Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em là một rối loạn về giấc ngủ, khi đó nhịp thở của bé bị cản trở một phần hoặc hoàn toàn và lặp đi lặp lại trong khi ngủ. Tình trạng này do đường hô hấp trên bị thu hẹp lại hoặc tắc nghẽn trong lúc ngủ. Dưới đây những thông tin cơ bản về căn bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng, YouMed xin gửi đến bạn đọc bài viết sau.

1) Tổng quan về bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Có sự khác biệt giữa bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em và ở người lớn. Người lớn mắc bệnh thường có triệu chứng thiếu ngủ vào ban ngày. Trong khi ở trẻ em thì thường có vấn đề về hành vi. Nguyên nhân gây bệnh ở người lớn thường do tình trạng béo phì, còn ở nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ nhỏ là do sự phì đại của amidan.

Chẩn đoán và điều trị sớm là vô cùng quan trọng để phòng ngừa các biến chứng của bệnh. Các biến chứng này có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất, quá trình hình thành nhận thức và hành vi ở trẻ.

Xem thêm bài viết về Hội chứng Ngưng thở khi ngủ 

2) Triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em là gì?

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Trong lúc ngủ, các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Ngáy
  • Ngừng thở
  • Ngủ không thẳng giấc
  • Hay ho hoặc ngạt thở
  • Thở bằng miệng
  • Đái dầm
  • Hoảng loạn khi ngủ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh ngưng thở khi ngủ không phải lúc nào cũng ngáy. Bé có thể chỉ bị rối loạn giấc ngủ.

Vào ban ngày, trẻ bị ngưng thở khi ngủ có thể:

  • Khó tiếp thu khi học
  • Khó tập trung
  • Có vấn đề về học tập
  • Có vấn đề về hành vi
  • Tăng cân chậm
  • Tăng động

Khi nào cần khám bác sĩ?

Hãy đặt lịch khám nếu trẻ thường xuyên mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng và có biểu hiện rối loạn hành vi.

3) Nguyên nhân gây bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Béo phì là một yếu tố phổ biến gây ra chứng ngưng thở khi ngủ ở người lớn. Nhưng ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến nhất gây chứng ngưng thở khi ngủ là do phì đại amidan. Tuy nhiên, béo phì cũng đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em. Những yếu tố khác có thể kể đến là dị tật về sọ mặt và bệnh lý thần kinh cơ.

4) Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị mắc bệnh là gì?

Bên cạnh việc béo phì, một số yếu tố nguy cơ khác gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ em, bao gồm:

  • Hội chứng Down
  • Bất thường về cấu trúc hộp sọ hoặc khuôn mặt
  • Liệt não (Bại não)
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Bệnh lý thần kinh cơ
  • Tiền sử sinh nhẹ cân
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ngưng thở khi ngủ

5) Biến chứng do bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Ở trẻ em, ngưng thở khi ngủ có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Không phát triển được
  • Vấn đề về tim
  • Tử vong

Xem thêm bài viết về Con ngưng thở ở trẻ sinh non

6) Làm thế nào để chẩn đoán bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em?

Để chẩn đoán bệnh này, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của trẻ, tiền căn bệnh trước đây và tiến hành thăm khám. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh.

Các xét nghiệm có thể được thực hiện, bao gồm:

  • Đo đa ký giấc ngủ. Bác sĩ đánh giá tình trạng của bé khi ngủ. Xét nghiệm này sử dụng cảm biến được gắn vào cơ thể để ghi nhận hoạt động của sóng não, tính chất nhịp thở, tình trạng ngáy, nồng độ oxy trong máu, nhịp tim và hoạt động cơ trong khi trẻ ngủ.
  • Đo nồng độ oxy trong máu. Nếu bác sĩ rất nghi ngờ bệnh ngưng thở khi ngủ, và việc thực hiện đo đa ký giấc ngủ là không cần thiết hoặc không thể làm, thì xét nghiệm đo nồng độ oxy qua đêm có thể hỗ trợ thiết lập chẩn đoán. Đo nồng độ oxy máu có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi nó không thể giúp đưa ra chẩn đoán. Trong trường hợp đó, bé vẫn sẽ cần phải làm xét nghiệm đo đa ký giấc ngủ.
  • Đo điện tâm đồ. Xét nghiệm này sẽ dùng các miếng dán cảm biến (điện cực) để đo các xung điện do tim phát ra. Bác sĩ có thể dùng xét nghiệm này để xác định xem bé có bị bệnh tim tiềm ẩn hay không.

7) Điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em bằng cách nào?

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Bác sĩ sẽ cùng bạn tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bệnh của bé. Những phương pháp điều trị có thể được kể đến, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc. Dùng steroid tại mũi, chẳng hạn như fluticasone (Dymista, Flonase Allergy Relief, Xhance) và budesonide (Rhinocort), có thể làm giảm các triệu chứng đối với một số trẻ mắc bệnh ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ. Đối với trẻ bị dị ứng, montelukast (Singulair) có thể giúp làm giảm nhẹ triệu chứng khi dùng đơn độc, hoặc dùng cùng steroid tại mũi.
  • Cắt amidan. Bác sĩ có thể giới thiệu bé đến bác sĩ nhi khoa chuyên về tai mũi họng để thảo luận về vấn đề cắt amidan. Thủ thuật cắt amidan và nạo VA có thể cải thiện bệnh bằng cách mở rộng đường thở. Các dạng phẫu thuật khác dành cho đường hô hấp trên có thể được đề xuất, tùy vào tình trạng của bé.
  • Liệu pháp thở áp lực dương. Thở áp lực dương liên tục và thông khí với hai ngưỡng áp lực dương là những phương pháp sẽ dùng máy thở để đưa không khí đi qua một ống và mặt nạ được gắn vào mũi hoặc gắn vào mũi lẫn miệng. Thiết bị sẽ làm tăng áp suất không khí ở vùng sau cổ họng của bé. Điều đó sẽ giúp cho đường thở của bé luôn mở. Bác sĩ thường điều trị bệnh bằng liệu pháp thở áp lực dương.
  • Các thiết bị hỗ trợ qua miệng. Các thiết bị như thiết bị nha khoa hoặc ống ngậm giúp di chuyển hàm dưới và lưỡi về phía trước để giữ cho đường hô hấp trên được mở.

8) Lối sống dành cho bé mắc bệnh ngưng thở khi ngủ

  • Tránh xa các chất kích ứng đường thở và chất gây dị ứng. Mọi đứa trẻ, đặc biệt là trẻ bị ngưng thở khi ngủ, nên tránh khói thuốc lá hoặc các chất dị nguyên hoặc khí thải, vì chúng có thể gây kích ứng và tắc nghẽn đường thở của bé.
  • Giảm cân. Bác sĩ có thể đề nghị bạn nên cho trẻ giảm cân nếu bé đang béo phì. Ngoài ra, họ có thể cung cấp cho bạn thông tin về chế độ ăn và chế độ dinh dưỡng để giảm cân hoặc giới thiệu bé đến những chuyên gia về dinh dưỡng, đặc biệt là béo phì.

9) Bạn có thể chuẩn bị gì trước khi đi khám bệnh?

Đầu tiên, bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa. Hoặc, bạn có thể được giới thiệu đến khám bác sĩ tai mũi họng hoặc bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ.

Dưới đây là một số thông tin giúp bạn chuẩn bị trước khi đến khám bệnh.

Bạn có thể chuẩn bị những việc sau:

Lập một danh sách, bao gồm:

  • Những triệu chứng của bé. Bao gồm những triệu chứng dường như không liên quan đến lý do đưa bé đến khám.
  • Những loại thuốc, vitamin hoặc thực phẩm chức năng mà bé đang dùng, bao gồm cả liều của thuốc.
  • Những câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ

Đối với bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em, một số câu hỏi cơ bản mà bạn có thể hỏi bác sĩ, gồm:

  • Bé cần làm xét nghiệm gì?
  • Bệnh này chỉ diễn ra tạm thời hay sẽ kéo dài?
  • Điều tốt nhất có thể làm bây giờ là gì?
  • Liệu có những phương pháp nào có thể thay thế cho phương pháp mà bác sĩ đề xuất ban đầu?
  • Tôi có thể xin những ấn phẩm hoặc bài báo liên quan đến bệnh không? Tôi có thể tìm hiểu những thông tin về bệnh ở trang Web nào?

Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về tình trạng bệnh cũng như những câu hỏi liên quan đến bệnh của bé.

Ngưng thở khi ngủ là một căn nguy hiểm. Trên thực tế, nhiều người vẫn không biết là trẻ đang mắc hội chứng này. Bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ kiểm tra khi bé có các triệu chứng trên để được đánh giá mức độ và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhé.

Bác sĩ NGUYỄN VĂN HUẤN

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai
Hình ảnh tin tức Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế
Hình ảnh tin tức Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được
Khi gặp các về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khò khè… nhiều người thường áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tắc ngâm đường phèn hay ngâm
Hình ảnh tin tức Giải đáp thắc mắc: Chị em khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?
Vì sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì là những băn khoăn rất thường gặp của không ít chị em khi lần đầu đi