Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh cũng như biết được bệnh máu khó đông di truyền như thế nào.
Bệnh máu khó đông là gì?
Bình thường, trong máu có chứa các protein chuyên biệt cần thiết cho quá trình đông máu được gọi là các yếu tố đông máu. Khi cơ thể có hiện tượng chảy máu, các yếu tố này cùng với tế bào tiểu cầu sẽ tham gia vào quá trình hình thành cục máu đông để ngăn chặn sự chảy máu.
Bệnh lý máu khó đông là một rối loạn chảy máu di truyền hiếm gặp, thường có xu hướng mắc phải ở nam giới. Trong đó, máu không được đông lại đúng cách do thiếu hụt các yếu tố đông máu, dẫn đến tình trạng chảy máu tự phát, khó cầm máu sau chấn thương hoặc phẫu thuật.
Bệnh máu khó đông di truyền có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mức độ nghiêm trọng được xác định thông qua số lượng các yếu tố đông máu. Số lượng càng ít thì khả năng chảy máu càng nhiều, đồng nghĩa với càng dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Nguyên nhân bệnh máu khó đông là gì?
Hai yếu tố phổ biến nhất thường bị ảnh hưởng trong bệnh máu khó đông là yếu tố VIII và yếu tố IX. Dựa vào hai yếu tố này, bệnh máu khó đông được phân thành các dạng chính:
- Bệnh Hemophilia A: Gây ra bởi sự thiếu hụt yếu tố đông máu VIII. Có khoảng 85% bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông thuộc dạng A.
- Bệnh Hemophilia B: Nguyên nhân là do có sự thiếu hụt bất thường của yếu tố IX.
- Bệnh Hemophilia C: Đây là dạng máu khó đông nhẹ và hiếm gặp (chỉ chiếm 5%), xảy ra do tình trạng thiếu yếu tố đông máu XI.
- Bệnh Von Willebrand: Dạng bệnh này xảy ra do giảm số lượng yếu tố Von Willebrand – một glycoprotein được tổng hợp chủ yếu ở các tế bào nội mô, có chức năng giúp kết dính tiểu cầu vào thành mạch, kích thích sự ngưng kết tiểu cầu, đồng thời cũng là protein mang của yếu tố VIII, giúp yếu tố VIII bền vững.
Chương trình Siêu khuyến mại tháng 8 - 9/2023