Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và lời khuyên từ chuyên gia

“Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?” là một trong những mối quan tâm của phụ nữ khi được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Hiểu rõ về chế độ ăn uống và thực hiện phương pháp ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Việc này sẽ giúp bạn giữ lượng đường trong máu trong giới hạn an toàn để thai kỳ khỏe mạnh.

Tiểu đường thai kỳ và cách điều trị

Hiểu rõ tiểu đường thai kỳ là gì và phương pháp điều trị rất quan trọng. Điều này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết được vai trò chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt biết được tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì quan trọng như thế nào.

Khi bạn mắc bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai, cơ thể không thể sử dụng đường và tinh bột (carbohydrate) để tạo ra năng lượng. Kết quả là, lượng đường trong máu của bạn tăng lên đáng kể.

Thực tế, không thể biết tất cả các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Nhưng một số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có tình trạng thừa cân trước khi mang thai. Hoặc có thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường. Tỷ lệ mắc bệnh ước tính có khoảng 1/50 đến 1/20 phụ nữ mang thai sẽ bị tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với tập thể dục, đường huyết có thể được kiểm soát bằng cách dùng thuốc đường uống hoặc chích.

Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và lời khuyên từ chuyên gia
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp trong thời gian mang thai

Chế độ ăn uống của người mắc tiểu đường thai kỳ

Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Thực tế, tất cả các loại thực phẩm có tinh bột đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Vì vậy bạn cần biết nhóm thực phẩm nào có chứa tinh bột. Tùy thuộc vào loại hoặc số lượng thực phẩm có tinh bột mà bạn ăn uống sẽ tạo ra mức đường huyết khác nhau. Những thực phẩm sau đây nên ở trong thực đơn của bạn trong giai đoạn này:

  • Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt.
  • Trái cây.
  • Rau củ không có hoặc ít tinh bột.
  • Một số loại rau củ giàu tinh bột cần tránh như: Đậu Hà Lan, khoai tây và cà rốt.
  • Sản phẩm từ sữa như sữa chua hoặc sữa tươi không đường.
  • Những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu protein như: Cá, gà, trứng, đậu hũ, các loại đậu…
  • Chất béo không bão hòa cũng là một phần trong bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào. Bạn có thể thêm dầu ô liu, dầu đậu phộng, bơ, các loại hạt và cá nhiều dầu như cá thu, cá mòi, cá hồi.
Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và lời khuyên từ chuyên gia
Giải đáp tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và hạn chế ăn gì

Người bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?

Lượng đường trong máu tăng lên khi bạn ăn thực phẩm có đường. Đặc biệt là những thực phẩm đã qua quá trình tinh chế hoặc chế biến. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế thức ăn có đường càng nhiều càng tốt. Chỉ nên ăn chúng thành những khẩu phần ăn nhỏ. Những thực phẩm có nhiều đường cần tránh bao gồm:

  • Bánh ngọt, kẹo, sô cô la.
  • Nước ngọt.
  • Kem.
  • Nước trái cây có thêm đường.
  • Bánh mì, cơm, mì ống.
  • Một số loại thực phẩm và đồ uống không phải là nguồn chính cung cấp đường. Tuy nhiên, vẫn có khả năng làm tăng đường huyết như: Một số gia vị đóng hộp (nước sốt ướp và nước sốt cà chua), đồ ăn nhanh, rượu.

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể dùng sữa và trái cây ở mức độ vừa phải. Trái cây là một loại thực phẩm lành mạnh. Nhưng chúng lại chứa nhiều đường tự nhiên có thể làm tăng đường nhiều. Bạn có thể ăn một đến ba phần trái cây mỗi ngày. Tuy nhiên chỉ nên ăn một phần mỗi lần. Không ăn trái cây đã được đóng hộp ở dạng lỏng (xi-rô, mứt hay nước ép).

Những thói quen tốt cho người bị tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn uống hợp lý

Sau khi tìm hiểu thông tin về tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, bạn có thể thay đổi chế độ ăn phù hợp hơn. Đổi đồ ăn nhẹ có đường như bánh quy, kẹo và kem thành các thực phẩm như trái cây, cà rốt và nho khô. Thêm rau và ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần ăn của bạn. Thay vì dùng đồ uống có đường (nước tăng lực; nước ngọt và nước ép trái cây đóng chai), bạn có thể dùng nước ép trái cây tại nhà với một ít đường, sữa tươi không đường… 

Hãy thử sử dụng các chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp hoặc không chứa calo (chất làm ngọt nhân tạo), thay vì dùng đường. Ngoài ra, có nhiều sản phẩm đường được sản xuất dành riêng cho người bị tiểu đường mà bạn có thể mua tại siêu thị.

Nhận biết các tên gọi khác của đường trên nhãn thực phẩm cũng cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn có sự lựa chọn thực phẩm đúng đắn hơn. Đó là sucrose, glucose, dextrose, fructose, lactose, maltose, mật ong, xi-rô, chất làm ngọt ngô và mật đường.

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày với ba bữa chính và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Ăn quá nhiều một lúc có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng quá mức. Điều rất quan trọng là bạn không được bỏ bữa. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của bạn tăng lên. Thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để hoàn thiện các cơ quan. 

Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và lời khuyên từ chuyên gia
Chia nhỏ bữa ăn để duy trì lượng đường trong máu hợp lý

Theo dõi cân nặng

Nếu bạn tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh cân nhắc tiểu đường thai kỳ  nên ăn gì thì bạn cần chú ý đến bệnh tăng huyết áp là mối nguy cơ đi kèm. Thời gian mang thai không phải là lúc để thực hiện một chế độ ăn kiêng thực sự nghiêm ngặt. Bạn không nên đặt mục tiêu giảm cân. Vì thai nhi cần chất dinh dưỡng để phát triển.

Điều quan trọng là cân nặng của bạn được theo dõi cẩn thận bởi chính bạn và bác sĩ. Cần đảm bảo bạn không tăng cân quá nhiều. Thay đổi chế độ ăn uống và mức độ hoạt động thể chất có thể giúp bạn ổn định cân nặng. Điều này cũng sẽ giúp bạn giữ lượng đường trong máu ở phạm vi an toàn .

Lời khuyên cho bạn là phải tiếp tục lối sống lành mạnh ngay cả sau khi đã sinh con và duy trì cân nặng hợp lý. Bởi vì, những nỗ lực này sẽ giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai sau này. Và cũng sẽ giúp giảm khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.

Hoạt động thể chất

Tập thể dục trong suốt thai kỳ của bạn là việc cần thiết. Các bài tập thể dục dành cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên được tham khảo bởi ý kiến từ bác sĩ. Vận động là một cách tốt để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Hoạt động thể chất khi mang thai cũng tốt cho tư thế của bạn. Điều đó có thể hạn chế một số vấn đề thông thường như đau lưng và mệt mỏi.

Hãy hoạt động thể lực càng sớm càng tốt. Nên bắt đầu ngay khi bác sĩ chẩn đoán bạn bị tiểu đường thai kỳ. Mục tiêu cần đạt 30 phút hoạt động vừa phải hầu hết các ngày trong tuần. Chạy, đi bộ, bơi lội và đi xe đạp là những lựa chọn tốt mà bạn có thể cân nhắc.

Tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn một cách nhanh chóng. Vì vậy, khi tập thể dục, hãy luôn mang theo bên mình những loại đường có tác dụng làm tăng đường trong máu nhanh. Có thể là nước ngọt, viên đường hoặc kẹo.

Theo dõi thai kỳ đầy đủ

Được chăm sóc và theo dõi kĩ trước khi sinh đối với những thai kỳ nguy cơ cao là rất quan trọng. Không chỉ tầm soát về những bệnh thường gặp khi mang thai, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, hoạt động thể lực phù hợp và dấu hiệu nặng cần khám. 

Nhật ký về khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ giúp bác sĩ rất nhiều khi bạn tái khám. Bạn có thể thực hiện bằng cách ghi lại tất cả các loại thực phẩm và số lượng bạn ăn mỗi ngày.

Tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng rủi ro về vấn đề phát triển của thai nhi như thai to, sanh non. Thời điểm lý tưởng để sinh con nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ thường là vào khoảng 38 đến 40 tuần. Sinh con sớm hơn có thể được khuyến nghị nếu có lo ngại về sức khỏe của bạn hay đứa trẻ. Hoặc nếu lượng đường trong máu của bạn chưa được kiểm soát tốt. 

Bạn nên ưu tiên sinh con tại bệnh viện nơi có các chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo đặc biệt. Điều này giúp bạn nhận được cách chăm sóc phù hợp cho bé. Khi đến bệnh viện, hãy mang theo những giấy tờ khám thai. Đặc biệt là  giấy xét nghiệm đường huyết; cùng với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được tiểu đường thai kỳ nên ăn gì mới tốt cho sức khoẻ. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất quan trọng. Theo đó, hầu hết phụ nữ có lượng đường trong máu được kiểm soát tốt sẽ sinh con khỏe mạnh mà không có bất kỳ biến chứng nào.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm