Nhóm máu hiếm nhất là gì? Cách xác định và những ảnh hưởng

Bạn có thể đã biết nhóm máu của mình là A, B, AB hay O. Ngoài ra, nhóm máu còn được quyết định bởi sự có mặt hay không có mặt của một loại protein gọi là kháng nguyên D của yếu tố Rh (RhD). Vậy, liệu bạn có biết nhóm máu hiếm nhất là nhóm máu nào và mình có thuộc nhóm máu hiếm đó hay không?

Máu được chia thành các nhóm dựa trên sự xuất hiện hoặc thiếu vắng của kháng nguyên A, B trên bề mặt tế bào hồng cầu và kháng nguyên RhD. Cách ghi nhóm máu bao gồm: phần chữ cái là sự có mặt hay không của các kháng nguyên A, B; phần dương hoặc âm là sự có mặt hay không của RhD.

Theo đó, phân loại về nhóm máu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chia nhóm máu thành 8 loại khác nhau:

  • A (-): Có kháng nguyên A, không có RhD
  • A (+): Có kháng nguyên A và RhD
  • B (-): Có kháng nguyên B, không có RhD
  • B (+): Có kháng nguyên B và RhD
  • O (-): Không có cả kháng nguyên A, B và RhD
  • O (+): Không có kháng nguyên A, B nhưng có RhD
  • AB (-): Có kháng nguyên A và B, không có RhD
  • AB (+): Có cả kháng nguyên A, B và RhD.

Bạn sẽ được thừa hưởng nhóm máu từ cha mẹ ruột truyền lại, giống như màu mắt hoặc màu tóc. Di truyền sẽ quyết định bạn có mang nhóm máu hiếm nhất hay không.

Nhóm máu hiếm nhất là gì? Cách xác định và những ảnh hưởng

Xác định nhóm máu rất quan trọng, vì việc truyền máu và ghép nội tạng sẽ phụ thuộc vào sự phù hợp giữa nhóm máu của người cho và người nhận. Nếu mang nhóm máu hiếm nhất, sẽ có nhiều rủi ro khi cần xin máu để truyền và ảnh hưởng tới thai kỳ.

Nhóm máu hiếm nhất là gì?

Ngoài hệ thống ABO kể trên, còn có hơn 600 loại kháng nguyên khác được tìm thấy trên bề mặt hồng cầu. Nếu máu của bạn thiếu các kháng nguyên mà hầu hết mọi người đều có hoặc có kháng nguyên mà hầu hết mọi người không có, bạn có thể sở hữu nhóm máu hiếm nhất. Tỷ lệ một người có nhóm máu hiếm là khoảng 1/1.000 người hoặc ít hơn. Làm xét nghiệm máu là cách duy nhất giúp bạn biết được mình thuộc nhóm máu gì và có phải là nhóm máu hiếm hay không.

Hiện nay, nhóm máu được cho là hiếm nhất thế giới có tên là Rh-null. Người sở hữu nó không có bất kỳ kháng nguyên thuộc loại Rh nào cả, chứ không chỉ riêng RhD. Chỉ có chưa tới 50 người mang nhóm máu này và nó được gọi là “loại máu vàng”.

Tuy nhiên, trong truyền máu hiện nay chỉ quan tâm tới 8 nhóm máu theo phân loại kể trên. Theo đó, thống kê tại tháng 12/2018 cho thấy tỷ lệ các nhóm như sau:

  • O dương: 35%
  • O âm: 13%
  • A dương: 30%
  • A âm: 8%
  • B dương: 8%
  • B âm: 2%
  • AB dương: 2%
  • AB âm: 1%

Như vậy, nhóm máu AB (-) được coi là nhóm máu hiếm nhất trong các nhóm máu trên.

Nhóm máu hiếm nhất là gì? Cách xác định và những ảnh hưởng

Mang nhóm máu hiếm nhất sẽ có rủi ro gì?

Ảnh hưởng đến thai kỳ

Phụ nữ mang thai luôn được làm xét nghiệm máu để biết nhóm máu chính xác. Nếu người mẹ sở hữu yếu tố Rh âm tính nhưng đứa trẻ lại thừa hưởng nhóm máu Rh dương tính từ cha, thì sẽ gặp phải tình trạng bất đồng nhóm máu Rh. Nếu không được điều trị sẽ gây thiếu máu tan máu cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Bởi lúc này, cơ thể mẹ sẽ phản ứng với yếu tố Rh dương trong máu của thai nhi và tạo ra các kháng thể để bắt đầu tấn công vào máu của con.

Để ngăn ngừa phản ứng này, phụ nữ mang thai có nhóm máu Rh âm sẽ được dùng một loại thuốc gọi là Rh immunoglobulin (RhIg) để ngăn chặn kháng thể tấn công tế bào hồng cầu của thai nhi.

Truyền máu, hiến máu

Nếu mang nhóm máu hiếm nhất hoặc có yếu tố Rh (-), bạn nên liên hệ với hội nhóm những người có cùng nhóm máu với mình để có thể cho và/hoặc nhận máu khi cần thiết.

Bởi vì các kháng thể trong huyết tương có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào máu lạ nên việc nhận máu không đúng nhóm máu theo hệ thống ABO sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Chẳng hạn, máu nhóm B sẽ không bao giờ được truyền cho người có nhóm máu A và ngược lại. Bởi các kháng thể anti-A của người thuộc nhóm máu B sẽ tấn công kháng nguyên A của người có nhóm máu A và ngược lại.

Vì vậy, bạn có thể nhận máu từ người hiến có cùng nhóm máu hoặc có nhóm máu tương thích.

Cụ thể như sau:

  • Nếu bạn có nhóm máu A (+): Bạn có thể nhận máu từ người hiến tặng có nhóm máu A (+), A (-), O (+) hoặc O (-).
  • Nếu bạn có nhóm máu A (-): nhận máu từ người có A (-) hoặc O (-).
  • Nếu bạn có nhóm máu B (+): nhận máu từ người có B (+), B (-), O (+) hoặc O (-).
  • Nếu bạn có nhóm máu B (-): nhận máu từ người có B (-) hoặc O (-).
  • Nếu bạn có nhóm máu AB (+): Bạn có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào (người nhận chung).
  • Nếu bạn có nhóm máu AB (-): nhận máu từ người có AB (-), A (-), B (-) hoặc O (-).
  • Nếu bạn có nhóm máu O (+): nhận máu từ người hiến tặng có O (+) hoặc O (-).

Nếu bạn có nhóm máu O (-): Bạn chỉ có thể nhận được máu của người hiến tặng cùng nhóm O (-).

Nhóm máu hiếm nhất là gì? Cách xác định và những ảnh hưởng

Nhóm máu O (-) được gọi là nhóm máu phổ quát và có thể được truyền cho bất kỳ ai vì nó an toàn cho tất cả mọi người khi không có bất kỳ kháng nguyên A hoặc B hay yếu tố RhD dương nào trên bề mặt tế nào. Nhóm máu này có thể tương thích được với mọi nhóm máu còn lại và thường được sử dụng cho các trường hợp cấp cứu khẩn cấp mà chưa biết ngay nhóm máu của người nhận.

Tóm lại, hiện nay, trong các loại nhóm máu chung thì nhóm máu hiếm nhất trên thế giới là nhóm AB (-), trong khi đó, nhóm O (+) là nhóm phổ biến nhất. Hiểu được mình thuộc nhóm máu nào sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn khi có nhu cầu hiến máu hoặc truyền máu.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai
Hình ảnh tin tức Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế
Hình ảnh tin tức Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được
Khi gặp các về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khò khè… nhiều người thường áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tắc ngâm đường phèn hay ngâm
Hình ảnh tin tức Giải đáp thắc mắc: Chị em khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?
Vì sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì là những băn khoăn rất thường gặp của không ít chị em khi lần đầu đi
Hình ảnh tin tức Mùa hè ăn xoài có nóng không? Có gây nổi mụn như nhiều người nghĩ không?
Xoài là loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của mùa hè được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Dù vậy, nhiều chị em cũng e