Những điều bạn cần biết về tiêu chảy do kháng sinh

Kháng sinh là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi dùng loại thuốc này, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ vô cùng khó chịu, đó chính là tình trạng tiêu chảy do kháng sinh.

Tiêu chảy do kháng sinh là tình trạng rất thường gặp. Theo ước tính, có khoảng 5 đến 25% người trưởng thành bị tiêu chảy khi dùng thuốc kháng sinh. Tại sao dùng kháng sinh lại hay bị tiêu chảy, có cách nào để không bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh không? Nếu bạn đang có những thắc mắc này, hãy dành vài phút xem tiếp những chia sẻ dưới đây của NT BacGiang để có thêm một số thông tin hữu ích về mối liên quan giữa kháng sinh và tiêu chảy nhé.

Dùng kháng sinh có thể gây tiêu chảy: Điều này có thật sự đúng?

Câu trả lời là “Có”. Thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy bởi những lý do sau:

Kháng sinh “tiêu diệt” vi khuẩn bằng cách “tấn công” vào sự khác biệt về cấu trúc và quy trình của các tế bào vi khuẩn so với các tế bào bình thường của cơ thể. Chính vì vậy, kháng sinh không gây hại cho tế bào nhưng loại thuốc này có thể tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu sống trong đường ruột.

Nhắc đến vi khuẩn, hầu như chúng ta đều nghĩ đây là một loài sinh vật có hại, có thể “gieo rắc” nguy cơ bệnh tật cho cơ thể. Tuy nhiên, thực tế, không phải vi khuẩn nào cũng xấu. Trong đường ruột, có nhiều vi khuẩn tốt “cư ngụ” có lợi cho quá trình tiêu hóa, đồng thời chúng cũng đóng một vai trò trong việc duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể. Việc dùng thuốc kháng sinh có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, khiến số lượng lợi khuẩn giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu tấn công, lấn át và dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

Không những vậy, lợi khuẩn còn có chức năng kiểm soát sự phát triển của các loài vi khuẩn cơ hội, chẳng hạn như Clostridium difficile (gọi tắt là C. diff), một loài vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nặng, dẫn đến viêm ruột nếu chúng “sinh sôi” và phát triển nhanh. Điều này có thể xảy ra nếu vi khuẩn tốt bị tiêu diệt bởi kháng sinh.

Triệu chứng thường gặp khi bị tiêu chảy do kháng sinh

Tiêu chảy do kháng sinh là tình trạng đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần mỗi ngày trong thời gian dùng kháng sinh. Tình trạng này có thể xuất hiện sau khi dùng kháng sinh khoảng 1 tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải sau khi kết thúc đợt điều trị khoảng vài tuần.

Nếu bị nhiễm C. diff, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn…

Loại kháng sinh nào hay gây tiêu chảy?

Tất cả các loại kháng sinh đều có thể gây tiêu chảy, tuy nhiên, sẽ có một số có nguy cơ cao hơn. Chẳng hạn như:

  • Penicillin: Ampicillin và amoxicillin
  • Cephalosporin: Cephalexin và cefpodoxime
  • Clindamycin

Tiêu chảy do uống kháng sinh: Cần điều trị như thế nào?

Trường hợp bị tiêu chảy do uống kháng sinh, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp sau để giảm nhanh các triệu chứng:

1. Điều chỉnh chế độ ăn

Những điều bạn cần biết về tiêu chảy do kháng sinh

Nếu bị tiêu chảy do kháng sinh, việc điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu mà bạn gặp phải. Cụ thể, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn theo một số bí quyết sau:

  • Ăn thực phẩm ít chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ thường được khuyến khích tiêu thụ nhiều khi khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đang bị tiêu chảy, loại thực phẩm này có thể khiến cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như chuối, khoai tây đã gọt vỏ. Bởi chất dinh dưỡng này rất dễ bị mất đi do tiêu chảy.
  • Bổ sung chất lỏng và chất điện giải bị mất để bù lại lượng đã mất, bạn có thể bổ sung bằng cách uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, ăn thực phẩm loãng, nhiều nước như cháo, súp…
  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tránh kiêng cữ quá mức. Trong thực đơn mỗi ngày cần có các loại ngũ cốc như gạo trắng, bánh mì trắng, mì và các thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, thịt nạc và cá.
  • Tránh dùng thức uống có cồn hoặc có chứa caffeine như rượu, cà phê, trà vì những thức uống này có thể khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn.
  • Tránh các sản phẩm làm từ sữa (ngoài sữa chua) bởi những thực phẩm này có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ kháng sinh.
  • Tránh dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt mỡ, đồ nướng, khoai tây chiên, các thực phẩm chiên xào cùng những thực phẩm có nhiều đường như soda, nước ép trái cây, bánh ngọt và bánh quy, thực phẩm cay.
  • Tránh ăn bưởi hoặc uống bổ sung canxi bởi những điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ kháng sinh mà còn có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

2. Bù nước cho cơ thể

Tình trạng tiêu chảy do kháng sinh có thể dẫn đến mất nước. Do đó, câu hỏi đặt ra là uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao để tránh mất nước là thắc mắc của không ít người khi rơi vào tình huống này? Câu trả lời là hãy bù nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây không đường để ngăn ngừa nguy cơ mất nước.

3. Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy một cách thận trọng

Khi bị tiêu chảy, nhiều người thường có xu hướng lên mạng tìm kiếm cách cầm tiêu chảy nhanh nhất hay thuốc cầm tiêu chảy cho người lớn với mong muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này. Đáp án là bạn có thể sử dụng thuốc cầm tiêu chảy như loperamid (Imodium) giúp làm giảm các triệu chứng tiêu chảy do kháng sinh hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh gặp các tác dụng phụ nguy hại đến sức khỏe, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Nguyên do là trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc cầm tiêu chảy có thể làm cản trở quá trình đào thải độc tố của cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác.

4. Sử dụng men vi sinh

Để điều trị tiêu chảy do kháng sinh, bạn có thể dùng men vi sinh có thành phần là nấm men Saccharomyces boulardii nhằm bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó, Saccharomyces boulardii còn đem đến một ưu điểm vượt trội là khả năng đề kháng kháng sinh.

Saccharomyces boulardii là một loại nấm men bia được nhà khoa học người Pháp Henri Boulard phân lập vào năm 1923. Từ năm 1950, Saccharomyces boulardii được dùng như một probiotic đem lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa tiêu chảy do kháng sinh, chữa tiêu chảy do nhiễm trùng cấp…

Một phân tích từ 21 thử nghiệm ngẫu nhiên trên 4780 người tham gia cho thấy Saccharomyces boulardii có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc tiêu chảy do kháng sinh ở cả người lớn và trẻ em. Đây là một loại nấm men có khả năng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột được Tổ chức Tiêu hóa Thế giới, Hội Nhi khoa Việt Nam, Hiệp hội Tiêu hóa Gan mật Dinh dưỡng Nhi khoa châu Âu… khuyến cáo sử dụng. Ngoài ra, loại nấm men này còn có thể giúp tăng cường hoạt động của men tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Tiêu chảy do kháng sinh: Cần đi khám khi nào?

Những điều bạn cần biết về tiêu chảy do kháng sinh

Bạn cần đi khám ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau trong thời gian dùng kháng sinh:

  • Đi ngoài phân lỏng hơn 5 lần một ngày
  • Phân có lẫn máu hoặc mủ
  • Sốt
  • Đau bụng hoặc chuột rút

Nếu tình trạng tiêu chảy nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị bạn ngừng dùng kháng sinh cho đến khi vấn đề tiêu hóa này chấm dứt. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn dùng một loại kháng sinh khác có nguy cơ gây tiêu chảy thấp hơn.

Có cách nào để ngăn ngừa tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh không?

Dưới đây là một số bí quyết mà bạn có thể thử để giảm nguy cơ bị tiêu chảy trong thời gian dùng kháng sinh:

  • Dùng men vi sinh có chứa nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng sử dụng men vi sinh trong thời gian dùng kháng sinh có thể ngăn ngừa tiêu chảy vô cùng hiệu quả.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để ngăn ngừa sự lây lan của vi sinh vật gây hại.
  • Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh bị kích ứng.
  • Chỉ dùng kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sĩ: Mặc dù thuốc kháng sinh có thể điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng chúng không hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng do virus như cảm lạnh và cúm. Việc lạm dụng kháng sinh có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe hệ tiêu hóa và gây ra nhiều vấn đề khác.

Tiêu chảy do kháng sinh là khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do việc sử dụng kháng sinh làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh đường ruột. Tất cả các loại kháng sinh đều có nguy cơ gây tiêu chảy, tuy nhiên, một số loại sẽ có nguy cơ cao hơn, chẳng hạn như penicillin và cephalosporin. Nếu bị tiêu chảy do kháng sinh, bạn hãy chú ý chăm sóc bản thân bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và chú ý bù nước cho cơ thể. Nếu có triệu chứng bất thường, bạn cần đi khám ngay để được điều trị và chẩn đoán kịp thời nhé!

Những điều bạn cần biết về tiêu chảy do kháng sinh

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái
Hình ảnh tin tức 4 lưu ý người bệnh cần biết sau điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
Ung thư vú là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo
Hình ảnh tin tức Giải đáp nhanh băn khoăn về cách “thích ứng” với những thay đổi của cơ thể và lịch thăm khám sau điều trị ung thư vú
Sau khi kết thúc thời gian điều trị, người bệnh ung thư vú sẽ dần quay lại với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hồi phục sau
Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai