Những cách trị viêm âm đạo mà bạn nên biết

Viêm âm đạo là một tình trạng bệnh lý phổ biến ở nữ giới. Nó gây các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, thậm chí có khả năng dẫn đến vô sinh. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng chủ yếu từ việc vệ sinh cá nhân kém và lây từ bạn tình. Dù đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều chị em phụ nữ vẫn chưa hiểu rõ thông tin và cách trị viêm âm đạo hiệu quả. Hãy cùng NT BacGiang tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Viêm âm đạo là gì?

Âm đạo là cơ quan sinh dục, kéo dài từ âm vật phía ngoài tới cổ tử cung phía trong. Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm vùng âm đạo ở phụ nữ. Tình trạng viêm có thể do nhiễm khuẩn bên ngoài hoặc rối loạn hệ khuẩn trong âm đạo. Các nguyên nhân thúc đẩy có thể là:

  • Giảm nồng độ Estrogen trong cơ thể (mãn kinh, rối loạn nội tiết tố,…)
  • Vệ sinh cá nhân kém vùng âm đạo. Ví dụ sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, các chất khử trùng, tạo mùi…
  • Lây nhiễm qua đường tình dục.

Theo thống kê có hơn một phần ba chị em phụ nữ mắc triệu chứng viêm âm đạo. Do e ngại, bệnh nhân thường chịu đựng hoặc tự mua thuốc điều trị. Điều này có thể dẫn tới các biến chứng nặng nề. Vì vậy, cách trị viêm âm đạo hiệu quả nhất chính là đi khám và chẩn đoán bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị hợp lý.

Chẩn đoán viêm âm đạo như thế nào?

Những cách trị viêm âm đạo mà bạn nên biết
Viêm âm đạo là tình trạng phổ biến ở phụ nữ

Để chẩn đoán viêm âm đạo, bác sĩ sẽ kết hợp biểu hiện trên lâm sàng của bệnh nhân và các xét nghiệm. Các triệu chứng phổ biến là:

  • Ngứa, kích ứng âm đạo
  • Khí hư âm đạo hôi, màu xám và mỏng
  • Ban đỏ và phù nề vùng lân cận

Bác sĩ sẽ khám phụ khoa bằng mỏ vịt và lấy dịch âm đạo của người bệnh làm các xét nghiệm, thường là: soi tươi, cấy dịch âm đạo, đo pH dịch âm đạo…

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm âm đạo cần 3 trên 4 yếu tố:

  • Khí hư hôi, xám
  • Dịch tiết âm đạo có pH > 4.5
  • Dịch âm đạo có mùi cá thối trong xét nghiệm whiff
  • Soi tươi dịch có hiện diện các tế bào Clue ( vi khuẩn dính vào các tế bào biểu mô)
Những cách trị viêm âm đạo mà bạn nên biết
Độ pH bình thường của âm đạo từ 3.8 – 4.5

Ngoài ra, cấy dịch âm đạo còn cho các kết quả đặc biệt như lậu, nấm. Đây cũng là một phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo chính xác. Kết quả cấy sẽ quyết định tới cách trị viêm âm đạo.

Những cách trị viêm âm đạo hiệu quả

Việc điều trị viêm âm đạo sẽ phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Những tác nhân gây viêm âm đạo thường gặp là:

  • Nấm men
  • Vi khuẩn
  • Tri chomonas

Mỗi loại tác nhân sẽ có cơ chế, triệu chứng và hướng điều trị khác nhau. Thuốc điều trị viêm âm đạo rất đa dạng như viên, kem bôi hoặc gel bôi vào âm đạo.

VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM

Nấm men (nấm Candida) là tác nhân phổ biến nhất gây viêm âm đạo.

Bình thường trong âm đạo phụ nữ cũng có tồn tại số lượng ít nấm Candida. Tuy nhiên, khi môi trường trong âm đạo mất cân bằng sẽ dẫn tới loạn khuẩn âm đạo. Sự cân bằng giữa vi khuẩn và nấm men trong âm đạo bị thay đổi. Nấm men có thể phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng viêm âm đạo.

Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm âm đạo do nấm:

  • Sử dụng kháng sinh. Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn. Từ đó làm giảm lượng vi khuẩn thường trú trong âm đạo. Vi khuẩn thường trú có tác dụng kiểm soát nấm men. Điều này tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
  • Hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu. Trong nhiều tình trạng như: bệnh suy giảm miễn dịch, tiểu đường, mang thai có thể khiến nấm men phát triển nhanh.

Triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm nấm men là ngứa và rát âm hộ (vùng bên ngoài âm đạo). Âm hộ bị viêm sưng và đỏ. Dịch âm đạo trong nhiễm nấm men có màu trắng, vón cục và không có mùi. Gia tăng tiết dịch âm đạo bất thường cũng là dấu hiệu của bệnh.

Những cách trị viêm âm đạo do nhiễm nấm men

Nhiễm nấm men âm đạo có thể được điều trị dễ dàng bằng thuốc nếu được phát hiện sớm. Thuốc kháng nấm thường đặt vào âm đạo (tác dụng tại chỗ) hoặc uống thuốc (tác dụng toàn thân). Nhiễm nấm men tuy dễ điều trị nhưng không nên chủ quan. Triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với tình trạng khác. Nếu tự điều trị tại nhà có thể dẫn tới sự chậm trễ trong việc chẩn đoán chính xác và điều trị đúng bệnh.

Những cách trị viêm âm đạo mà bạn nên biết
Viêm âm đạo do nấm Candida

VIÊM ÂM ĐẠO DO VI KHUẨN

Các vi khuẩn nhiễm từ bên ngoài có thể gây viêm âm đạo nghiêm trọng. Triệu chứng đặc trưng là tăng tiết dịch âm đạo, dịch có mùi tanh. Chất dịch âm đạo thường loãng, có màu sẫm, xám xỉn hoặc màu xanh lục. Đặc biệt viêm âm đạo do vi khuẩn ít khi gây ngứa.

Cách trị viêm âm đạo do vi khuẩn phải sử dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh có thể dùng đường uống, hoặc đường âm đạo dưới dạng kem hoặc gel.

VIÊM ÂM ĐẠO DO TRICHOMONAS

Trichomonas là một loại ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục và gây bệnh viêm âm đạo. Phụ nữ bị nhiễm Trichomonas có nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Các triệu chứng viêm âm đạo khi nhiễm Trichomonas thường bao gồm:

  • Dịch tiết âm đạo có màu vàng xám hoặc xanh lá cây và có thể có mùi tanh.
  • Âm hộ có càm giác nóng rát, kích thích, gây đỏ và sưng.
  • Một số bệnh nhân cảm giác tiểu đau, tiểu gắt buốt.

Viêm âm đạo do Trichomonas có thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, việc cần thiết là tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Không như nhiễm nấm men và vi khuẩn, khi đã xác định nhiễm Trichomonas, bệnh nhân cần phải hướng dẫn bạn tình đi khám bệnh để được tầm soát.

VIÊM TEO ÂM ĐẠO Ở PHỤ NỮ MÃN KINH HOẶC CHO CON BÚ

Phụ nữ mãn kinh có thể bị viêm teo âm đạo do rối loạn nội tiết tố. Cụ thể do tình trạng giảm Estrogen trong cơ thể. Triệu chứng phổ biến của tình trạng này là tăng tiết dịch và kích thích âm đạo. Nội tiết tố nữ giảm khiến cho âm đạo bị khô, ngứa và rát. Viêm teo âm đạo ở các đối tượng trên được điều trị bằng estrogen. Sử dụng chất bôi trơn dạng lỏng cũng là một cách hiệu quả hạn chế triệu chứng teo viêm âm đạo khi quan hệ.

Phòng ngừa viêm âm đạo như thế nào?

Các biện pháp dự phòng có vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm âm đạo. Thực hiện tốt có thể giảm thời gian điều trị và ngăn ngừa tái phát, hạn chế biến chứng. Các biện pháp cụ thể là

  • Vệ sinh cá nhân vùng kín sạch sẽ, khoa học. Lưu ý không lau chùi từ sau ra trước. Động tác này có thể lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo hoặc niệu đạo.
  • Tránh dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính sát khuẩn mạnh, dung dịch vệ sinh phải có độ PH tương đương PH âm đạo. Bạn có thể tra cứu thông tin pH này trên tờ thông tin của nhà sản xuất.
  • Không dùng các chất gây kích ứng âm đạo. Chúng có thể là tampon thơm, miếng lót, thụt rửa và xà phòng thơm… Làm khô khu vực bộ phận sinh dục ngoài sau khi tắm để tránh kích ứng. Không sử dụng xà phòng tác dụng khử mùi, kháng khuẩn hoặc tạo bong bóng tắm.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bệnh lý nền tảng.
  • Không thụt rửa âm đạo: âm đạo không cần làm sạch ngoài việc tắm bình thường. Thụt làm rối loạn hệ các sinh vật bình thường cư trú trong âm đạo. Điều này và thực sự có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo. Thụt rửa không thể làm sạch vi trùng trùng âm đạo.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh tình trạng nhiễm trùng lây lan qua quan hệ tình dục.
Những cách trị viêm âm đạo mà bạn nên biết
Không nên thụt rửa âm đạo

Kết luận

Viêm âm đạo là tình trạng phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng nắm rõ cách trị viêm âm đạo. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thực hiện tốt các biện pháp dự phòng và tới khám chuyên khoa khi có các dấu hiệu là chìa khóa để kiểm soát viêm âm đạo.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống