Nhận biết các triệu chứng đặc trưng của bệnh Crohn ở phụ nữ

Triệu chứng bệnh Crohn ở phụ nữ thường có thể khác so với ở nam giới, mặc dù khả năng mắc bệnh là như nhau. Bệnh lý này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công ruột, gây viêm ruột non, ruột già hoặc bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa.

Bệnh nhân Crohn có thể trải qua giai đoạn có ít hoặc không có triệu chứng, cũng như các đợt bùng phát khi nhiều triệu chứng phát triển đột ngột. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các triệu chứng và cách điều trị bệnh Crohn ở phụ nữ.

Các triệu chứng bệnh Crohn ở phụ nữ

Bên cạnh các triệu chứng phổ biến nhất, có thể xuất hiện ở cả nam và nữ như tiêu chảy, táo bón, chảy máu trực tràng, đau bụng, chuột rút, đầy hơi, mệt mỏi, chán ăn… Tình trạng bệnh Crohn ở phụ nữ sẽ có một số triệu chứng riêng biệt, bao gồm:

Kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh

Nhận biết các triệu chứng đặc trưng của bệnh Crohn ở phụ nữ

Rối loạn tiêu hóa và chán ăn có thể khiến cơ thể không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này cùng với tình trạng viêm đường tiêu hóa làm ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ và chức năng bình thường của hormone. Khi đó, độ dài của chu kỳ kinh nguyệt sẽ có sự xáo trộn, đồng thời dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh.

Các đợt bùng phát Crohn có thể gây căng thẳng vì các triệu chứng thường khó chịu và làm cản trở công việc hằng ngày của người bệnh. Sự căng thẳng này cũng có thể tác động đến mức độ hormone trong cơ thể.

Thiếu máu thiếu sắt

Tình trạng viêm và kích ứng đường tiêu hóa kéo dài sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể, lượng sắt trong máu thấp chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh thiếu máu. Bệnh nhân cũng có thể bị thiếu sắt do: mất máu vì chảy nhiều máu trong đường tiêu hóa, kém hấp thu chất dinh dưỡng, kinh nguyệt nhiều,…

Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất khi bị thiếu máu, các triệu chứng khác có thể bao gồm chóng mặt, choáng váng, khó tập trung, da nhợt nhạt, khó thở,…

Loãng xương

Theo nghiên cứu, khoảng 30 – 60% bệnh nhân Crohn có mật độ xương thấp hơn mức trung bình và tình trạng này thường gặp hơn ở phụ nữ.

Nguyên nhân là do khi bị bệnh Crohn, trong máu bệnh nhân sẽ có một lượng protein chuyên biệt cao được gọi là cytokine. Protein này có thể góp phần gia tăng phản ứng viêm của cơ thể và làm gián đoạn tốc độ loại bỏ xương cũ để hình thành xương mới dẫn đến nguy cơ loãng xương.

Một số yếu tố khác như dùng thuốc steroid, ít vận động, thiếu hụt dinh dưỡng cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương do bệnh Crohn.

Khả năng sinh sản

Một đánh giá đáng tin cậy đã chỉ ra rằng tình trạng viêm biểu mô đường tiêu hóa, có thể làm giảm khả năng sinh sản nếu đang mắc bệnh Crohn hoặc đã phẫu thuật điều trị Crohn gần đây. Tỷ lệ vô sinh có liên quan đến vấn đề tắc nghẽn ống dẫn trứng và việc hình thành những dải mô sẹo giữa các mô và cơ quan trong bụng (còn gọi là hiện tượng dính ổ bụng).

Mặc dù vậy, nhưng trường hợp phụ nữ bị bệnh Crohn đang ở giai đoạn thuyên giảm sẽ có khả năng sinh sản tương tự như người bình thường. Tốt hơn hết, bệnh nhân Crohn cần phải nói chuyện với bác sĩ nếu muốn thụ thai, vì một số biện pháp điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Dyspareunia

Dyspareunia là một thuật ngữ y tế dùng để chỉ tình trạng đau khi quan hệ tình dục, có thể đi kèm với biểu hiện khó thở. Tình trạng này cũng thường xảy ra ở phụ nữ hơn là nam giới.

Cảm giác đau khi giao hợp có thể cho thấy bệnh Crohn đang hoạt động ở phần đường tiêu hóa xung quanh âm đạo và hậu môn. Đó cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra một lỗ rò ở ruột hoặc ở âm đạo.

Bệnh nhân thường bị đau ở âm đạo hoặc khu vực giữa hậu môn và âm đạo, được gọi là đáy chậu. Ngoài ra nhiễm trùng âm đạo có thể thường xuyên xảy ra vì phân và khí thải có thể bị rò rỉ từ ruột tràn vào âm đạo.

Điều trị bệnh Crohn ở phụ nữ

Nhận biết các triệu chứng đặc trưng của bệnh Crohn ở phụ nữ

Hiện nay nguyên nhân chủ yếu gây bệnh Crohn vẫn chưa được xác định, chính vì vậy không có cách để chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm và duy trì bệnh ở giai đoạn thuyên giảm càng lâu càng tốt.

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh Crohn ở phụ nữ mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất. Trong một số trường hợp không đáp ứng với thuốc, có thể cần đến phương pháp phẫu thuật để điều trị cho người bệnh. Các thuốc có thể dùng trong điều trị Crohn là:

  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hoặc biến chứng, bao gồm metronidazole và ciprofloxacin.
  • Aminosalicylates (5-ASAs) kiểm soát tình trạng viêm ở niêm mạc ruột để điều trị các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.
  • Corticosteroid (steroid) có tác dụng giảm viêm bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch. Thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn ở những bệnh nhân có triệu chứng trung bình hoặc đang trải qua đợt bùng phát.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, giúp giảm viêm trong đường tiêu hóa. Các thuốc này thường được sử dụng lâu dài khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, tuy nhiên phải mất một khoảng thời gian để thuốc có thể phát huy hết tác dụng. Đó là lý do mà bệnh nhân cần phải kết hợp với các loại thuốc khác có tác dụng điều trị triệu chứng trong thời gian ngắn.
  • Liệu pháp sinh học, bao gồm các thuốc có thể ngăn cản hoạt động của các protein cụ thể gây viêm. Thuốc sinh học sẽ được chỉ định nếu các thuốc điều trị khác không thành công.

Một số loại thuốc khác có thể được sử dụng song song để cải thiện các triệu chứng hoặc biến chứng bao gồm: paracetamol để giảm đau, thuốc điều trị tiêu chảy,… Bất kỳ loại thuốc nào cũng có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ bất lợi, hoặc có thể tương tác với các loại thuốc khác đang dùng chung. Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ định, đồng thời nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết.

Nếu biện pháp dùng thuốc và thay đổi lối sống không giúp bệnh nhân cải thiện được các triệu chứng. Bác sĩ có thể xem xét và yêu cầu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật can thiệp để điều trị bệnh. Phẫu thuật có thể cắt bỏ một phần hay toàn bộ ruột non, ruột già, tử cung, ruột kết, trực tràng hoặc hậu môn.

Qua bài viết có thể thấy triệu chứng bệnh Crohn ở phụ nữ rất dễ nhận biết, tuy nhiên những biểu hiện này có khả năng gây nhầm lẫn với bệnh lý khác. Do đó, nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường bạn nên đến ngay bệnh viện kiểm tra để có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm nhằm hạn chế tối đa các biến chứng.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống