Nhiễm Cyclospora có nguy hiểm không?

Nhiễm Cyclospora sẽ gây ra triệu chứng tiêu chảy. Ký sinh trùng đơn bào gây nhiễm cyclospora có thể xâm nhập vào cơ thể khi bạn ăn thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. Thức ăn tươi sống là thủ phạm trong nhiều trường hợp nhiễm cyclospora. Để biết thêm những thông tin cơ bản về căn bệnh này, YouMed xin gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây.

1. Nhiễm Cyclospora là gì?

Bởi vì tiêu chảy có thể gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau. Việc chẩn đoán nhiễm cyclospora sẽ trở nên khó khăn trừ khi thực hiện một xét nghiệm phân chuyên biệt cho bệnh. Nhiễm trùng cyclospora có thể điều trị bằng kháng sinh. Bạn nên ngừa bệnh bằng cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hằng ngày.

2. Triệu chứng nhiễm Cyclospora

Nhiễm Cyclospora có nguy hiểm không?
Một số triệu chứng khi nhiễm Cyclospor

Một số người bị nhiễm ký sinh trùng này nhưng vẫn không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Đối với những người khác, dấu hiệu và triệu chứng thường khởi phát trong vòng 2 đến 11 ngày sau khi ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm. Các dấu hiệu đó có thể bao gồm:

  • Thường xuyên tiêu chảy
  • Những đợt tiêu chảy xen kẽ với những đợt táo bón
  • Mất cảm giác ngon miệng và sụt cân
  • Bụng chướng, đầy hơi và ợ
  • Co thắt dạ dày
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau cơ
  • Sốt
  • Mệt mỏi – triệu chứng này có thể kéo dài đến sau giai đoạn hoạt động của nhiễm trùng
  • Cảm giác không khỏe (khó ở)

Tiêu chảy do nhiễm cyclospora có thể tự hết trong vài ngày hoặc có thể kéo dài vài tuần. Nếu bạn bị nhiễm HIV hoặc một tình trạng khác làm tổn hại hệ thống miễn dịch của bạn. Nhiễm trùng có thể kéo dài trong nhiều tháng nếu không được điều trị.

Khi nào cần đến khám bác sĩ?

Nhiều bệnh có thể gây tiêu chảy và các dấu hiệu và triệu chứng khác của đường tiêu hóa. Nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài nhiều ngày hoặc tái hồi, hãy liên hệ với bác sĩ để có thể xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị. Nếu bạn đã ăn một loại thực phẩm vốn đã bị thu hồi do dịch cyclospora hoặc đi du lịch trong một khu vực nơi ký sinh trùng, như là cyclospora thì hãy nói với bác sĩ của bạn về điều đó.

Khi bạn bị mất nước nhiều do tiêu chảy, hãy đi khám bác sĩ. Những dấu hiệu cảnh báo mất nước, bao gồm:

  • Mắt trũng
  • Khô miệng và lưỡi
  • Giảm sản xuất nước mắt: khô mắt
  • Lượng nước tiểu giảm

3. Nguyên nhân nhiễm cyclospora là gì?

Cyclospora cayetanensis là một ký sinh trùng đơn bào gây nhiễm trùng cyclospora. Bạn bị nhiễm bởi uống nước hoặc ăn thực phẩm đã bị ô nhiễm bởi người nhiễm ký sinh trùng.

Một người bị nhiễm cyclospora sẽ có ký sinh trùng trong phân. Tuy nhiên, không giống như một số ký sinh trùng khác trong thực phẩm, cyclospora không lây nhiễm cho đến vài ngày hoặc vài tuần sau khi nó được thải ra ngoài theo phân. Vì vậy dường như không có khả năng bạn bị nhiễm trực tiếp từ một người nhiễm cyclospora. Chẳng hạn như nhân viên nhà hàng không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh.

Trước những năm 1990, các trường hợp nhiễm cyclospora lẻ tẻ chỉ xuất hiện ở những người đi du lịch ở các nước đang phát triển và ở những người nhiễm HIV hoặc một tình trạng khác gây suy yếu hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên kể từ năm 1990, rau diếp, húng quế tươi và mâm xôi nhập khẩu đã liên quan đến sự bùng phát cyclospora ở Hoa Kỳ và Canada.

4. Yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh

Trước đây, những người đi du lịch ở các nước đang phát triển có nhiều khả năng bị nhiễm cyclospora. Ngày nay, tình trạng nhiễm trùng được phát hiện trên toàn thế giới và bất cứ ai ăn phải thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm đều có khả năng mắc bệnh.

5. Biến chứng sẽ xảy ra khi nhiễm cyclospora?

Tiêu chảy kéo dài hoặc không điều trị có thể gây mất nước. Nếu bạn là một người trưởng thành khỏe mạnh, bạn có thể điều trị mất nước bằng cách uống nhiều nước hơn. Một số người có thể phải nhập viện để được truyền dịch bằng đường tĩnh mạch bởi vì họ có nguy cơ cao bị mất nước nghiêm trọng. Những người đó thường là:

  • Những người đang mắc bệnh nặng khác
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Người cao tuổi

>> Tìm hiểu thêm: Mất nước nguy hiểm ra sao? Biểu hiện và cách phòng ngừa?

6. Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm cyclospora?

Khi đi du lịch đến các nước đang phát triển, điều cần thiết là phải cẩn thận đối với những gì bạn ăn uống. Điều đáng tiếc là ngay cả việc rửa thực phẩm cẩn thận cũng không đủ để loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng gây bệnh.

Để theo dõi những thực phẩm nào có liên quan đến sự bùng phát nhiễm cyclospora gần đây, bạn có thể kiểm tra thông qua trang web của Cục An Toàn Thực Phẩm hoặc các trang báo khác.

7. Chẩn đoán nhiễm cyclospora

Nhiễm Cyclospora có nguy hiểm không?
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh được xem là một trong những nguồn lây nhiễm cyclospora

Do có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tiêu chảy và các triệu chứng tiêu hóa nên việc chẩn đoán nhiễm cyclospora đòi hỏi phải có xét nghiệm để định danh ký sinh trùng trong phân của bạn. Không có xét nghiệm máu để chẩn đoán nhiễm cyclospora.

8. Điều trị bệnh nhân nhiễm cyclospora

Điều trị nhiễm cyclospora bằng một loại kháng sinh kết hợp, được gọi là trimethoprim – sulfamethoxazole (Bactrim, Septra). Nếu bạn không thể dùng trimethoprim – sulfamethoxazole, bác sĩ có thể kê ciprofloxacin hoặc nitazoxanide (Alinia).

9. Lối sống và biện pháp khắc phục nhiễm cyclospora

Để ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước từ nhẹ đến trung bình do tiêu chảy nặng có liên quan đến nhiễm cyclospora, cần cho uống nước đầy đủ đối với người lớn khỏe mạnh.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể bù dịch đường uống bằng chế phẩm bù dịch (Oresol). Đồ uống thể thao và đồ uống có ga không cung cấp chất dinh dưỡng theo tỉ lệ mà trẻ cần.

Tiêu chảy do nhiễm cyclospora có thể gây ra những biến chứng nặng nề. Chính vì vậy, đối với những người có nguy cơ cao mất nước, hãy bù nước đúng cách. Đồng thời bạn đến khám tại các cơ sở y tế để kịp thời điều trị và được hướng dẫn bù nước theo đúng phác đồ.

Bác sĩ NGUYỄN VĂN HUẤN

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang