Người bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư bàng quang là một trong 10 căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Trong một bài viết khác, YouMed đã giúp bạn giải đáp “ung thư bàng quang có chữa được không”. Vậy, nếu ung thư bàng quang giai đoạn cuối được chẩn đoán, khi đó dấu hiệu nhận biết và tiên lượng điều trị sẽ như thế nào?

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối là gì?

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối hay giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất và có tiên lượng xấu nhất. Các phương pháp điều trị ung thư sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức.

Tuy nhiên, nếu tuân thủ và đáp ứng điều trị tốt, các triệu chứng bệnh có thể giảm nhẹ, thậm chí là biến mất. Nhờ vậy sẽ giúp bệnh nhân sống lâu hơn và thoải mái hơn.

Người bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Triệu chứng ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Người bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Bí tiểu, tiểu rát buốt là các triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Máu hoặc cục máu đông xuất hiện trong nước tiểu
  • Cảm giácf đau rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Tiểu đêm
  • Bí tiểu dù có cảm giác muốn đi, lượng nước tiểu ít hoặc không có
  • Đau vùng lưng dưới ở một bên cơ thể

Những triệu chứng trên có vai trò dẫn dắt đến chẩn đoán, nhưng không phải là triệu chứng đặc hiệu duy nhất chỉ có ở ung thư bàng quang giai đoạn 4. Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân chung của ung thư như chán ăn, mệt mỏi, sụt cân không chủ ý.

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối còn được gọi là ung thư bàng quang di căn. Điều này có nghĩa ung thư đã lan ra khỏi bàng quang, và đi đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, các triệu chứng của khối u di căn có thể xuất hiện. Ví dụ, khi khối u di căn đến phổi sẽ xuất hiện triệu chứng ho và đau ngực, v.v.

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Điều quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn phương pháp điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối là: phương pháp đó có những ưu điểm, nhược điểm gì? Bởi vì phương pháp điều trị luôn đi kèm tác dụng phụ và rủi ro, tai biến trong quá trình điều trị.

Dù giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất của ung thư bàng quang. Vẫn có các lựa chọn điều trị cho giai đoạn này. Các phương pháp điều trị mới luôn được thử nghiệm và phát triển. Tiên lượng và các lựa chọn điều trị phụ thuộc chủ yếu vào tuổi và thể trạng chung của bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị có thể áp dụng cho bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn 4 là:

Hóa trị:

Người bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Hóa trị liệu là phương pháp phổ biến nhất được dùng để điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh này. Mục đích của hóa trị là làm chậm lại quá trình phát triển của khối u, thậm chí làm thu nhỏ khối u. Thuốc được sử dụng trong phương pháp này có dạng viên hoặc chất lỏng. Thuốc đưa vào cơ thể dưới dạng uống hay tiêm tĩnh mạch.

Nếu bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt, khối u được thu nhỏ, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bàng quang của bệnh nhân.

Nhược điểm: thuốc điều trị có thể tấn công và tiêu diệt tế bào khỏe mạnh khác. Đích đến thường là tế bào tủy xương, nang tóc, tế bào niêm mạc lót đường tiêu hóa. Do đó, nếu được áp dụng phương pháp hóa trị, bệnh nhân thường có thể bị các biến chứng. Như: rụng tóc, suy giảm miễn dịch, giảm sản xuất tế bào máu, chán ăn, rối loạn tiêu hóa…

Xạ trị:

Tia X năng lượng cao hoặc các loại tia phóng xạ khác được nhắm thẳng đích để tiêu diệt tế bào ung thư. Nhằm mục đích ngăn chặn chúng lây lan, phát triển. Trên cơ chế phá hủy ADN của tế bào khối u, xạ trị có thể ngăn sự nhân lên của tế bào ung thư trong cơ thể.

Xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp hóa trị. Khi áp dụng phương pháp này, bệnh nhân có thể chịu các tác dụng phụ như: khô da, đau bụng, buồn nôn,…

Phẫu thuật:

Người bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Phẫu thuật giúp giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân

Phẫu thuật đối với bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn cuối không mang lại tác dụng điều trị dứt điểm. Phương pháp này cũng không giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm lại sự lây lan của tế bào ung thư là mục tiêu mà phẫu thuật nhắm tới. Đồng thời, ngoài loại bỏ khối u và cơ quan bệnh lý. Các hạch bạch huyết bị tế bào ung thư xâm lấn cũng được loại bỏ.

Bệnh nhân có thể được cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bàng quang. Nếu bàng quang bị cắt bỏ hoàn toàn, một đường mở thận ra da được thiết lập. Cụ thể, các bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ nhỏ ở thành bụng. Sau đó gắn một ống nhân tạo làm thành ống niệu quản, bên ngoài gắn với túi nhựa. Nước tiểu sẽ qua lỗ theo ống và chảy vào túi ấy. Không chỉ riêng gì hạch bạch huyết mà các cơ quan có tế bào ung thư xâm lấn cũng có thể được xem xét để loại bỏ.

Một số biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Liệu pháp miễn dịch:

Các loại thuốc miễn dịch như atezolizumab hoặc pembrolizumab (Keytruda) có thể được chỉ định.

Biến chứng của ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Thường các biến chứng của ung thư bàng quang xảy ra trong và sau quá trình điều trị.

Các biến chứng thường gặp có thể là:

  • Nếu cắt bỏ một phần bàng quang: đi tiểu thường xuyên hơn. Vì kích thước bàng quang đã nhỏ hơn ban đầu nên khả năng dự trữ nước tiểu thấp.
  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang: phải mang ống niệu quản giả và túi nước tiểu vĩnh viễn. Có thể làm cản trở sinh hoạt trong cuộc sống.
  • Các biến chứng tiềm ẩn khác: vô sinh, mãn kinh sớm, rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Biến chứng tương tự cũng có thể gặp ở nam giới.

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư bàng quang rất khó điều trị khỏi vì khối u đã lan đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Bệnh nhân càng được chẩn đoán muộn, khối u di căn càng xa. Đồng nghĩa với khả năng chữa khỏi ung thư sẽ càng ít.

Đối với ung thư bàng quang giai đoạn cuối, nếu khối u đã di căn đến các hạch bạch huyết trong khu vực, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 36,3%. Nhưng một khi khối u đã lan đến các cơ quan xa hơn, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ còn 4,6%.

Những con số tỷ lệ sống sót trên chỉ là ước tính. Một người có thể sống lâu hơn hoặc ngắn hơn tỷ lệ này. Vì vậy, khám sức khỏe định kỳ là phương pháp hữu hiệu nhất nhằm phát hiện ung thư từ giai đoạn sớm.

Ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, chăm sóc giảm nhẹ cũng là việc không thể thiếu. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Vận động vừa sức, sử dụng thuốc giảm đau. Đó là những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng, sống vui, sống khỏe hơn mỗi ngày!

Ths. Bs CKI. Trần Quốc Phong

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang