Người tiểu đường nên uống sữa vào thời điểm nào trong ngày?

Sữa là một nguồn cung cấp dinh dưỡng cực kỳ tốt trong bữa ăn hàng ngày. Người bệnh tiểu đường, cả type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ đều có thể uống sữa và nhận được lợi ích từ sữa. Điều quan trọng

Sữa là một nguồn cung cấp dinh dưỡng cực kỳ tốt trong bữa ăn hàng ngày. Người bệnh tiểu đường, cả type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ đều có thể uống sữa và nhận được lợi ích từ sữa. Điều quan trọng là lựa chọn loại sữa phù hợp và sử dụng một cách có kế hoạch. Vậy, người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào? 

Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Sữa có lợi ích gì đối với người tiểu đường?

Trước khi đi giải đáp vấn đề “Người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lợi ích của sữa với người tiểu đường. Sữa là thức uống chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho một chế độ ăn uống cân bằng. Nếu chọn và sử dụng đúng cách, sữa sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường. 

Một trong những ảnh hưởng của đái tháo đường là làm gia tăng quá trình hủy xương và giảm tái tạo xương mới. Do đó, dẫn đến mất xương nhanh, thiếu xương (osteopenia) và loãng xương. Tình trạng này càng phổ biến hơn đối với người bệnh lớn tuổi. Sữa là nguồn cung cấp canxi, vitamin D và protein quan trọng để ngăn chặn quá trình này. Sữa còn giúp bệnh nhân điều hòa đường huyết và duy trì sức khỏe tổng thể, cũng như góp phần bổ sung lượng nước hàng ngày.

Tuy nhiên, người đái tháo đường cần kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu và tối đa hóa lượng carbohydrate nạp vào, nên không phải loại sữa nào cũng phù hợp. Vì vậy, nhiều loại sữa dành cho người tiểu đường với công thức đặc biệt đã được nghiên cứu và đưa ra thị trường.

Xem thêm

Sữa dành cho người tiểu đường: Cách chọn, cách dùng & 10 loại được review tốt

Bên cạnh đó, việc bệnh nhân tiểu đường uống sữa thế nào, uống vào lúc nào cũng cần lưu ý để đảm bảo có lợi cho sức khỏe và không ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết.

Người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào?

Sữa là thức uống tốt cho người tiểu đường nếu được lựa chọn và sử dụng hợp lý. Vậy, người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào để tối đa hóa lợi ích và hạn chế ảnh hưởng đến đường huyết?

Người tiểu đường nên uống sữa vào buổi sáng

Người tiểu đường nên uống sữa vào thời điểm nào trong ngày?

Theo các lời khuyên của bác sĩ, người bệnh tiểu đường nên uống sữa vào buổi sáng sớm. Lúc này, sữa có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cung cấp năng lượng cho một ngày dài hoạt động.

Các nghiên cứu cho thấy uống sữa vào buổi sáng là thời điểm tốt nhất giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu.

Người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào? Có thể uống vào các bữa phụ

Sữa là bữa phụ thích hợp cho người tiểu đường, đặc biệt là với những bệnh nhân ăn uống kém. Bệnh nhân nên uống 1/2 ly sữa vào bữa phụ sáng (giữa 2 bữa ăn sáng và trưa) hay bữa phụ chiều (giữa buổi ăn trưa và buổi ăn tối).

Người tiểu đường có nên uống sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ không?

Người tiểu đường không nên uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ, vì ban đêm cơ thể không vận động và sử dụng ít năng lượng. Nếu uống sữa vào buổi tối sẽ dễ dàng gây dư thừa năng lượng, tích trữ đường trong cơ thể, gây tăng cân và tăng đường huyết vào buổi sáng hôm sau.

Bệnh nhân chỉ nên uống sữa vào buổi tối khi có nguy cơ bị hạ đường huyết và phải được sự cho phép của bác sĩ. Hãy trao đổi với bác sĩ để biết cách cân đối lượng sữa uống dựa theo mức đường và calo trong bữa ăn tối để tránh đường huyết tăng cao.

Người bệnh tiểu đường nên lưu ý gì khi chọn và sử dụng sữa?

Người tiểu đường nên uống sữa vào thời điểm nào trong ngày?

Ngoài quan tâm đến vấn đề “Người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào?”, bệnh nhân cũng cần lưu ý những điều sau đây khi chọn uống sữa:

  • Người tiểu đường nên chọn các loại sữa không đường, ít ngọt hoặc tách béo, có chỉ số đường huyết GI thấp ≤ 55 để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Ưu tiên các loại sữa hạt (sữa có nguồn gốc thực vật) như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành và sữa hạt lanh có lượng carbohydrate và calo cực thấp.
  • Lưu ý trong việc lựa chọn sữa nếu người sử dụng không dung nạp lactose trong sữa. Nếu đang tránh đường lactose, bạn có thể lựa chọn các loại sữa được làm từ gạo, hạnh nhân, đậu nành, hạt lanh, dừa, cây gai dầu và hạt điều.
  • Tránh các loại sữa có lượng đường cao như sữa có hương vị, sữa đặc có đường và sữa socola.
  • Uống sữa ở mức độ vừa phải và cân đối với lượng carbohydrate và calo nạp vào. Theo khuyến nghị, người tiểu đường nên uống từ 1-2 ly sữa/ngày là tốt nhất.
  • Tuyệt đối không uống sữa ngay sau khi ăn bữa chính, vì sẽ làm tăng đường huyết sau ăn.
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết để biết thực phẩm nào thực sự ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Việc này giúp kịp thời điều chỉnh nếu có bất thường.

Sữa đem lại nhiều lợi ích trong việc kiểm soát đường huyết và góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân tiểu đường. Để trả lời cho câu hỏi người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào thì thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra, vì sữa cũng chứa carbohydrate nên cần tính toán để cân bằng lượng sữa nạp vào phù hợp với chế độ ăn uống trong ngày. Nên uống sữa vào những thời điểm cố định trong ngày và đặt ra khẩu phần sữa nạp vào vừa đủ, tránh việc lạm dụng. Không quên theo dõi đường huyết để đánh giá và xử lý nếu đường huyết thay đổi bất thường.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong