Nhiễm rận mu: Một bệnh đang có xu hướng tăng trở lại

Nhiễm rận mu là một loại bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với trứng hoặc con rận mu. Đây được xem là bệnh lây truyền qua đường tình dục, không nguy hiểm như giang mai, HIV/AIDS, lậu. Tuy nhiên, nó lại gây cho người bệnh cả giác khó chịu cực kỳ ở vùng nhạy cảm và tốc độ lây truyền lại rất nhanh. Đặc biệt trong thời gian gần đây (từ năm 2000 cho đến nay), bệnh này có xu hướng tăng ở Việt Nam. Vậy chúng ta cần biết những gì về bệnh này?

1. Thông tin chung về rận mu

Rận mu hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, cháy cua, rận bẹn. 

Bệnh rận mu do loài rận có tên khoa học là Pthirus pubis gây ra. Chúng là một loài rận, có 6 chân, có khớp ở chân, thuộc nhóm côn trùng hút máu không có cánh. Chúng được biết là loài ký sinh duy nhất chỉ có ở người. Theo các kết quả nghiên cứu về di truyền, chúng đã gây bệnh ở người hơn 3 triệu năm qua.

Chúng sống và sinh sản chủ yếu là bộ phận nhạy cảm ở con người: vùng da lông mu. Tuy nhiên, có thể bắt gặp chúng ở bất cứ nơi nào có lông tóc trên cơ thể người. Đã từng có ghi nhận bắt gặp chúng ở tóc, lông mi, ria, râu, lông nách, lông bụng, lông hậu môn, kể cả lông tay và lông chân.

Nhiễm rận mu: Một bệnh đang có xu hướng tăng trở lại
Rận mu trưởng thành nhìn dưới kính lúp

Việc bị nhiễm Pthirus pubis được xem là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).

Chúng lây từ người qua người thông qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây:

  • Hoạt động tình dục.
  • Sử dụng chung quần áo, đồ lót.
  • Dùng chung khăn tay, khăn tắm.
  • Ngủ chung trên giường, đắp chung mền với người nhiễm rận mu.
  • Thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gần nhau, rận mu hoặc trứng có thể bám vào vật chủ mới.

2. Đặc điểm sinh lý

2.1. Rận mu phát triển qua 3 giai đoạn

  • Trứng.
  • Nhộng.
  • Trưởng thành.

2.2. Chu trình phát triển của rận mu

Cá thể trưởng thành

  • Kích thước 0.8 – 1.2mm. Đầu ngắn, nằm lõm vào vùng ngực. Ngực của rận lớn, phình to, gắn liền với bụng thành một khối. Vì điều đó, có một giai đoạn, chúng bị xếp vào bộ nhện. Tuy nhiên, chúng có 6 chân. Đó là lý do chúng được xếp vào bộ côn trùng không cánh. Phần chân của chúng rất đặc biệt. Cặp chân thứ 2 và thứ 3 có móng vuốt lớn, khỏe và cong, dùng để bám vào cọng lông.
  • Cá thể cái đẻ khoảng 30 – 50 trứng. Vòng đời một cá thể khoảng 30 ngày. Con cái đẻ và gắn trứng vào chân lông. Pthirus pubis có chu kỳ phát triển biến thái không hoàn toàn. Điều đó nghĩa là con non nở ra có cấu tạo không khác mấy so với con trưởng thành.
  • Loài rận mu sinh sản quanh năm. Thời gian mang trứng khoảng 6 – 8 ngày. Con cái sau 23 ngày tuổi là trưởng thành và có thể sinh sản.

Trứng

Dài 0.6 – 0.8mm. Trứng được con cái gắn vào phần gốc của lông (thường là lông mu). Như đã nói ở trên, chúng có thể đẻ trứng ở bất cứ nơi nào có lông trên cơ thể. Nghĩa là có thể gặp trứng ở tóc, lông mày, lông mi, râu, ria, nách, hậu môn, bụng, tay và chân. Nói chung: Pthirus pubis chủ yếu được tìm thấy ở điều kiện mất vệ sinh.

Nhiễm rận mu: Một bệnh đang có xu hướng tăng trở lại
Hình ảnh trứng rận mu bám trên lông

Ấu trùng

Nở sau 6 – 8 ngày. Sau vài giờ, chúng sẽ bắt đầu hút máu. Trong khi hút máu, chúng sẽ đứng yên. Chân có các móng và kẹp bám vào tóc, hàm và miệng cắm vào da. Từ con non đến lúc trưởng thành, chúng sẽ lột xác khoảng 2 – 3 lần với hình thái gần như nhau. Toàn bộ chu trình sống từ trứng đến con trưởng thành là 4 – 6 tuần. Con trưởng thành sẽ sống khoảng 2 tuần. Rận mu có thể bò với tốc độ khoảng 10cm/đêm nhưng thường ít di chuyển.

Nhiễm rận mu: Một bệnh đang có xu hướng tăng trở lại
Sang thương vùng da rận mu và trứng ở vùng lông mu

Con trưởng thành chỉ được tìm thấy trên người. Chúng hút máu người để tồn tại.

3. Yếu tố dịch tễ

  • Tỉ lệ mắc bệnh trong dân số trên thế giới khoảng 2%.
  • Gần đây, tỉ lệ ở mắc bệnh ở phương Tây, Mỹ hiếm gặp, chủ yếu do phong trào tẩy lông vùng kín.
  • Trong thời gian gần đây, bệnh xuất hiện trở lại ở Việt Nam. Chủ yếu do các nhóm người nhập cư và vùng khu ổ chuột, khu vực kinh tế thấp. Việt Nam đang trải qua giai đoạn mới về nhận thức tình dục. Việc hoạt động tình dục đã trở nên thoáng hơn trong ý thức hệ người trẻ. Tuy nhiên, do không được trang bị kiến thức về quan hệ tình dục nên việc lây lan bệnh đang tăng trở lại.
  • Mặc dù có thể được tìm thấy ở bất cứ bộ phận nào có lông tuy nhiên chúng thường gây bệnh tại vùng mu và hậu môn. Đặc biệt, chúng thường được tìm thấy chủ yếu ở nam giới. Lông nam giới thường dày hơn, rậm rạp hơn và cứng hơn. Ở trẻ em, rận mu thường được tìm thấy ở mi mắt.
Nhiễm rận mu: Một bệnh đang có xu hướng tăng trở lại
Tổn thương ở mi mắt

4. Triệu chứng

Hiện tại, chưa có ghi nhận rận mu lây truyền bất kỳ bệnh gì. Điều chúng gây khó chịu chính là ngứa. Nguyên nhân: khi hút máu, nước bọt của rận gây dị ứng.

>> Côn trùng cắn gây cảm giác ngứa, khó chịu. Bạn có thể tham khảo biện pháp xử trí khi bị côn trùng cắn.

Nước bọt của rận khiến cho máu không đông (như bất kỳ loài côn trùng hút máu nào khác). Nước bọt truyền vào máu vật chủ, gây triệu chứng ngứa. Ngứa xảy ra khoảng < 2 tuần sau khi nhiễm bệnh. Ngứa có thể từ nhẹ cho đến ngứa dữ dội. Khi gãi do ngứa sẽ tạo nên những vết xướt trên da. Vi khuẩn trên móng tay và vùng da gây nhiễm trùng thứ phát và viêm loét. Nếu ở lông mi, phân và nước bọt của rận có thể đưa tới viêm kết mạc và viêm giác mạc. Ngứa làm bệnh nhân khó chịu, mất ngủ.

  • Hành động gãi ngứa khiến cho bệnh nhân ức chế về tâm thần. Việc gãi vùng bệnh (bẹn, hậu môn) trong điều kiện sinh hoạt nơi đông người làm bệnh nhân xấu hổ. Cơn ngứa dữ dội đến mức không thể kiềm chế được việc gãi.
  • Sẩn đỏ và ngứa là triệu chứng phổ biến nhất. Ngứa càng tồi tệ về đêm. Đêm là lúc rận mu hoạt động mạnh để hút máu. Vết thâm, trầy xước, vết nhiễm trùng da cũng thường thấy ở bệnh nhân.
  • Những vùng có lông khác trên cơ thể cũng có thể tìm thấy trứng. 
  • Thỉnh thoảng, chúng ta có thể phát hiện rận ở phần đầu của trẻ. Đó là dấu hiệu chứng tỏ trẻ có khả năng bị lạm dụng.
  • Người nhiễm rận mu cũng cần chẩn đoán liên quan các bệnh lây qua đường tình dục khác. 
  • Quá trình nhiễm rận mu được truyền trực tiếp từ người sang người. Thường là do việc áp sát bộ phận lông lúc quan hệ tình dục. Đôi khi chỉ tình cờ tiếp xúc lông, tóc hay râu, ria, hiếm hơn là dung chung đồ lót, hay khăn, quần áo. Ít gặp nhất là ngủ chung chăn gối với người nhiễm. Nguyên nhân là do rận ít di chuyển, thường bám chắc vào lông. Khi lông rơi ra, rận có thể di chuyển xuống drap giường, gối. Trứng rận có thể bị rớt ra và bám lên người lành, sau đó trứng nở ra và rận hút máu.

5. Chẩn đoán xác định

Kiểm tra vùng nhiễm bệnh, vùng ngứa bằng lược lông mu. Có thể tìm thấy trứng, nhộng và rận trưởng thành.

Nhiễm rận mu: Một bệnh đang có xu hướng tăng trở lại
Lược lông mu

6. Bệnh trên các cơ địa đặc biệt

6.1. Bệnh nhân đang có thai hoặc cho con bú

Người bệnh khi đi khám cần lưu ý bác sĩ vì thuốc dùng có thể gây quái thai và truyền qua sữa. Thuốc có độc tính có thể gây dị tật ống thần kinh và chậm phát triển tâm thần ở thai nhi. Thuốc có thể tồn tại một thời gian trong sữa mẹ.

6.2. Người nhiễm HIV

Cơ địa nhiễm HIV có hệ miễn dịch yếu, thường đồng nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục khác. Bệnh nhân cần báo với bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị.

6.3. Rận ở lông mi

Các phác đồ khuyến cáo không được phun lên mắt. Việc điều trị viêm kết mạc được bác sĩ cân nhắc dùng thuốc chung với thuốc trị rận mu.

7. Điều cần lưu ý

  • Bộ drap giường, chiếu, quần áo phải được khử trùng, ngâm nước sôi. Sau đó, chúng cần được ngưng sử dụng trong khoảng hơn 72 giờ. Giữ vệ sinh khu vực sinh hoạt.
  • Đánh giá lại sau 1 tuần nếu vẫn còn triệu chứng ngứa. Tái khám nếu vẫn còn ngứa hoặc trứng, rận còn được tìm thấy.
  • Điều trị cùng lúc các “đối tác tình dục” của bạn. Các đối tác phải được báo rằng họ có nguy cơ lây nhiễm và cần được khám, điều trị. Quan hệ tình dục trở lại bình thường khi đối tác không còn triệu chứng (ít nhất sau 1 tuần). Không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị.
  • Cần đánh giá các bệnh lây qua đường tình dục khác (kể cả HIV).
  • Uống thuốc đúng liều và chỉ định của bác sĩ.
  • Nên dùng đồ lót và quần áo mới sau điều trị.
  • Không dùng chung quần áo, đồ lót, drap giường gối và khăn với người nhiễm.
  • Tẩy lông: cạo sạch lông vùng mu và vùng bị nhiễm bệnh.

8. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm rận mu

Có nhiều yếu tố nhưng thường gặp nhất là:

  • Quan hệ tình dục với nhiều đối tác.
  • Hoạt động quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh.
  • Nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn với người nhiễm bệnh.
  • Nếu rận được phát hiện, những người trong gia đình cần được kiểm tra.

9. Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế nhiễm rận mu

Bằng những cách sau, bệnh có thể được kiểm soát:

  • Mỗi người có đồ dùng vệ sinh cá nhân riêng. Không dùng chung quần áo, giường hay khăn với người khác.
  • Quan hệ tình dục với ít đối tác.
  • Tránh quan hệ tình dục cho đến khi chắc chắn bạn đã được điều trị thành công.
  • Thông báo cho các đối tác tình dục để cùng được điều trị.

10. Điều trị rận mu

  • Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào gây khó chịu được nêu ở trên (nhất là ngứa vùng mu), bạn cần đến gặp bác sĩ.
  • Hãy tâm sự và khai báo chính xác với bác sĩ để có phác đồ điều trị đúng. Bạn cũng cần đưa “đối tác tình dục” đến khám và điều trị.
  • Khi bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

Rận mu là bệnh thường gặp trong thời gian gần đây. Bệnh gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Do đó, bạn cần chủ động phòng ngừa để tự bảo vệ bản thân.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang