Những điều bạn cần biết về tăng tiết mồ hôi mặt

Đổ mồ hôi là quá trình tự nhiên giúp thoát nhiệt và giữ cho cơ thể luôn mát mẻ. Tuy nhiên, một số người bị tăng tiết mồ hôi mặt quá mức có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Để hiểu thêm về vấn đề này, YouMed sẽ cung cấp những thông tin quan trọng qua bài viết sau.

Tăng tiết mồ hôi mặt là gì?

Mặt và da đầu là nơi hội tụ phần lớn nhiều tuyến mồ hôi nhất. Do đó, nếu đổ mồ hôi quá mức, những vùng này cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Đổ mồ hôi mặt làm ảnh hưởng đến người mắc rất nhiều. Họ thường ngại tiếp xúc với cộng đồng vì triệu chứng của mình, có khi bị chê bai. Điều này làm suy sụp tâm lý và các mối quan hệ xã hội bị rạn nứt. Người mắc tăng tiết mồ hôi mặt cần chú ý các vấn đề sau để kịp thời thăm khám bác sĩ:

  • Đổ mồ hôi không rõ lý do, ví như như trong môi trường mát, không vận động,…
  • Mồ hôi đầm đìa, nhỏ giọt liên tục.
  • Có mùi khó chịu.
  • Chỉ ảnh hưởng một vùng cụ thể, trong khi không bị những chỗ khác.
  • Làm giảm hoạt động xã hội.
  • Ảnh hưởng sinh hoạt thường ngày.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân.
  • Thường xuyên phải thay quần áo hay tắm nhiều hơn.
  • Xảy ra ít nhất một lần một tuần.
  • Nặng nề hơn vào buổi sáng.
  • Đổ mồ hôi khiến người mắc phải quan tâm quá mức vào triệu chứng.

Các vấn đề trên có thể gặp ở bất cứ ai, độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là trẻ em và thiếu niên mới dậy thì.

Nguyên nhân của tăng tiết mồ hôi mặt

Đổ mồ hôi mặt là biểu hiện bình thường trong hoàn cảnh phù hợp. Những yếu tố sau có thể làm tăng tiết mồ hôi mặt là:

  • Thời tiết nóng, ẩm.
  • Stress hoặc lo lắng.
  • Cảm xúc mạnh như tức giận, sợ hãi,…
  • Ăn đồ cay, nóng.
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên.
Những điều bạn cần biết về tăng tiết mồ hôi mặt
Thường xuyên làm việc trong thời tiết nóng nực làm tình trạng tiết mồ hôi nặng nề hơn

Nếu bạn bị đổ mồ hôi mặt vì những lý do trên, hãy yên tâm không có gì đáng ngại. Mồ hôi sẽ giảm sau khi bạn ngưng các hoạt động đó. Song, đổ mồ hôi cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

  • Nhiễm trùng.
  • Tiểu đường, hạ đường huyết.
  • Cường giáp.
  • Béo phì.
  • Ung thư.
  • Nghiện rượu.
  • Chấn thương đầu.
  • Bệnh Parkinson.
  • Bệnh huyết học và tủy sống.
  • Một số thuốc.
  • Di truyền.

Bạn cần lưu ý những vị trí khác ngoài tăng tiết mồ hôi mặt, bệnh có thể ảnh hưởng nhiều tuyến mồ hôi những vùng khác.

Các cách điều trị

Điều trị không khó khăn khi có nhiều phương pháp giúp giảm triệu chứng hiệu quả. Giảm mồ hôi mặt có thể điều trị bằng phương pháp y khoa hoặc xử trí bằng các biện pháp thông thường.

Các tips giảm tăng tiết mồ hôi mặt

  • Tránh làm việc và sinh hoạt trong những nơi có khí hậu hay môi trường nóng bức.
  • Sử dụng chất chống mồ hôi và chất khử mùi nếu cần.
  • Dùng khăn thấm hút tốt để lau mồ hôi mặt, đầu.
  • Mang băng đô hoặc đặt miếng hút mồ hôi trong nón.
  • Luôn mang theo quạt cá nhân để sử dụng.
  • Tránh stress, cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
  • Uống đủ nước.
  • Sử dụng bột đắp mặt không mùi.
  • Cắt tóc hoặc cột tóc gọn gàng, tránh để phủ mặt và cổ.
  • Mặc quần áo gọn nhẹ, thoáng mát.
  • Mặc quần áo sáng màu như trắng,… màu tối dễ làm tăng tiết mồ hôi nhiều hơn.
  • Sử dụng trang phục vải sợi tự nhiên thay vì sợi tổng hợp.

    Những điều bạn cần biết về tăng tiết mồ hôi mặt
    Uống đủ nước mỗi ngày giúp làm mát cơ thể, giảm tiết mồ hôi

Các biện pháp trên đơn giản, có thể làm tại nhà và hiệu quả cao. Luôn khuyến cáo thực hiện thường xuyên đối với mọi người bị tăng tiết mồ hôi mặt. Song, nếu triệu chứng không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ có kế hoạch điều trị phù hợp hơn.

Can thiệp y khoa

Lựa chọn biện pháp điều trị phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ. Nhưng phương pháp được áp dụng bao gồm:

1. Thuốc chống tiết mồ hôi tại chỗ

Đây là những thuốc hàng đầu trong điều trị tăng tiết mồ hôi. 20% aluminum chloride hexahydrate được chỉ định bô, thoa để đạt được mục tiêu nhanh nhất. Tuy nhiên, thuốc có thể gây phản ứng kích thích da.

2. Botulinum

Tiêm botulinum giúp giảm tăng tiết mồ hôi mặt hiệu quả lâu dài. Điều trị cần phải lặp lại nhiều lần trong vài tháng. Dù vậy, tiêm thuốc có thể gây đau và yếu một số cơ sau đó và phần nào cũng ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Đây là chỉ định hết sức cẩn thận của bác sĩ và dựa vào mong muốn của người mắc. Chuẩn bị trước điều trị là hết sức cần thiết để giảm thiểu các tác dụng phụ.

3. Thuốc uống

Một số thuốc uống không những giảm tiết mồ hôi mặt mà còn giúp giảm ở những vị trí khác. Glycopyrrolate và oxybutynin được những thuốc đầu tiên được chọn lựa. Khô miệng, mờ mắt, đau đầu, bí tiểu là những triệu chứng bạn có thể gặp khi uống thuốc.  Dù sao, thuốc vẫn đem lại hiệu quả cao và các triệu chứng trên sẽ nhanh chóng biến mất.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi cắt thần kinh chi phối tuyến mồ hôi dành cho những bệnh nhân nặng, không thể kiểm soát bằng biện pháp thông thường. Điều trị này cho kết quả tức thì và dứt điểm triệu chứng đổ mồ hôi. Song, vẫn có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn như hội chứng Horner hay đổ mồ hôi bù trừ ở vị trí khác,…

Với những điều trị can thiệp trên, bệnh nhân cũng cần áp dụng đồng thời cách biện pháp thông thường để đạt mục tiêu sớm nhất.

Các dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý

Tăng tiết mồ hôi mặt không điều trị có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Những vấn đề có thể xảy ra khi bị tăng tiết mồ hôi là:

  • Da ẩm thường xuyên, mỏng da, dễ bị tổn thương dù với va chạm nhẹ.
  • Ngứa ngáy do da ẩm ướt hoặc bị nhiễm nấm.
  • Mùi khó chịu.
  • Mụn và nhiễm trùng da là biến chứng nặng nề nhất. Tăng tiết mồ hôi và tổn thương da là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn virus, từ đó gây ra các vấn đề trên.

Bệnh nhân khi có những dấu hiệu nghi ngờ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay khi có thể.

Tăng tiết mồ hôi mặt và mụn là vấn đề thường gặp ở thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Người hay bị đổ mồ hôi phải thường xuyên chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ để giảm thiểu triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề của mình, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang