Nhiễm Salmonella: Những cây hỏi thường gặp

Chúng ta đã biết rằng Salmonella là một vi khuẩn thường gây tiêu chảy và dễ lây lan. Vậy xử lí và bảo quản thực phẩm như thế nào để phòng tránh lây nhiễm Salmonella? Thực phẩm nào có nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn? Liệu thú cưng của bạn có thể bị nhiễm Salmonella hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

1. Rửa sạch trái cây và rau quả có loại bỏ hoàn toàn Salmonella?

Chỉ đơn thuần rửa sạch trái cây và rau quả không thể loại trừ hoàn toàn Salmonella. Điều quan trọng là cần cẩn thận trong cả quá trình xử lí và chế biến thực phẩm nói chung, hoa quả nói riêng. Rửa sạch toàn bộ trái cây và rau quả dưới vòi nước chảy. Có thể dùng một bàn chải nhỏ mềm để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt trái cây rau quả. Và thêm vào đó là quá trình nấu nướng kỹ lưỡng, vệ sinh cẩn thận khu nhà bếp.

2. Hậu quả của việc nhiễm Salmonella đối với cơ thể người

Hầu hết mọi người thường phục hồi hoàn toàn. Mặc dù một số người có thể còn vi khuẩn trong phân kéo dài một thời gian.

Tuy nhiên, có một tỉ lệ nhỏ người nhiễm Salmonella có thể phát triển thành hội chứng Reiter. Triệu chứng bao gồm đau khớp do viêm, kích ứng mắt (viêm kết mạc) và cảm giác đau buốt khi đi tiểu (viêm niệu đạo). Salmonella không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng này mà là một trong những yếu tố thúc đẩy hội chứng bùng phát. Các triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Đôi khi nó dẫn đến viêm khớp mạn tính rất khó điều trị.

3. Nguy cơ lây nhiễm đối với thú cưng hoặc vật nuôi

Ở bài trước, chúng ta đã biết rằng Salmonella sống trong đường tiêu hóa của nhiều loài động vật khác nhau. Và động vật cũng có thể lây lan Salmonella khi ăn uống thức ăn nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc chất thải có chứa vi khuẩn.

Nhiễm Salmonella: Những cây hỏi thường gặp
Thú cưng bị nhiễm Salmonella.

Nhiều động vật mắc Salmonellamonella hoàn toàn không có dấu hiệu bệnh và có vẻ khỏe mạnh. Đôi khi chúng biểu hiện với triệu chứng tiêu chảy, phân có thể chứa máu hoặc chất nhầy. Động vật ốm có vẻ mệt mỏi hơn bình thường và có thể nôn hoặc bị sốt.

Nếu bạn nghi ngờ rằng thú cưng của bạn bị Salmonella, hãy đến gặp bác sĩ thú y. Chúng cần được bù nước và dinh dưỡng nếu có tiêu chảy. Nặng hơn nữa, chúng có thể cần được điều trị bằng kháng sinh hoặc nhập viện trong phòng khám thú y.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh truyền nhiễm là gì và những căn bệnh phổ biến cần lưu ý

4. Thời điểm nào dễ bị nhiễm Salmonella?

Về lý thuyết thì nhiễm khuẩn Salmonella có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào nếu bạn không giữ vệ sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bệnh do Salmonella phổ biến hơn vào mùa hè, khoảng thời gian nóng ẩm trong năm từ tháng 6 đến tháng 9. Thời tiết nóng ẩm tạo khiến thức ăn dễ hỏng hơn, tạo điều kiện cho Salmonella phát triển. Thực phẩm chế biến sẵn nên được ăn ngay trong vòng 2 tiếng đồng hồ, hoặc 1 tiếng nếu nhiệt độ bên ngoài cao hơn 320C (90oF). Thức ăn thừa và thực phẩm sống nên được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh để tránh hỏng và nhiễm khuẩn.

5. Thực phẩm nấu chín có thể tiêu diệt hoàn toàn Salmonella?

Nấu kỹ có thể giết chết Salmonella. Nhưng các quan chức y tế cảnh báo mọi người không nên ăn thực phẩm có khả năng  cao bị nhiễm khuẩn Salmonella (ví dụ như đàn gia súc vừa chết có dấu hiệu nhiễm Salmonella). Điều đó có nghĩa là không ăn thực phẩm đó dù đã rửa sạch hay chưa và có nấu chín hay không. Vì nguy cơ trong các loại thực phẩm ấy quá cao.

>>> Xem thêm: Làm thế nào thức ăn có thể tác động lên sự hoạt động của não?

6. Những loại thực phẩm nào có khả năng chứa Salmonella?

Bất kỳ thực phẩm sống nào có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thịt, gia cầm, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, hải sản, và một số loại trái cây và rau quả đều có thể mang vi khuẩn Salmonellamonella. Thậm chí cả thực phẩm chế biến, chẳng hạn như hạt bơ, bánh nướng đông lạnh,… Thực phẩm bị nhiễm khuẩn Salmonella thường có màu sắc và mùi vị bình thường. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải biết cách ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nhiễm Salmonella: Những cây hỏi thường gặp
Trứng là loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm Salmonella.

Vi khuẩn có thể sống sót để gây bệnh nếu thịt, gia cầm và các sản phẩm trứng không được nấu ở nhiệt độ an toàn và trái cây, rau quả không được rửa kỹ. Khi các thực phẩm sống không được tách biệt với thức ăn chín hay rau quả, lây nhiễm chéo có thể xảy ra. Thực hành xử lý thực phẩm an toàn là điều cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn trên thực phẩm sống gây bệnh.

7. Cách xử lí và bảo quản thực phẩm

Vi khuẩn trên thực phẩm sống có nguồn gốc từ động vật không phải lúc nào cũng gây bệnh. Chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tật là ngăn chặn vi khuẩn phát triển mạnh đủ để gây bệnh. Kèm theo là tiêu diệt vi khuẩn thông qua việc nấu nướng đúng nhiệt độ an toàn. Sau đây là các bước hướng dẫn xử lí và bảo quản thực phẩm trong quá trình nấu nướng:

7.1 Rửa tay và vệ sinh các bề mặt thường xuyên

  • Tốt nhất là rửa tay với nước ấm và xà phòng trong 20 giây trước và sau khi xử lý thức ăn, sau khi sử dụng phòng tắm, thay tã và chạm vào thú cưng.
  • Rửa dụng cụ, thớt, bát đĩa và các mặt bàn bằng nước ấm và xà phòng. Thời điểm là sau khi chuẩn bị từng món ăn và trước khi bạn chuyển sang món tiếp theo.
  • Có thể sử dụng khăn giấy có tẩm dung dịch sát khuẩn để làm sạch bề mặt nhà bếp. Nếu bạn sử dụng khăn vải, hãy giặt chúng thường xuyên.

7.2 Phòng tránh lây nhiễm chéo

  • Tách thịt sống, thịt gia cầm và hải sản khỏi các thực phẩm khác trong giỏ hàng tạp hóa và trong tủ lạnh của bạn.
  • Nếu có thể, sử dụng một thớt cho sản phẩm tươi và một cái riêng cho thịt sống, thịt gia cầm và hải sản.
  • Luôn rửa thớt, bát đĩa, mặt bàn và dụng cụ bằng nước ấm và xà phòng sau khi chúng tiếp xúc với thịt sống, thịt gia cầm và hải sản.
  • Không bao giờ đặt thức ăn chín lên đĩa vừa đựng thịt sống, thịt gia cầm hoặc hải sản.
Nhiễm Salmonella: Những cây hỏi thường gặp
Cần rửa sạch thớt sau mỗi lần sử dụng cắt thịt sống.

7.3 Nấu đến nhiệt độ an toàn

  • Sử dụng nhiệt kế thực phẩm sạch khi đo nhiệt độ bên trong của thịt, gia cầm, thịt hầm và các thực phẩm khác để đảm bảo chúng đã đạt đến nhiệt độ bên trong tối thiểu an toàn.
  • Nấu tất cả thịt bò sống, thịt lợn, thịt cừu và thịt bê, sườn, và nướng đến nhiệt độ bên trong tối thiểu là 145oF (63oC) khi đo bằng nhiệt kế thực phẩm trước khi lấy thịt ra khỏi nguồn nhiệt. Để an toàn và chất lượng, cho phép thịt nghỉ ngơi ít nhất ba phút trước khi dùng. Vì lý do sở thích cá nhân, bạn có thể chọn nấu thịt ở nhiệt độ cao hơn.
  • Nấu tất cả thịt bò xay, thịt lợn, thịt cừu và thịt bê đến nhiệt độ bên trong 72oC khi đo bằng nhiệt kế thực phẩm.
  • Nấu tất cả gia cầm đến nhiệt độ bên trong tối thiểu an toàn là 165oF (74oC) khi đo bằng nhiệt kế thực phẩm.
  • Hầm thịt đến 160oF (72oC).
  • Cá phải đạt 145oF (63oC) khi đo bằng nhiệt kế thực phẩm.
  • Đối với các món có sốt dùng kèm, đừng quên đun sôi cả nước sốt, súp và nước thịt khi hâm lại phần ăn thừa.
  • Hâm nóng lại các thức ăn thừa khác kỹ lưỡng đến ít nhất 165oF (74oC).

7.4 Làm lạnh nhanh chóng

  • Chia một lượng lớn thức ăn thừa vào trong các hộp cạn đáy để làm lạnh nhanh trong tủ lạnh.
  • Giữ thực phẩm an toàn ở nhà, làm lạnh kịp thời và đúng cách. Làm lạnh hoặc đông lạnh thực phẩm dễ hỏng, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn thừa trong vòng 2 giờ (1 giờ nếu nhiệt độ trên 90oF – 32oC) nếu không sử dụng ngay.
  • Tủ đông nên đặt từ 0oF (-18oC) trở xuống và tủ lạnh 40oF (4oC) trở xuống.
  • Nên rã đông thực phẩm trong tủ lạnh, trong nước lạnh hoặc trong lò vi sóng. Thực phẩm không nên rã đông ở nhiệt độ phòng. Thực phẩm sau khi rã đông trong lò vi sóng hoặc trong nước lạnh phải được nấu ngay sau đó. Đảm bảo nấu đúng nhiệt độ an toàn.

Salmonella thường dễ lây lan và gây bệnh vào mùa hè, khi nhiệt độ nóng ẩm. Thực phẩm không được xử lí và bảo quản kỹ lưỡng rất dễ bị ôi thiu và nhiễm khuẩn. Tình trạng này không chỉ gây bệnh cho người mà còn có thể gây bệnh trên vật nuôi của bạn. Tuân thủ các quy tắc rửa tay, giữ vệ sinh khu vực nhà bếp và cẩn thận trong chế biến thức ăn là chìa khóa vàng để ngăn ngừa Salmonella.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang