Những điều bạn phải biết về u vùng cổ

Vùng cổ có nhiều cấu trúc quan trọng và việc một khối u xuất hiện ở vùng này là điều không hiếm gặp. Chúng có thể là một khối lớn, dễ nhận thấy bằng mắt thường. Nếu không thì là một khối nhỏ, chỉ có thể cảm nhận bằng tay. Điều may mắn phần lớn khối u vùng cổ là lành tính. Tuy nhiên số còn lại có thể là biểu hiện của một bệnh lý nặng hơn như nhiễm trùng hoặc ung thư. Vậy những những khối u đấy là gì, chúng có thể từ cơ quan nào? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một cách tổng quan về những khối u thường gặp ở vùng này.

1. Các khối u vùng cổ xuất phát từ cơ quan nào?

Khối u vùng cổ có thể cứng hoặc mềm, đau hoặc không. Chúng có thể nằm trong hoặc dưới da, như nang bã, u mỡ. Chúng cũng có thể tới từ các mô hoặc những cơ quan nằm sâu bên dưới.

Vùng cổ có nhiều cơ, mô và cơ quan khác nhau. Do đó, những vị trí này đều có thể là nguồn gốc của khối u. Cụ thể là:

Những điều bạn phải biết về u vùng cổ
  • Các hạch lympho.
  • Tuyến giáp, tuyến cận giáp.
  • Các cơ vùng cổ.
  • Thanh quản.
  • Khí quản.
  • Tuyến nước bọt.
  • Thần kinh, mạch máu vùng cổ.

Những điều bạn phải biết về u vùng cổ

2. Các nguyên nhân thường gặp

  • Hạch lympho phì đại: là nguyên nhân thường gặp nhất. Hạch lympho là một tổ chức chứa các tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng hay các tế bào ác tính. Do đó khi cơ thể mắc bệnh, những hạch này có thể lớn lên tạo ra một khối u ở vùng cổ, gọi là hạch phản ứng. Hoặc đôi khi chính chúng cũng bị nhiễm trùng và sưng lớn lên.
  • Các bệnh lý liên quan tuyến giáp: thường gặp là hạt giáp, bướu giáp làm cho tuyến giáp, một cơ quan nội tiết nằm vùng trước cổ, lớn một phần hay toàn bộ. Ung thư tuyến giáp cũng có thể gây nhầm lẫn với những bệnh lý kể trên.
  • Ung thư: các khối u vùng cổ thường lành tính những số ít cũng có thể là ác tính. Tỉ lệ này tăng lên ở những người trên 50 tuổi. Những yếu tố nguy cơ lớn nhất của ung thư vùng họng, cổ là nghiện rượu, hút thuốc lá, nhiễm virus HPV. Ung thư vùng này liên quan tới tuyến giáp, các mô đầu-cổ, hạch lympho, phổi, vú, da…
  • Virus, vi khuẩn: ví dụ nhiễm quai bị có thể gây phì đại tuyến nước bọt. Nhiễm trùng ở tai, răng, viêm họng cũng có thể gây ra khối ở cổ.

>> Xem thêm: Thói quen ăn cá muối mặn và những sự thật về ung thư vòm họng

3. Các triệu chứng đi kèm

Ở một số người khối u vùng cổ chỉ tồn tại đơn độc, không có triệu chứng nào. Trong khi số còn lại sẽ có một số triệu chứng khác, giúp gợi ý tới nguyên nhân nào đó.

Nếu khối u vùng cổ nghi ngờ là hạch lympho phì đại và liên quan tới nhiễm trùng, người bệnh có thể cảm thấy đau họng, khó nuốt, đau tai.

Một số khối u ác tính có thể thấy sự thay đổi màu sắc da xung quanh. Ngoài ra người bệnh còn có thể khạc ra đàm hay máu.

Khi khối u đủ lớn, chúng có thể chèn ép làm người bệnh khó thở, khó nuốt hoặc khàn tiếng.

>> Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng và cách tầm soát

4. Những dấu hiệu gợi ý nguyên nhân ác tính

  • Khối u tồn tại hơn 2-3 tuần.
  • Khối u lớn dần lên hoặc nhỏ đi nhưng không biến mất hẳn.
  • Thay đổi giọng nói.
  • Nuốt khó hoặc đau khi nuốt.
  • Kèm theo vấn đề về nghe hoặc đau tai cùng bên với khối u ở cổ.
  • Đau cổ, đau họng.
  • Ho ra máu.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

5. Khối u vùng cổ được điều trị như thế nào?

Điều trị sẽ tùy vào nguyên nhân được chẩn đoán.

Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng thì chỉ cần điều trị kháng sinh.

Các khối u do nguyên nhân ung thư cần phải kết hợp cả phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Phát hiện và chẩn đoán sớm là điều vô cùng quan trọng. Cho dù nguyên nhân là ung thư thì việc phát hiện sớm cũng giúp tránh được nhiều tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

6. Một số khối u vùng cổ thường gặp

6.1. Hạch lympho phì đại

Những điều bạn phải biết về u vùng cổ
Hạch lympho ở cổ phì đại – Nguồn ảnh: Peconic

Hạch lympho phân bố khắp cơ thể, nằm dưới da ở các vùng nách, dưới hàm, cổ, bẹn, trên xương đòn. Mỗi hạch liên quan tới bệnh lý của vùng chúng phụ trách.

Hạch lympho phì đại khi kích thước của chúng lớn hơn 1-2cm. Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Nhiễm trùng.
  • Thuốc.
  • Ung thư.
  • Bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp.

Các hạch vùng đầu, cổ thường liên quan tới những bệnh lý như:

  • Nhiễm trùng ở tai.
  • Cảm lạnh.
  • Viêm xoang.
  • Nhiễm HIV.
  • Nhiễm trùng răng.
  • Viêm họng, viêm amiđan.
  • Lao hạch…

Tùy theo bệnh mắc phải mà có thể kèm theo ho, mệt mỏi, sốt, lạnh run, chảy nước mũi, chảy mồ hôi. Thông thường, khi các triệu chứng này thuyên giảm hạch sẽ nhỏ đi. Ngoài ra, một hạch lympho phì đại và không kèm theo đau có thể là biểu hiện của một bệnh lý nặng nề, như là ung thư.

Điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây làm hạch lympho phì đại. Thường chỉ cần theo dõi hạch và điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh. Nếu là do ung thư thì phẫu thuật và hóa trị sẽ cần tới.

6.2. Hạt giáp

Có dạng một khối rắn hoặc mềm như một nang chứa dịch nằm trước cổ. Hạt giáp có thể đơn độc hoặc xuất hiện thành một cụm.

Dựa vào mức độ sản xuất hormone tuyến giáp mà chúng được chia thành 3 loại và mỗi loại biểu hiện triệu chứng khác nhau, đó là:

  • Lạnh: không sản xuất hormne.
  • Ấm: sản xuất hormone ở mức bình thường.
  • Nóng: sản xuất quá nhiều hormone.

Khoảng 90% hạt giáp là lành tính và thường có ít triệu chứng. Nhưng chúng có thể liên quan tới những bệnh lý nguy hiểm hơn như là bệnh Hashimoto (một bệnh tự miễn có thể gây suy giáp), viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp.

Hạt giáp nhỏ có thể không gây ra triệu chứng nào, nhưng nếu đủ lớn chúng có thể gây đau, khó nuốt, khó thở hoặc khàn tiếng.

Các triệu chứng đi kèm có thể biểu hiện một tình trạng cường giáp (tim đập nhanh, sụt cân, yếu cơ, tiêu chảy, khó ngủ, căng thẳng) hay nhược giáp (mệt mỏi, tăng cân, táo bón, sợ lạnh, da khô).

Điều trị tùy thuộc vào kích thước và phân loại hạt giáp. Nếu chúng không gợi ý nhiều là ác tính và không gây ra triệu chứng thì chỉ cần theo dõi bằng khám và siêu âm vùng cổ. Ngược lại thì phẫu thuật và iodine phóng xạ là những phương pháp điều trị cần thiết.

6.3. Bướu giáp

Những điều bạn phải biết về u vùng cổ
Hình ảnh bướu giáp ở một phụ nữ

Đây là một khối tăng sinh về kích thước của tuyến giáp. Bướu giáp có thể gặp ở bất cứ ai nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ. Khối này có thể bình thường hoặc gây nên sự tăng hoặc giảm sản xuất hormone giáp.

Nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu iod khiến tuyến giáp tăng kích thước để sản xuất đủ hormone. Những nguyên nhân ít gặp hơn là bệnh Grave, viêm tuyến giáp, thai kỳ.

Triệu chứng ban đầu của là một khối nằm trước cổ. Khi bướu giáp quá to chúng chèn ép gây khó nuốt, khó thở, ho, khàn tiếng.

Điều trị cũng tùy thuộc vào kích thước và triệu chứng, tương tự như hạt giáp.

6.4. Ung thư tuyến giáp

Những điều bạn phải biết về u vùng cổ
Hình ảnh ung thư tuyến giáp, nhìn bên ngoài không khác với một bướu giáp lành

Là kết quả của sự tăng tưởng bất thường và không kiểm soát của tế bào tuyến giáp. Đây là ung thư thường gặp nhất trong các loại ung thư tuyến nội tiết.

Những người sau đây thuộc nhóm nguy cơ cao:

  • Tuổi: thường xảy ra sau 40 tuổi.
  • Người có tiền sử gia đình ung thư tuyến giáp.
  • Tiền căn ung thư vú.
  • Từng phơi nhiễm tia xạ.

Giai đoạn sớm người bệnh thường không có triệu chứng. Khi bệnh tiến triển sẽ xuất hiện khối ở cổ kèm theo ho, khàn tiếng, đau họng, khó nuốt, sưng hạch nách.

>> Xem thêm: Ung thư tuyến giáp: Dấu hiệu, điều trị và khả năng chữa khỏi như thế nào?

Hầu hết người bệnh cần phẫu thuật lấy bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Sau đó hormone tuyến giáp thay thế sẽ cần thiết. Ngoài ra iod phóng xạ, xạ trị ngoài, hóa trị cũng có thể đi sau phẫu thuật.

Khối u ở vùng cổ khá thường gặp, nhưng việc xác định nguyên nhân chính xác không phải lúc nào cũng dễ dàng, cần kết hợp giữa hỏi bệnh, khám kĩ càng và thực hiện các xét nghiệm phù hợp. Phần lớn các khối u là lành tính, thường nhất là hạch lympho phì đại do phản ứng hoặc nhiễm trùng và sẽ biến mất khi bệnh nền được điều trị. Các bệnh lý liên quan tuyến giáp cũng khá phổ biến, bao gồm hạt giáp, bướu giáp. Những nguyên nhân ác tính như ung thư tuyến giáp, ung thư hạch tuy ít hơn nhưng không thể bỏ qua, nhất là ở những người có nguy cơ và khi các triệu chứng liên quan gợi ý. Do đó, điều quan trọng khi gặp một khối ở vùng cổ là đi khám sớm nhất có thể để được đánh giá một cách đầy đủ.

 Bác sĩ Nguyễn Lê Vũ Hoàng

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai
Vợ chồng bạn đang trong cuộc đua “săn rồng” và dù đã canh ngày rụng trứng để quan hệ nhưng vài tháng trôi qua mà vẫn chưa có tin vui. Bạn băn khoăn
Hình ảnh tin tức Mùa nắng nóng uống rau má đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
Rau má đậu xanh là thức uống giải nhiệt được nhiều người ưa thích nhờ hương vị thơm ngon và cảm giác thanh mát khi thưởng thức. Song việc uống nhiều
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà và làm sao để nhận biết sớm bệnh?
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là bệnh không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn
Hình ảnh tin tức Thức khuya có đau dạ dày không? Tác hại của thức khuya với hệ tiêu hóa
Việc cân bằng công việc, cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ xã hội đôi khi khiến chúng ta phải thức khuya hơn và việc ngủ đủ giấc trở nên “xa xỉ”.
Hình ảnh tin tức 9 cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ tại nhà an toàn, hiệu quả
Phụ nữ đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, điều quan trọng là cần tìm ra nguyên nhân chính xác và kịp thời áp dụng