Những điều cần biết về bảo hiểm y tế tự nguyện (cập nhật năm 2019)

aTham gia bảo hiểm y tế tự nguyện đem lại rất nhiều quyền lợi cho người dân, nhất là các hộ gia đình có mức thu nhập thấp. Vậy cách mua bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào? Chi phí mua và mức hưởng ra sao? Hãy cùng YouMed tìm hiểu trong bài viết sau.

Ai có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện. Được áp dụng đối với các đối tượng do luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận.

Những điều cần biết về bảo hiểm y tế tự nguyện (cập nhật năm 2019)
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện

Theo phương thức quản lý của Nhà nước thì hiện nay có 02 loại hình bảo hiểm y tế (BHYT) là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Trừ các đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc thì mọi công dân Việt Nam đều được tham gia BHYT tự nguyện theo Luật Bảo hiểm y tế.

Theo Công văn 777/BHXH-BT, từ ngày 01/01/2016 trở đi, nếu muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì người dân bắt buộc phải tham gia theo hộ gia đình. Cụ thể:

  • Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu (trừ đối tượng quy định theo Luật BHYT thuộc đối tượng đã tham gia BHYT theo các nhóm khác và người đã khai báo tạm vắng).
  • Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú (trừ đối tượng quy định theo Luật BHYT thuộc đối tượng đã tham gia BHYT theo các nhóm khác).
Những điều cần biết về bảo hiểm y tế tự nguyện (cập nhật năm 2019)
Nếu muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì người dân bắt buộc phải tham gia theo hộ gia đình

Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu?

Nguyên tắc: Khi tham gia, bắt buộc phải tham gia đối với 100% thành viên hộ gia đình.

Hiện tại, bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình chỉ được đăng ký tại địa phương. Mỗi địa phương hiện nay cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia với rất nhiều điểm đăng ký như Cơ quan Bảo hiểm xã hội tại xã, phường, thị trấn nơi cư trú và Đại lý thu bảo hiểm xã hội.

Những điều cần biết về bảo hiểm y tế tự nguyện (cập nhật năm 2019)
Bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình chỉ được đăng ký tại địa phương

Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện rất đơn giản. Theo Công văn 3170/BHXH-BT, người dân chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin giấy tờ dưới đây:

  • Danh sách tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình (mẫu DK01 – HGD).
  • Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu TK01 – TS, 01 bản/01 người).
  • Bản sao Sổ hộ khẩu.
  • Danh sách người tham gia bảo hiểm y tế (mẫu D03 – TS/TN, 01 bản).
  • Bản photo thẻ bảo hiểm y tế của những người đã có thẻ nộp để xác định việc giảm trừ mức đóng.
Những điều cần biết về bảo hiểm y tế tự nguyện (cập nhật năm 2019)
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và đến điểm đăng kí

Sau khi có đủ các giấy tờ trên, người mua bảo hiểm y tế tự nguyện đến các điểm đăng kí và thực hiện theo trình tự sau:

  • Xuất trình giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, hộ khẩu hoặc giấy tạm trú.
  • Nộp hồ sơ, giấy tờ và đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định.
  • Nhận giấy hẹn trả kết quả, căn cứ thời hạn trên giấy hẹn để đến nhận thẻ.

Sau 10 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan đăng kí sẽ giải quyết và cấp thẻ BHYT.

Mua BHYT tự nguyện hết bao nhiêu tiền?

Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng hàng tháng của người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình được tính như sau:

Mức đóng Cụ thể (Mức đóng từ 01/07/2019, theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng)
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; 67.050 đồng/tháng hay 804.600 đồng/năm
Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất 46.935 đồng/tháng hay 563.220 đồng/năm
Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất 40.230 đồng/tháng hay 482.760 đồng/năm
Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất 33.525 đồng/tháng hay 405.300 đồng/năm
Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất 26.820 đồng/tháng hay 321.840 đồng/năm

Mức đóng trên có thể thay đổi tùy theo mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Đối với hộ gia đình được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng như trên, theo điểm Điểm g, Khoản 1 Điều  2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP.

Quyền lợi khi tham gia BHYT tự nguyện

Được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

  • Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.
  • Thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế  trong danh mục của Bộ Y  tế.
Những điều cần biết về bảo hiểm y tế tự nguyện (cập nhật năm 2019)
Khám chữa bệnh là mục được quỹ bảo hiểm y tế chi trả

Mức hưởng BHYT như sau:

1. Khám chữa bệnh (KCB) tại nơi đăng ký ban đầu

KCB đúng tuyến và ở cơ sở KCB khác theo giấy chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp tai nạn, cấp cứu.

Được hưởng 100% chi phí KCB khi:

  • KCB tại trạm y tế xã, phường, thị trấn.
  • Chi phí KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở cho 1 lần KCB (208.500 VNĐ).
  • Tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục tính từ thời điểm tham gia bảo hiểm y tếđến thời điểm đi KCB và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tương đương 8.340.000 VNĐ).
  • KCB với một số đối tượng đặc biệt được nhà nước hỗ trợ: Trẻ em dưới 6 tuổi, người có công cách mạng,…
  • Ngoài ra, mức % hưởng quyền lợi BHYT cũng được điều chỉnh khác nhau với một số đối tượng tham gia BHYT thuộc diện được hỗ trợ của nhà nước.

Được hưởng 80% chi phí KCB đối với các trường hợp khác:

Trường hợp KCB có sử dụng dịch vụ cao, chi phí lớn thì được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 80% chi phí nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu chung cho 1 lần sử dụng dịch vụ đó.

2. KCB không đúng nơi đăng ký ban đầu

KCB vượt tuyến (trừ trường hợp cấp cứu, tai nạn)

– Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú.

– Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/ 01/2021 trong phạm vi cả nước.

– Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh (cả nội trú lẫn ngoại trú).

3. Từ ngày 01/01/2016

Người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế tuyến xã/phòng khám đa khoa/bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã/phòng khám đa khoa/bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng như trên.

4. Từ ngày 01/01/2021

Quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú như khoản a cho người tham gia BHYT khi tự đi KCB không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.

5. Trường hợp KCB tại cơ sở y tế không ký hợp đồng

Trường hợp KCB tại cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB bảo hiểm y tế hoặc đi KCB tại cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB bảo hiểm y tế nhưng không đủ thủ tục KCB theo quy định, người bệnh có thẻ BHYT được thanh toán như sau:

Người bệnh tự thanh toán chi phí KCB với cơ sở y tế, sau đó mang chứng từ đến cơ quan BHXH để thanh toán.

Loại hình KCB Tuyến chuyên môn kỹ thuật Mức thanh toán tối đa cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh (đồng)
Ngoại trú Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương 60.000
Nội trú Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương 500.000
Cơ sở y tế tuyến tỉnh và tương đương 1.200.000
Cơ sở y tế tuyến trung ương và tương đương 3.600.000

6. Trường hợp thẻ BHYT hết hạn

Trường hợp người có thẻ đang điều trị tại cơ sở KCB nhưng thẻ BHYT hết hạn: Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo chế độ quy định cho đến khi ra viện hoặc hết đợt điều trị ngoại trú.

Có thể thấy được tầm quan trọng của BHYT trong việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nắm được các thông tin trên giúp người dân chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.

Từ năm 2014, Bộ Y Tế đã ra quyết định sửa đổi bổ sung một số điều lệ của bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm tăng cường hỗ trợ lợi ích cho người bệnh. Hãy cùng YouMed tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé!

>>Xem thêm: Sử dụng bảo hiểm y tế (BHYT) 5 năm liên tục: Bạn đã biết chưa?

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như