Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Đường hô hấp trên của chúng ta gồm cổ họng, mũi, vòm họng, thanh quản, xoang và khí quản. Đường hô hấp trên thường bị nhiễm khuẩn do nhiều yếu tố. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Bác sĩ Tai Mũi Họng Phan Đức Huy tìm hiểu qua bài viết sau. 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là gì?

Nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn đường hô hấp (Respiratory Tract Infection) là bệnh nhiễm trùng các cơ quan thuộc hệ hô hấp, chẳng hạn như xoang, cổ họng, đường thở hoặc phổi. Hầu hết các bệnh này đều thuyên giảm mà không cần điều trị, nhưng đôi khi vẫn có thể cần đến gặp bác sĩ.1

Bất cứ ai đã từng bị cảm lạnh đều biết về bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Toàn bộ đường hô hấp được chia theo vị trí, bao gồm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Trong đó, đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, hầu, thanh quản và khí quản và ảnh hưởng đến xoang và cổ họng, bao gồm các bệnh sau:2

  • Cảm lạnh thông thường.
  • Viêm nắp thanh môn.
  • Viêm thanh quản.
  • Viêm họng (đau họng).
  • Viêm xoang (nhiễm trùng xoang).

Ngược lại, đường hô hấp dưới bao gồm các cơ quan còn lại như phế quản và phổi. Nói chung, nhiễm trùng đường hô hấp dưới kéo dài hơn và nghiêm trọng hơn. Những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới bao gồm:2

  • Viêm phế quản, một bệnh nhiễm trùng gây ho và sốt.
  • Viêm tiểu phế quản, một bệnh nhiễm trùng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
  • Nhiễm trùng ngực.
  • Viêm phổi.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Cấu trúc giải phẫu và phân tầng đường hô hấp

Trong bài viết này, chủ yếu tập trung vào đường hô hấp trên và các nhiễm trùng tại đây.

Cảm lạnh thông thường là nhiễm trùng hô hấp trên được biết đến nhiều nhất. Mặt khác, bệnh cúm không phải là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên vì đây là một bệnh toàn thân.3

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Những bệnh nhiễm trùng này rất phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, một số nhóm người có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng hơn. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao vì chúng thường ở cùng với những đứa trẻ khác có thể đang mang virus. Trẻ em cũng có thể rửa tay ít thường xuyên hơn người lớn. Thêm vào đó, trẻ em thường hay đưa tay vào mắt, mũi và miệng, cho phép vi trùng dễ dàng lây lan.2

Cảm lạnh thông thường tiếp tục là gánh nặng lớn đối với xã hội, về kinh tế và xã hội. Virus (hay còn gọi là siêu vi) là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, thường gặp nhất là rhinovirus. Các loại virus khác bao gồm virus cúm, adenovirus, enterovirus, virus hợp bào hô hấp và gần đây nhất là Coronavirus. Vi khuẩn có thể gây ra khoảng 15% các trường hợp viêm họng khởi phát đột ngột. Phổ biến nhất trong nhóm vi khuẩn là Streptococcus pyogenes, một liên cầu khuẩn nhóm A.4

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Con đường lây lan của virus vào cơ thể người

Yếu tố nguy cơ4

Ngoài ra còn kể đến các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp trên bao gồm:

  • Tiếp xúc gần: cả nhà trẻ và trường học là môi trường làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng hô hấp trên.
  • Bệnh lý nội khoa: những người bị hen suyễn và viêm mũi dị ứng, người có vấn đề về tim hoặc phổi cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên cao hơn.
  • Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ phổ biến.
  • Những người bị suy giảm miễn dịch, người có hệ miễn dịch kém (do một bệnh khác) có thể bị nhiễm trùng nặng hơn, bao gồm những người bị xơ nang, HIV, sử dụng thuốc có chứa corticoid, cấy ghép và sau cắt lách sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Các bất thường về cấu trúc giải phẫu bao gồm những thay đổi biến dạng trên khuôn mặt hoặc chứng đa polyp mũi cũng làm tăng nguy cơ.

Triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Mặc dù các loại bệnh khác nhau trong nhóm nhiễm trùng hô hấp trên có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, nhưng một số triệu chứng chung bao gồm:5

  • Ho khan.
  • Khó chịu ở mũi.
  • Sốt nhẹ.
  • Dịch mũi nhiều.
  • Nghẹt mũi.
  • Đau hoặc nặng mặt.
  • Ngứa hoặc đau họng.
  • Hắt xì.

Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm:

  • Hơi thở hôi.
  • Nhức mỏi cơ thể.
  • Đau đầu.
  • Hạ huyết áp hoặc mất khứu giác.
  • Ngứa mắt.

Trung bình, các triệu chứng bắt đầu từ 1 – 3 ngày sau khi một người tiếp xúc với người bị nhiễm trùng và sau đó kéo dài 7 – 10 ngày.5

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng hô hấp trên

Các loại nhiễm trùng hô hấp trên

Những loại nhiễm khuẩn đường hô hấp trên được phân loại như sau:5

Cảm cúm

Nhiều loại virus có thể gây cảm lạnh. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
  • Đau họng.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Ho và hắt hơi.
  • Thay đổi về hương vị và khứu giác.
  • Sốt.
  • Cảm giác nặng trong tai và mặt.

Các triệu chứng thường biến mất khi điều trị tại nhà sau 10 – 14 ngày.6

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi và có thể xuất phát từ nhiễm trùng ở một bộ phận khác của hệ hô hấp. Tình trạng viêm có thể dẫn đến tăng sản xuất chất dịch và các xoang bị tắc do khó thoát dịch.

Một số triệu chứng của viêm xoang là:

  • Đau quanh mắt, má hoặc trán.
  • Đè nặng mặt vùng xoang.
  • Chảy nước mũi.
  • Mũi bị nghẹt.
  • Giảm khứu giác.
  • Sốt.
  • Hơi thở hôi.

Nên liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày mà không cải thiện.7

Viêm thanh quản

Đây là tình trạng viêm dây thanh âm, còn được gọi là thanh quản. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Khàn giọng hoặc mất tiếng.
  • Ho dai dẳng và ngứa rát cổ họng.
  • Đau họng.

Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 7 – 10 ngày.

Viêm họng

Viêm họng là tình trạng viêm các màng nhầy nằm dưới họng hoặc phía sau cổ họng. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh viêm họng là:

  • Đau hoặc ngứa cổ họng.
  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Khó nuốt.

Bác sĩ khi thăm khám có thể thấy những vết loét trên thành họng.

Các triệu chứng cảnh báo tình trạng nặng

Bệnh nhân cần được chăm sóc y tế nếu những điều sau đây xảy ra:

  • Sốt cao.
  • Suy hô hấp nặng.
  • Khó nuốt.

Có thể nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tại nhà được không?

Như đã trình bày thì đa số các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên là do nhiễm virus và bệnh sẽ tự giới hạn. Đôi khi, nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên. Thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp trên dễ lây lan và có thể lây lan từ người này sang người khác khi hít phải các giọt đường hô hấp do ho hoặc hắt hơi. Việc lây truyền bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cũng có thể xảy ra khi chạm vào mũi hoặc miệng bằng tay hoặc các vật khác tiếp xúc với vi rút.

Như vậy, không nhất thiết phải ra khỏi ngôi nhà của mình mới có thể mắc phải bệnh nhiễm trùng này, mà ngay chính trong ngôi nhà của bạn cũng có thể là môi trường để virus hay vi khuẩn phát triển và vô tình người lớn hoặc trẻ em hít phải hay lấy tay dụi vào mũi miệng và nhiễm bệnh. Ngoài ra, thời tiết thay đổi và khói bụi ô nhiễm trong nhà cũng góp phần tác động gián tiếp lên hệ miễn dịch làm giảm đáp ứng của cơ thể khi có tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong khi hầu hết các nhiễm trùng hô hấp trên tự khỏi mà không cần chăm sóc y tế, một số còn lại có thể gây biến chứng, trong đó có thể nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng.5

Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu sau:5

  • Các triệu chứng tiếp tục trở nên tồi tệ hơn.
  • Ho ra máu hoặc chất nhầy đẫm máu.
  • Sốt kéo dài hơn 4 ngày.
  • Trên 65 tuổi.
  • Đang mang thai.
  • Hệ miễn dịch suy yếu.
  • Có bất kỳ bệnh lý mạn tính nào.

Đôi khi, nhập viện có thể là cần thiết nếu nhiễm trùng đường hô hấp trên quá nặng và gây mất nước đáng kể, khó khăn khi hô hấp với oxy trong máu kém (thiếu oxy), nhầm lẫn nhiều, thờ ơ, suy tim sung huyết. Nhập viện phổ biến hơn nhiều ở trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi (đặc biệt là những người mắc chứng mất trí nhớ) và những người bị suy giảm miễn dịch (hệ thống miễn dịch yếu).8

Chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp trên

Chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp trên thường được thực hiện dựa trên đánh giá các triệu chứng, khám và đôi khi phải cần đến các xét nghiệm.8

Trong một cuộc thăm khám của bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, bác sĩ có thể nhìn thấy sưng và đỏ bên trong thành khoang mũi (một dấu hiệu của viêm), đỏ cổ họng, amidan to, dịch tiết trắng trên amidan, các hạch bạch huyết to quanh đầu và cổ, đỏ mắt và đau mặt (viêm xoang). Các dấu hiệu khác có thể bao gồm hôi miệng (chứng hôi miệng), ho, khàn giọng và sốt.8

Xét nghiệm thường không được khuyến nghị trong việc đánh giá nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bởi vì hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là do virus gây ra, không cần xét nghiệm cụ thể vì thường không có một liệu trình điều trị cụ thể cho tất cả các loại nhiễm trùng đường hô hấp trên khác nhau.8

Những xét nghiệm có thể thực hiện8

Một số tình huống quan trọng trong đó xét nghiệm cụ thể cho từng loại bệnh có thể quan trọng bao gồm:

  • Nghi ngờ liên cầu khuẩn họng Streptococcus (sốt, hạch bạch huyết ở cổ, amidan trắng, không có ho), đòi hỏi phải xét nghiệm kháng nguyên nhanh (xét nghiệm strep nhanh) để loại trừ bệnh do vi khuẩn này hoặc loại trừ tình trạng di chứng nghiêm trọng có thể được điều trị.
  • Có thể nuôi cấy vi khuẩn bằng quẹt dịch tiết ở mũi, cổ họng với tăm bông mũi hoặc lấy dịch tiết đờm.
  • Các triệu chứng kéo dài, việc tìm thấy một loại virus cụ thể có thể ngăn ngừa việc sử dụng kháng sinh không cần thiết (ví dụ, xét nghiệm nhanh chóng virus cúm từ tăm bông mũi hoặc hầu họng).
  • Dị ứng và hen suyễn có thể gây ra các triệu chứng lâu dài hoặc bất thường.
  • Hạch bạch huyết to và đau họng được xem như là các triệu chứng chính có thể do virus Epstein – Barr (bệnh bạch cầu đơn nhân) bằng cách sử dụng xét nghiệm monospot.
  • Kiểm tra bệnh cúm H1N1 (lợn) khi nghi ngờ.

Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm máu và hình ảnh hiếm khi cần thiết cho việc định giá nhiễm trùng đường hô hấp trên. X – quang cổ có thể được thực hiện nếu một trường hợp nghi ngờ viêm nắp thanh môn. Mặc dù việc phát hiện nắp thanh môn bị sưng có thể không được chẩn đoán, nhưng một khi nắp thanh môn không bị sưng có thể loại trừ bệnh lý này.

CT Scan

CT Scan đôi khi có thể hữu ích nếu các triệu chứng gợi ý viêm xoang kéo dài hơn 4 tuần hoặc có liên quan đến thay đổi thị giác, chảy mũi đục hoặc lồi mắt. CT Scan có thể xác định mức độ viêm xoang, sự hình thành áp xe hoặc lây lan của nhiễm trùng thành các cấu trúc lân cận (khoang mắt hoặc não).

Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên là do virus gây ra. Do đó, không cần điều trị cụ thể và bệnh sẽ tự giới hạn. Những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên thường tự chẩn đoán và điều trị các triệu chứng ở nhà mà không cần đến bác sĩ hoặc thuốc theo toa.8

Nghỉ ngơi là một bước quan trọng trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các hoạt động thông thường, chẳng hạn như tập thể dục vẫn tiếp tục thực hiện được.

Tăng lượng nước uống cũng thường được khuyến khích để bù lượng dịch mất do bệnh.

Điều trị các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên thường được tiếp tục cho đến khi nhiễm trùng đã được giải quyết.8

Một số nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến nhất hoặc thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng này như sau:8

  • Acetaminophen (hay còn gọi là paracetamol) có thể được sử dụng để hạ sốt và giảm đau.
  • Các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau và hạ sốt.
  • Thuốc kháng histamine như diphenhydramine rất hữu ích trong việc giảm dịch tiết mũi và nghẹt mũi.
  • Ipratropium có thể được sử dụng để làm giảm dịch tiết mũi.
  • Thuốc ho có thể được sử dụng để giảm ho. Nhiều loại thuốc ho có sẵn trên thị trường như dextromethorphan và codein đều cho thấy lợi ích trong việc giảm ho trong nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Mật ong có thể được sử dụng để giảm ho.
  • Các steroid như dexamethasone và prednison đường uống (và mũi) đôi khi được sử dụng để giảm viêm đường thở và giảm sưng và tắc nghẽn.
  • Dung dịch mũi oxymetazoline là một thuốc thông mũi, nhưng chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn.

Các loại thuốc kết hợp có chứa nhiều thành phần này cũng có sẵn rộng rãi trên quầy.

Một số loại thuốc ho và lạnh có thể gây ra sự buồn ngủ quá mức cần được sử dụng một cách thận trọng ở trẻ em dưới 4 tuổi và người già.

Kháng sinh phổ rộng đôi khi được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên nếu nghi ngờ hoặc chẩn đoán nhiễm trùng do vi khuẩn. Những tình trạng này có thể bao gồm:

  • Viêm họng liên cầu khuẩn.
  • Viêm xoang vi khuẩn hoặc viêm nắp thanh môn.

Bác sĩ điều trị có thể xác định kháng sinh nào sẽ là lựa chọn tốt nhất cho một bệnh nhiễm trùng cụ thể. Bởi vì sử dụng kháng sinh có liên quan đến nhiều tác dụng phụ và có thể thúc đẩy tình trạng kháng vi khuẩn và nhiễm trùng thứ phát, chúng cần được sử dụng rất thận trọng và chỉ dưới sự chỉ đạo của bác sĩ điều trị.

Hiếm khi cần đến phẫu thuật. Nhưng phẫu thuật vẫn được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng xoang phức tạp. Trong đó có biểu hiện làm tổn thương đường thở với khó thở. Đồng thời hình thành áp xe đằng sau cổ họng hoặc hình thành áp xe của amidan.

Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Có một số biện pháp có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nói chung. Ngừng hút thuốc, giảm căng thẳng và chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ, tập thể dục thường xuyên là tất cả các biện pháp có thể cải thiện hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng nói chung. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh, chuyển các kháng thể bảo vệ từ sữa mẹ sang con.

Phòng ngừa lây lan

Các biện pháp phòng ngừa khác để giảm nguy cơ lây lan các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là:

  • Đặc biệt khuyến khích rửa tay trong mùa lạnh.
  • Giảm tiếp xúc với những người có thể bị nhiễm trùng (mọi người có thể mang và lây lan virus vài ngày trước khi họ có triệu chứng và vài ngày sau khi các triệu chứng của họ đã hết).
  • Vệ sinh đúng cách các đồ vật thông thường mà con người có thể lây nhiễm khi chạm vào như điện thoại, cửa tủ lạnh, máy vi tính, lan can cầu thang, tay nắm cửa,…
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Tiêm phòng vắc xin cúm theo khuyến cáo cho một số người (người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, nhân viên y tế,…).

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở mũi, cổ họng và đường dẫn khí trên. Nguyên nhân thường gặp nhất là do vi rút gây ra. Thường tự khỏi trong vòng 7-10 ngày. Thuốc không thể chữa khỏi. Nhưng bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc nhất định để giúp giảm các triệu chứng. Khi bệnh kéo dài, diễn tiến nặng hoặc có kèm bệnh lý mạn tính thì cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán mức độ bệnh, cấp toa thuốc hoặc ở một số ít gặp có thể cần đến phẫu thuật.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần
Hình ảnh tin tức Nên đeo bao cao su lúc nào khi quan hệ? Cách đeo bao cao su đúng cách
Sử dụng bao cao su để ngừa thai và bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục là một phương pháp phổ biến. Nhưng nên đeo bao cao su