Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?

Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế quản là gì để có cách phòng ngừa hiệu quả. Hãy

Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế quản là gì để có cách phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng Nhà thuốc Bắc Giang tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, đường dẫn khí chính (đường hô hấp), mang không khí đến và đi từ phổi. Khi đường hô hấp bị kích ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng và khiến chúng sưng lên, đồng thời chứa đầy chất nhầy. Cơ thể bạn cố gắng loại bỏ chất nhầy dư thừa này thông qua cơn ho.

Viêm phế quản được phân loại như sau:

  • Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm tạm thời, thường cải thiện sau 7-10 ngày mà không cần điều trị.
  • Viêm phế quản mạn tính là tình trạng kích ứng hoặc viêm liên tục, kéo dài ít nhất 3 tháng, với các cơn tái phát xảy ra trong ít nhất 2 năm liên tiếp. Viêm phế quản mạn tính là một loại bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Nguyên nhân viêm phế quản là gì?

Nguyên nhân viêm phế quản cấp tính

Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?

Viêm phế quản cấp tính thường phát triển do nhiễm trùng khiến phế quản bị kích ứng và viêm. Các tác nhân gây nhiễm trùng là nguyên nhân viêm phế quản cấp tính có thể bao gồm:

  • Virus. Các loại virus gây viêm phế quản bao gồm virus cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), Adenovirus, Rhovirus (virus gây cảm lạnh thông thường) và virus Corona.
  • Vi khuẩn. Các loại vi khuẩn gây viêm phế quản bao gồm Bordetella (vi khuẩn gây bệnh ho gà), Mycoplasma và Chlamydia.
  • Viêm phế quản có lây không? Bạn có thể nhiễm virus và vi khuẩn gây viêm phế quản khi tiếp xúc gần (bắt tay, ôm, chạm vào cùng một bề mặt chứa virus) với người đang bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh viêm phế quản không lây nhiễm nhưng virus và vi khuẩn, là các tác nhân gây bệnh viêm phế quản cấp, thì có thể lây nhiễm.

    Nguyên nhân viêm phế quản mạn tính

    Khác với cấp tính, viêm phế quản mạn tính không phải do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính thường là do tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích làm tổn thương phổi và đường thở.

    Nguyên nhân viêm phế quản mạn tính phổ biến nhất là khói thuốc lá. Có tới 75% số người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc. Theo thời gian, khói thuốc lá có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho phế quản, khiến chúng bị viêm kéo dài.

    Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?

    Hút tẩu, xì gà và các loại khói thuốc lá khác cũng có thể gây viêm phế quản mạn tính, đặc biệt nếu bạn hít phải chúng.

    Ô nhiễm không khí, bụi hoặc khí độc trong môi trường hoặc nơi làm việc cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.

    Hiếm khi, một tình trạng di truyền gọi là thiếu hụt alpha-1 antitrypsin có thể gây ra viêm phế quản mạn tính. Ngoài ra, những người hút thuốc có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nếu họ có tiền sử gia đình mắc bệnh COPD.

    Các yếu tố nguy cơ

    Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phế quản, nhưng bạn có nguy cơ cao hơn nếu:

    • Hút thuốc hoặc ở gần người hút thuốc. Những người hút thuốc hoặc sống chung với người hút thuốc có nguy cơ mắc cả viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính cao hơn.
    • Sức đề kháng kém. Các đối tượng có sức đề kháng kém có thể bao gồm: người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người mắc một tình trạng mạn tính khác làm tổn thương hệ miễn dịch.
    • Tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, xơ nang, giãn phế quản, COPD hoặc các bệnh hô hấp khác.
    • Mắc bệnh rối loạn tự miễn dịch hoặc bệnh khác gây viêm.
    • Tiếp xúc với các chất kích thích, chẳng hạn như khói bụi, khói hóa chất từ môi trường hoặc nơi làm việc. Bạn có nguy cơ cao hơn nếu ống phế quản đã bị tổn thương.
    • Trào ngược dạ dày (GERD). Bạn có thể bị viêm phế quản cấp tính khi axit dạ dày đi vào ống phế quản và gây kích ứng, dẫn đến viêm.

    Bạn có thể quan tâm:

    Hiểu rõ nguyên nhân viêm phế quản để phòng ngừa hiệu quả

    Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?

    Để giảm nguy cơ mắc viêm phế quản, hãy làm theo những lời khuyên sau:

    • Tránh khói thuốc lá. Hút thuốc làm tổn thương ống phế quản và khiến bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng gây viêm phế quản cấp. Hút thuốc cũng làm chậm quá trình phục hồi của phổi sau tổn thương. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản mạn tính.
    • Tránh các chất kích thích phổi như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, khói hóa chất và khói bụi.
    • Nếu bạn bị hen suyễn hoặc dị ứng, hãy tránh mọi tác nhân có thể làm bệnh trầm trọng hơn, bao gồm lông vật nuôi, khói bụi và phấn hoa.
    • Kiểm soát bệnh hen suyễn hoặc các tình trạng khác ảnh hưởng đến đường hô hấp.
    • Sử dụng máy tạo độ ẩm vì không khí ẩm làm giảm khả năng gây kích ứng phổi.
    • Nghỉ ngơi nhiều.
    • Uống nhiều nước và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.
    • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Nếu bạn không thể sử dụng xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có chứa cồn.
    • Hãy tiêm ngừa vắc-xin cúm hàng năm và cân nhắc tiêm ngừa viêm phổi nếu trên 60 tuổi.
    • Đeo khẩu trang che mũi và miệng khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với chất kích thích phổi.

    Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân viêm phế quản và cách phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này. Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra và có thể tự khỏi. Viêm phế quản mạn tính thường không khỏi hoàn toàn nhưng có thể thuyên giảm khi điều trị.

    Đọc bài gốc tại đây.
    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
    Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
    Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
    Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
    Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
    Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
    Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
    Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
    Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
    Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan