Nhiễm trùng đường tiết niệu (Nhiễm trùng tiểu)

Hệ tiết niệu cơ bản bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, có chức năng bài thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Chúng vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhiễm trùng đường tiết niệu, thường được gọi ngắn gọn là nhiễm trùng tiểu hoặc nhiễm khuẩn niệu, là tình trạng viêm do nhiễm trùng ở các cấu trúc này, mức độ có thể thay đổi từ nhẹ nhàng không triệu chứng cho đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết. Bài viết này sẽ cho chúng ta thông tin cơ bản để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Tuy là hệ thống bài tiết của cơ thể, nhưng nước tiểu bình thường được tạo ra và chứa trong bàng quang là vô trùng. Nhiễm trùng tiểu là tình trạng các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu, gây nên tình trạng viêm tại các vị trí này.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (Nhiễm trùng tiểu)
Cấu trúc hệ tiết niệu (2): Thận (4): Niệu quản (5): Bàng quang (6): Niệu đạo (Nguồn ảnh: http://www.majestytravelgroup.com)

Bình thường, thận lọc máu tạo thành nước tiểu, chúng sẽ theo niệu quản xuống được chứa tại bàng quang. Khi bàng quang đầy, một phản xạ thần kinh sẽ khiến mắc tiểu, và bàng quang sẽ co bóp nhẹ và “mở khoá” để nước tiểu theo niệu đạo ra ngoài. Tất cả các cấu trúc trên đường đi này đều có thể nhiễm trùng tạo ra các bệnh được gọi chung là nhiễm trùng tiểu.

2. Tại sao lại bị nhiễm trùng tiểu?

Thông thường ở người khoẻ mạnh, hệ tiết niệu có nhiều cơ chế để chống nhiễm trùng. Do đó, nhiễm trùng tiểu thường xảy ra trên những đối tượng có yếu tố nguy cơ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu bao gồm:

2.1. Tắc nghẽn đường tiểu:

  • Sỏi, do u bướu hay hẹp tắc đường tiểu bẩm sinh,…
Nhiễm trùng đường tiết niệu (Nhiễm trùng tiểu)
Sỏi tiết niệu, yếu tố nguy cơ quan trọng gây nhiễm trùng tiểu

2.2. Hoạt động co bóp của niệu quản bị ức chế:

  • Bệnh lý đái tháo đường
  • Bệnh lý thần kinh, tổn thương não, tủy sống…
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc cảm co thắt

2.3. Hiện tượng trào ngược nước tiểu

Bình thường thì nước tiểu chỉ đi một chiều từ thận xuống niệu đạo. Trào ngược thường sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn:

  • Trào ngược niệu đạo – bàng quang.
  • Tổn thương van bàng quang – niệu quản.

2.4. Thai kỳ

  • Chèn ép đường tiểu.
  • Thai tiết progesterone làm giảm hoạt động co bóp của niệu quản.

2.5. Thủ thuật trên hệ tiết niệu:

  • Đặt thông tiểu.
  • Nội soi bàng quang.
  • Nong niệu đạo.
  • Phẫu thuật hệ tiết niệu.

2.6. Suy giảm miễn dịch

  • Đái tháo đường.
  • HIV
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch

2.7. Yếu tố nguy cơ khác

  • Nữ giới nguy cơ cao hơn do đường tiểu ngắn, vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.
  • Lớn tuổi.
  • Bệnh lý thận bẩm sinh, dị dạng đường tiểu bẩm sinh.

3. Nhiễm trùng tiểu biểu hiện như thế nào?

Thực tế thì triệu chứng của nhiễm trùng tiểu có thể khác nhau một chút tuỳ thuộc vào vị trí nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể bao gồm triệu chứng tại đường tiết niệu và triệu chứng toàn thân:

3.1. Rối loạn đi tiểu:

  • Buốt, gắt: đau, buốt khi đi tiểu.
  • Lắt nhắt: Tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày, nhưng mỗi lần đi tiểu thì lượng nước tiểu ít.
  • Tiểu gấp: có cảm giác mắc tiểu nhiều cần phải đi tiểu ngay.
  • Nước tiểu đục, đỏ: có thể có mủ hoặc máu trong nước tiểu.
  • Đau bụng vùng trên xương mu khi đi tiểu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (Nhiễm trùng tiểu)
Tiểu buốt gắt, đau trên xương mu là triệu chứng quan trọng của bệnh nhiễm trùng tiểu

3.2. Đau hông lưng

Thường gặp ở những trường hợp nhiễm trùng tiểu ở thận, niệu quản, đặc biệt là có sỏi kèm theo.

3.3. Triệu chứng  nhiễm trùng toàn thân

Sốt, lạnh run, uể oải,…

4. Ai là đối tượng dễ bị nhiễm trùng tiểu

Như đã nói ở các yếu tố nguy cơ, những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ sẽ dễ mắc nhiễm trùng tiểu. Trong đó, tắc nghẽn đường tiểu, thủ thuật hệ tiết niệu là những điều kiện phổ biến nhất. Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng tiểu cũng tăng cao ở các đối tượng có đời sống tình dục không lành mạnh, viêm niệu đạo do lậu là một ví dụ điển hình.

5. Nhiễm trùng tiểu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng tiểu là một bệnh lý nội khoa có thể kiểm soát được bằng kháng sinh. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng bệnh rất khó kiểm soát trên những bệnh nhân nguy cơ bệnh khó thay đổi như bệnh nhân bị đái tháo đường, tổn thương não, phải sử dụng thuốc bắt buộc…

Nhiễm trùng tiểu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng huyết.
  • Sốc nhiễm trùng.
  • Suy thận.
  • Áp-xe thận, hoại thử thận.
  • Tổn thương cơ quan sinh dục gây vô sinh.

Ngoài ra, nguy cơ sẩy thai, sinh non, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai tăng cao ở thai phụ mắc bệnh.

6. Điều trị nhiễm trùng tiểu như thế nào?

Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng tiểu cần gặp ngay bác sĩ điều trị để được tư vấn. Kháng sinh là điều trị căn bản để kiểm soát bệnh.

Khi bệnh nhân có biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh cường độ mạnh hơn, các điều trị khác để kiểm soát biến chứng trong đó có thể phải phẫu thuật để giải quyết tình trạng nguy hiểm.

Đi song song với điều trị nhiễm trùng, điều trị các yếu tố nguy cơ là cần thiết: Phẫu thuật loại bỏ sỏi, loại trừ khối u, kiểm soát đường huyết, cắt giảm thuốc làm tăng nguy cơ,…

>> Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm đường huyết tại nhà quan trọng như thế nào?

7. Cần lưu ý gì trong phòng ngừa và điều trị bệnh:

  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý uống kháng sinh vì làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
  • Thông báo với bác sĩ tất cả loại thuốc bạn đang uống để có tư vấn hợp lí.
  • Không tự ý dùng các  dung dịch không rõ, vệ sinh vùng lỗ tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tuân thủ điều trị các bệnh lý nội khoa đang mắc, đặc biệt là đái tháo đường.
  • Đời sống tình dục lành mạnh.

Nhiễm trùng tiết niệu là một bệnh lý thường gặp, nếu được phát hiện sớm và điều trị hợp lý sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Loại bỏ có yếu tố thuận lợi của bệnh cũng quan trọng không kém.

Nhiễm trùng tiểu có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được giải quyết tốt, đặc biệt trên những bệnh nhân có bệnh lý nội khoa phức tạp đi kèm. Vì vậy, không thể coi thường bất kỳ các dấu hiệu nào kể trên, hãy đi khám sớm nhất khi có thể nhé.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong