong thai kỳ. Đây được xem là thời điểm tốt nhất để phát hiện được những rối loạn đường huyết nếu có.

Những thai phụ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này cần đi khám tiểu đường thai kỳ sớm hơn. Việc đánh giá các nguy cơ này phải được thực hiện ngay trong lần đầu tiên khám thai. Sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ đề nghị thực hiện sớm các xét nghiệm tầm soát. Nếu kết quả trả về không có bất thường, cần lặp lại khi thai được 24-28 tuần tuổi. 

Lợi ích của việc tầm soát tiểu đường thai kỳ

Khám tiểu đường thai kỳ đủ và đúng sẽ đảm bảo việc tầm soát đái tháo đường thai kỳ thực hiện kịp thời. Tầm soát giúp phát hiện sớm nhất có thể các rối loạn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều quan trọng trong thai kỳ là theo dõi sát tình trạng của mẹ và thai nhi. Từ đó ngăn ngừa kịp thời các biến chứng sản khoa nặng nề. Phát hiện sớm cũng giúp điều trị dễ dàng đơn giản hơn, ít tốn kém hơn. 

Ngăn ngừa biến chứng sản khoa với thai phụ

Các tai biến liên quan đến tăng huyết áp trong thai kỳ: Tiền sản giật, sản giật. Sản giật là tai biến sản khoa cực kỳ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng mẹ và con nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Suy gan, suy thận cũng là biến chứng nguy hiểm cần phải theo dõi sát sao để hạn chế ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Tai biến mạch máu não bao gồm nhồi máu não hay xuất huyết não:

  • Nguy cơ sinh non, nguy cơ tử vong chu sinh.
  • Đa ối: Tỷ lệ thai phụ mắc đái tháo đường có đa ối tăng gấp 4 lần bình thường. 
  • Nguy cơ sảy thai tự nhiên, nguy cơ thai chết lưu.
  • Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai sau. Nguy cơ diễn tiến thành đái tháo đường type 2 sau sinh. 
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đái tháo đường thai kỳ khiến vi khuẩn thuận lợi sinh sôi phát triển trong đường tiểu của thai phụ. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Biểu hiện thường là tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần. Đôi khi có thể tiểu ra máu. 

Ngăn ngừa những tác động xấu tới thai nhi

Biến chứng trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu):

  • Thai không phát triển.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Sảy thai tự nhiên.

Biến chứng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba:

  • Thai tăng trưởng quá mức – thai to.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Tử vong sau sinh.
  • Hạ đường huyết và các rối loạn kiểm soát đường máu của thai.
  • Suy hô hấp .
  • Vàng da sau sinh.
  • Tăng nguy cơ đái tháo đường khi trẻ lớn lên.
  • Gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần – vận động.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi đi khám tiểu đường thai kỳ
Khám tiểu đường thai kỳ từ sớm là cách giảm thiểu sự ảnh hưởng đến thai nhi

Những lưu ý khi khám tiểu đường thai kỳ

Thời gian đi khám tiểu đường thai kỳ

Mọi thai phụ cần đi khám tiểu đường thai kỳ trong tuần thai thứ 24-28. Những người có nguy cơ cao nên được hướng dẫn tầm soát ngay từ tuần khám thai đầu tiên. Lặp lại việc tầm soát theo chỉ định của bác sĩ. 

Tốt nhất, nên đi khám ngay khi phát hiện có thai (qua thử que, mất kinh). Bác sĩ sẽ hướng dẫn các vấn đề cần lưu ý trong lần khám thai đầu tiên về lên lịch khám định kỳ. Cần theo sát và đầy đủ các lần khám định kỳ để không bỏ lỡ các xét nghiệm tầm soát.

Địa điểm khám tiểu đường thai kỳ

Tầm soát tiểu đường thai kỳ được thực hiện tại các cơ sở y tế làm được nghiệm pháp dung nạp glucose máu 75g – 2 giờ. Hiện nay đa phần các bệnh viện quận trên cả nước đều thực hiện được xét nghiệm này.

Đối với các tuyến y tế huyện, phường xã, thai phụ có thể đến để được tư vấn và theo dõi định kỳ sau khi đã có chẩn đoán. Khi không thực hiện được nghiệm pháp này, cơ sở y tế cần chuyển thai phụ lên tuyến trên để tầm soát. 

Thai phụ cần chuẩn bị những gì trước khi khám?

Chuẩn bị trước khi tầm soát đái tháo đường thai kỳ

Để tầm soát đái tháo đường thai kỳ, bác sĩ sẽ định lượng nồng độ đường trong máu thai phụ trước và sau khi uống nước đường. Nghiệm pháp này giúp xem xét sự chuyển hóa đường trong cơ thể thai phụ. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm, thai phụ cần lưu ý:

  • Trong vòng 3 ngày trước khi tiến hành, tránh ăn quá nhiều đồ ngọt cũng như không nên ăn kiêng. Một số thai phụ có tâm lý sợ bệnh nên có xu hướng kiêng ăn để kết quả đường máu không cao. Tuy nhiên việc này sẽ che dấu triệu chứng, làm chậm trễ chẩn đoán. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý, để tâm trí thư giãn thoải mái. Tình trạng căng thẳng quá mức có thể gây tăng đường huyết mà không liên quan đến bệnh đái tháo đường.
  • Nhịn đói từ 8-12 giờ trước khi làm nghiệm pháp.
  • Trong khi thực hiện, chỉ uống ly nước đường theo hướng dẫn.
  • Sau khi uống nước đường, thai phụ cần chờ 2 tiếng đồng hồ để thử lại lượng đường máu. Trong thời gian đó thai phụ lưu ý không ăn uống gì thêm. Nên nghỉ ngơi thư giãn tại chỗ.
  • Để đo lượng đường máu của thai phụ, bác sĩ sẽ lấy một giọt máu đầu ngón tay bằng kim nhỏ hoặc rút 2ml máu tĩnh mạch. Quá trình này đơn giản, nhanh gọn và không quá đau đớn. Thai phụ không cần quá lo lắng khi lấy máu.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi đi khám tiểu đường thai kỳ
Khám tiểu đường thai kỳ để phát hiện các bất thường kiểm soát lượng đường trong máu

Chuẩn bị trong các lần khám thai định kỳ

Ngoài đi khám tiểu đường thai kỳ, thai phụ vẫn phải đảm bảo đầy đủ các lượt khám thai định kỳ. Điều này sẽ đảm bảo không bỏ sót các bệnh lý khác.

  • Nên ghi lại những thắc mắc trước khi khám để được bác sĩ giải đáp kịp thời.
  • Ghi chú lại kết quả khám để tiện theo dõi ở các lần khám sau.
  • Theo dõi các triệu chứng trong quá trình mang thai để thông báo cho bác sĩ. Bất kỳ những thay đổi lạ thường nào cho dù là nhỏ nhặt cũng cần được lưu ý. Kể cả khi thai phụ cho rằng nó không liên quan đến đái tháo đường thai kỳ.
  • Liệt kê lại các bệnh từng mắc, tình trạng mang thai trước đó, các thuốc đang dùng. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.

Đi khám tiểu đường thai kỳ đúng và đủ sẽ giúp sớm nhận biết và điều trị. Y khoa Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Vì vậy, khi mang thai, người mẹ và gia đình cần đi khám sớm để được hướng dẫn khám thai đầy đủ. Thường xuyên theo dõi các triệu chứng trong thời kỳ mang thai sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải mã nguyên nhân tại sao đàn ông thích quan hệ với bà bầu
Nhiều chị em bầu bí nhận thấy nhu cầu sinh lý của đàn ông tăng lên khi vợ mang bầu. Do đó, nhiều chị em thắc mắc không biết “tại sao đàn ông thích
Hình ảnh tin tức Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết? Làm gì để mau hồi phục?
Nhiễm trùng đường ruột gây ra các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng quằn quại và vô cùng khó chịu. Chúng khiến người bệnh suy nhược, mệt mỏi,
Hình ảnh tin tức Giải đáp thắc mắc: Chửa trứng thử que có lên 2 vạch không?
Nhiều cặp đôi thắc mắc chửa trứng thử que có lên 2 vạch không? Tại sao thử que hiện 2 vạch nhưng siêu âm bác sĩ lại kết luận là không mang thai mà là
Hình ảnh tin tức Xuất huyết dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Xuất huyết dạ dày thuộc nhóm các rối loạn ở đường tiêu hóa trên (bao gồm thực quản, dạ dày, phần trên của ruột non gọi là tá tràng). Chúng ta nghi ngờ
Hình ảnh tin tức Nhu cầu sinh lý của đàn ông 40 tuổi? Tần suất quan hệ mấy lần 1 tuần?
Sự thay đổi về nhu cầu sinh lý hay ham muốn tình dục của đàn ông phần lớn do ảnh hưởng từ sự thay đổi nội tiết tố testosterone. Trong khi đó, đàn ông