Những dấu hiệu vẹo cột sống bạn cần chú ý

Thông thường, các trường hợp cong vẹo cột sống khá nhẹ và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tình trạng vẹo cột sống kéo dài cũng có thể gây ra nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Vậy những dấu hiệu vẹo cột sống giúp nhận biết là gì? Cách chẩn đoán như thế nào? Cùng bác sĩ Hứa Minh Luân tìm hiểu qua bài viết sau.

Vẹo cột sống là gì?

Vẹo cột sống là một dị tật cột sống phổ biến thường được chẩn đoán ở thanh thiếu niên. Đây là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một phải hoặc trái, so với xương sống thẳng.1

Hầu hết các trường hợp cong vẹo cột sống đều nhẹ. Một số trường hợp trở nên nặng hơn theo thời gian. Vẹo cột sống có thể gây ra một số biến chứng như:1

  • Gây tổn thương tim, phổi: Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, khi khung xương sườn biến dạng có thể đè lên phổi và tim gây tổn thương. Điều này có thể làm giảm không gian bên trong lồng ngực, khiến phổi khó hoạt động một cách bình thường. Bên cạnh đó nếu lồng ngực ép vào tim sẽ cản trở và ảnh hưởng đến việc bơm máu của tim.
  • Đau lưng: Những người bị vẹo cột sống khi còn nhỏ có nhiều khả năng bị đau lưng mãn tính khi lớn tuổi. Vấn đề này có thể gây ra nhiều khó khăn và đau đớn trong đời sống sinh hoạt thường ngày.
  • Tổn thương tâm lý: Khi tình trạng cong vẹo cột sống trở nên nặng hơn, nó có thể gây ra những ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của người bệnh. Điều này có thể khiến người bị vẹo cột sống trở nên tự ti và mặc cảm vì ngoại hình của mình.

Cong vẹo cột sống có thể được chẩn đoán hoặc phát hiện sau tuổi dậy thì. Lúc này, chúng được gọi là vẹo cột sống ở người lớn, vì tình trạng này được phát hiện sau khi xương đã phát triển hoàn chỉnh.2

Xem thêm: Đau lưng ở người lớn: Nguyên nhân là do đâu?

Dấu hiệu vẹo cột sống điển hình

Vẹo cột sống là một bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Chúng có các dấu hiệu điển hình như:

Dấu hiệu vẹo cột sống ở trẻ

Đối với vẹo cột sống ở trẻ, những bất thường ở cột sống trong thời gian đầu thường không rõ ràng. Sau một thời gian thì những bất thường sẽ rõ ràng hơn. Lúc này các bậc phụ huynh có thể phát hiện các triệu chứng và dấu hiệu nghiêm trọng như:3 4

  • Cột sống bị vẹo sang bên trái hoặc bên phải hoặc cả hai bên.
  • Khi đứng cúi người sẽ thấy ụ gồ ở lưng.
  • Cột sống sẽ gồ ra sau hoặc ưỡn ra trước.
  • Khung xương sườn sẽ biến dạng theo cột sống khiến lồng ngực xuất hiện một bên thấp và một bên cao.
  • Khi đứng thẳng thân người sẽ nghiêng sang một bên.
  • Hai bên vai sẽ không đều, xuất hiện một bên cao và một bên thấp.
  • Có trường hợp một bên khớp háng cao hơn khiến hai bên hông và mông không đều nhau.
  • Hai chân không đều, có thể một bên cao một bên thấp.
  • Ngoài các dấu hiệu điển hình trên. Tuỳ theo mức độ ảnh hưởng sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: khó thở, thay đổi dáng đi, liệt một bên thân mình hoắc ở chi, hình thành các dị tật khi trưởng thành…
Những dấu hiệu vẹo cột sống bạn cần chú ý
Phân biệt cột sống bình thường (healthy spine) và tình trạng vẹo cột sống ở trẻ (scoliosis)

Dấu hiệu vẹo cột sống ở người lớn

Vẹo cột sống ở người lớn có thể là một trường hợp vẹo cột sống ở trẻ em mà không được phát hiện cho đến khi trưởng thành. Một dạng vẹo cột sống khác ở người lớn là do thoái hóa, được bắt đầu từ tuổi trưởng thành.

Khi bị vẹo cột sống, ở người lớn sẽ có các dấu hiệu như sau:2 3

  • Các gai đốt sống không thẳng hàng.
  • Hai vai không đều nhau, một bên thấp một bên cao.
  • Phần xương bả vai nhô ra bất thường.
  • Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến phần bả vai không bằng nhau.
  • Phần tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp và rộng không giống nhau.
  • Khi cột sống bị xoay vặn khiến xương sườn lồi lên mất cân đối.
  • Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô và đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn thì phần trên của thân hơi ngả về phía sau và bụng xệ xuống.
  • Khi tình trạng cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như: đau lưng, không có khả năng đứng thẳng, chân bị đau, tê hoặc yếu đi đáng kể, rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang.
Những dấu hiệu vẹo cột sống bạn cần chú ý
Triệu chứng vẹo cột sống ở người lớn có thể kèm theo đau lưng

Chẩn đoán vẹo cột sống

Khi xuất hiện các dấu hiệu vẹo cột sống, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà. Thay vào đó, người bệnh nên đến các địa chỉ chuyên khoa cơ xương khớp để khám và kiểm tra. Từ đó xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp khắc phục tình trạng cho phù hợp.

Khi bạn đến kiểm tra tình trạng vẹo cột sống. Các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán như:1

Khám tổng quát

Đầu tiên, bác sĩ sẽ quan sát lưng của bệnh nhân khi đứng thẳng để kiểm tra cột sống, vai và vùng eo của người bệnh có cân xứng hay không. Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cúi người về phía trước để kiểm tra độ cong ở lưng trên và lưng dưới.

Những dấu hiệu vẹo cột sống bạn cần chú ý
Bác sĩ có thể kiểm tra tổng quát để chẩn đoán tình trạng vẹo cột sống

Xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện để tìm nguyên nhân và mức độ của chứng vẹo cột sống bao gồm:

  • Chụp X-quang: Đây là một xét nghiệm thường quy để chẩn đoán tình trạng cong vẹo cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là xét nghiệm cho độ chính xác cao. Ngoài giúp kiểm tra tình trạng cong vẹo cột sống, chúng còn giúp phản ánh được các mô xung quanh.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT-Scan: Trong quá trình kiểm tra này, tia X được chụp ở nhiều góc độ khác nhau để có được hình ảnh 3D của cơ thể.

Xem thêm: Bệnh vẹo cột sống: Có cải thiện được không ?

Tóm lại, tình trạng cong vẹo cột sống là một bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Chúng có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người bệnh nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng. Qua bài viết trên với những thông tin về dấu hiệu vẹo cột sống, hi vọng có thể giúp bạn nhận biết tình trạng cong vẹo cột sống và đến gặp bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống