Nguyên nhân bệnh Parkinson và cách phòng ngừa hiệu quả

Nguyên nhân của bệnh Parkinson vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng bệnh có thể do di truyền, yếu tố môi trường hoặc sự kết hợp của cả 2 yếu tố này. Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Mời bạn cùng NT BacGiang tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson là gì?

Nguyên nhân bệnh Parkinson là do một số các tế bào thần kinh trong não dần bị phá vỡ hoặc chết đi. Điều này khiến cho lượng dopamine được sản xuất trong não sẽ bị giảm. Dopamine là một chất truyền tin của hệ thần kinh, giúp kiểm soát và điều phối các chuyển động của cơ thể. Nồng độ chất này giảm khiến cho phần não kiểm soát chuyển động sẽ không thể hoạt động tốt như bình thường. Hậu quả là các cử động trở nên chậm chạp, bất thường và gây ra một loạt các triệu chứng khác của bệnh Parkinson.

Những người bị bệnh Parkinson cũng mất một chất dẫn truyền thần kinh khác được gọi là norepinephrine. Chất này rất cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh giao cảm – bộ phận kiểm soát một số chức năng tự chủ của cơ thể như tiêu hóa, nhịp tim, huyết áp và hơi thở. Mất norepinephrine gây ra một số triệu chứng không liên quan đến vận động ở người bị bệnh Parkinson, chẳng hạn như mệt mỏi, huyết áp không đều, táo bón…

Nguyên nhân bệnh Parkinson và cách phòng ngừa hiệu quả

Sự mất mát của các tế bào thần kinh diễn ra rất chậm. Vì vậy, triệu chứng của bệnh Parkinson thường chỉ bắt đầu phát triển khi khoảng 80% tế bào thần kinh trong lớp nền của não bị mất đi. Vậy, nguyên nhân nào làm mất tế bào thần kinh trong bệnh này?

Nguyên nhân bệnh Parkinson một phần do di truyền

Về vấn đề bệnh Parkinson có di truyền không, các nhà nghiên cứu đã xác định yếu tố di truyền đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Khoảng 10 đến 20% các trường hợp bệnh nhân có liên quan đến một số đột biến gen nhất định.

Trong các tác động di truyền thì đột biến gen LRRK2 được phát hiện là nguyên nhân bệnh Parkinson phổ biến nhất. Các đột biến gen này khiến cho tế bào hoạt động bất thường và làm mất nhiều tế bào thần kinh. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng giải phóng dopamine của tế bào thần kinh. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tiềm ẩn khiến gen này đột biến.

Bên cạnh đó, một số người bị Parkinson mang tế bào não có chứa thể Lewy – là các khối bất thường của protein alpha-synuclein. Đột biến này cũng được coi là nguyên nhân gây bệnh nhưng khá hiếm gặp. Hiện tại, các chức năng của alpha-synuclein, mối liên hệ của nó với các đột biến di truyền trong bệnh Parkinson và chứng sa sút trí tuệ thể Lewy cũng đang được làm rõ.

Tuy nhiên, di truyền không phải là nguyên nhân gây bệnh Parkinson phổ biến. Bệnh Parkinson hầu như chỉ có thể xảy ra do yếu tố gia đình khi cha mẹ truyền gen đột biến cho con cái hoặc khi có nhiều thành viên cùng mắc bệnh này.

Nguyên nhân bệnh Parkinson và cách phòng ngừa hiệu quả

Yếu tố môi trường

Một số nhà nghiên cứu cũng nhận thấy các yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Việc tiếp xúc với một số hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ được sử dụng trong nông nghiệp, làm việc với kim loại nặng, chất tẩy rửa, dung môi hoặc sống trong môi trường ô nhiễm có thể là nguyên nhân gây bệnh Parkinson.

Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy bệnh Parkinson xảy ra là do sự kết hợp của cả di truyền và tác động của môi trường.

Các nguyên nhân gây bệnh Parkinson khác

Ngoài những nguyên nhân bệnh Parkinson phổ biến đã đề cập ở trên, có một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn. Chúng bao gồm:

  • Thuốc: Bệnh Parkinson có thể phát triển do sau khi dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc chống loạn thần. Bệnh thường cải thiện sau khi ngừng dùng loại thuốc này.
  • Các tình trạng não tiến triển khác: Chẳng hạn như thoái hóa não, viêm não, chấn thương đầu lặp đi lặp lại,
  • Bệnh mạch máu não: Gồm các cơn đột quỵ, xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, tổn thương mạch máu não do đái tháo đường…

Các yếu tố nguy cơ khác

Các yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ gặp phải bệnh Parkinson bao gồm:

  • Tuổi tác. Người trẻ tuổi hiếm khi mắc bệnh Parkinson mà chủ yếu ở những người thuộc độ tuổi trung niên hoặc lớn tuổi. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là khoảng 60 tuổi trở lên, càng lớn tuổi nguy cơ càng cao. Chỉ có khoảng 5 đến 10% người bệnh khởi phát Parkinson trước tuổi 50.
  • Giới tính. Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, căn bệnh này thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn.
  • Chủng tộc. Bệnh Parkinson dường như ảnh hưởng đến người da trắng nhiều hơn người Mỹ gốc Phi hoặc người Châu Á.

Cách trì hoãn bệnh Parkinson tiến triển

Nguyên nhân bệnh Parkinson và cách phòng ngừa hiệu quả

Bởi vì nguyên nhân bệnh Parkinson vẫn chưa được xác định rõ ràng, nên chưa có những cách cụ thể để phòng ngừa căn bệnh này tiến triển. Dù vậy, một số thay đổi lối sống sau đây có thể giúp ích phần nào cho bạn:

  • Tập thể dục: Tập thể dục giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, tăng cường sự linh hoạt và cải thiện tình trạng run tay ở người bị bệnh Parkinson. Tập thể dục cũng có tác dụng cải thiện trí nhớ, tư duy và giảm nguy cơ té ngã, giảm lo lắng và trầm cảm. Bạn có thể đi bộ, chạy, khiêu vũ, bài tập kéo căng hoặc những bài tập để tăng sức mạnh cơ bắp…
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng: Ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn có thể làm dịu một số triệu chứng của bệnh Parkinson, chẳng hạn như ăn nhiều chất xơ giúp giảm táo bón.
  • Ngăn ngừa té ngã và duy trì thăng bằng: Té ngã là một biến chứng thường gặp của bệnh Parkinson. Hãy nhờ bác sĩ hướng dẫn cách để có thể tăng khả năng giữ thăng bằng, chủ yếu là dùng thuốc hoặc kích thích não sâu. Ngoài ra, họ có thể cho bạn dùng các thiết bị hỗ trợ hoặc tập bài vật lý trị liệu đặc biệt để cải thiện độ an toàn và ngăn ngừa té ngã.

Bên cạnh đó, hãy dùng thuốc đều đặn hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện triệu chứng bệnh và có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân bệnh Parkinson và cách phòng ngừa bệnh tiến triển một cách hiệu quả ngay tại nhà.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong