Ngoại tâm thu : Những điều cần biết về chẩn đoán và điều trị

Ngoại tâm thu là một tình trạng rối loạn nhịp tim làm cho tim đập không đều. Đây là rối loạn thường gặp, có thể xuất hiện ở người bình thường không gây nguy hiểm. Nhưng gặp ở người bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ đột tử.

1. Ngoại tâm thu là gì?

Trái tim có 4 buồng, hai buồng phía trên (tâm nhĩ) và hai buồng phía dưới (tâm thất). Những tế bào nằm ở tâm nhĩ có vai trò điều khiển nhịp tim. Bằng cách truyền tín hiệu điện đến tâm thất để báo hiệu cho tâm thất co lại và đẩy máu ra khỏi tim đến toàn cơ thể.

Trái tim của chúng ta đập bình thường đều đặn khoảng 60 – 80 lần trong một phút. Ngoại tâm thu là hiện tượng khởi phát của những nhịp đập bất thường, làm phá vỡ nhịp đập bình thường của tim. Cụ thể nhịp tim đập “sớm” quá. Sau nhát đập sớm này, tim “nghỉ” một đoạn trước khi đập nhịp tiếp theo.

Ngoại tâm thu : Những điều cần biết về chẩn đoán và điều trị

Tùy theo vị trí xuất hiện các xung động điện thất thường. Người ta chia ngoại tâm thu ra làm hai loại gồm ngoại tâm thu nhĩ và ngoại tâm thu thất.

Ngoại tâm thu : Những điều cần biết về chẩn đoán và điều trị
Trái tim có 4 buồng, hai buồng phía trên (tâm nhĩ) và hai buồng phía dưới (tâm thất)

1.1. Ngoại tâm thu nhĩ là gì?

Ngoại tâm thu nhĩ là hiện tượng các xung động bất thường từ tâm nhĩ (hai buồng tim trên) tạo ra nhịp đập sớm của tim. Nhịp tim sẽ sớm hơn bình thường. Nhịp tim này thường yếu nên sau đó tim sẽ tạm nghỉ một thời gian ngắn để đập một nhịp mạnh nhằm tống máu còn tích lũy ra khỏi buồng tim. Triệu chứng thường gặp là tim mất nhịp, tim đập mạnh hơn, tim tạm dừng trong thời gian ngắn,…

1.2. Ngoại tâm thu thất là gì?

Ngoại tâm thu thất là khi các xung động bất thường của tim bắt nguồn từ tâm thất (hai buồng tim dưới). Các xung động bất thường này làm tim co bóp quá sớm. Máu từ tim sẽ không cung cấp đủ cho cơ thể. Ngoại tâm thu thất có thể xuất hiện ở người khỏe mạnh bình thường vài lần trong ngày. Nhưng nếu ngoại tâm thu thất xuất hiện trên một người đã mắc các bệnh tim mạch. Đây sẽ là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Ngoại tâm thu : Những điều cần biết về chẩn đoán và điều trị
Biểu hiện của ngoại tâm thu thường không điển hình và tùy theo mức độ của tình trạng.

2. Triệu chứng

2.1. Triệu chứng ngoại tâm thu thất

Một số bệnh nhân sẽ không thấy có triệu chứng gì nhưng đa số người bệnh sẽ cảm thấy:

+ Cảm giác hồi hộp

+ Chóng mặt

+ Đánh trống ngực

+ Cảm giác hẫng hụt trong ngực

+ Cuồng nhĩ

+ Mạch đập loạn nhịp

+ Cảm giác tim đập mạnh như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.

2.2. Triệu chứng ngoại tâm thu nhĩ

Đôi khi, người mới bị sẽ không có biểu hiện rõ ràng nào. Nhưng phổ biến nhất của là tim đập không đều, thêm nhịp, bỏ qua nhịp, tim đập mạnh hơn, cảm giác rung động vùng ngực, tạm dừng một thời gian ngắn.

Một số triệu chứng khác bao gồm: 

+ Ngất xỉu,

+ Lâng lâng.

+ Cảm nhận rõ rệt quá nhịp đập trái tim.

+ Nhịp đập không đều.

+ Đau ngực, khó thở, chóng mặt.

+ Mệt mỏi sau khi tập thể dục.

3. Chẩn đoán bệnh ngoại tâm thu

Bác sĩ chẩn đoán bằng cách phát hiện ra nhịp tim bất thường khi thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ làm điện tim để xác định chẩn đoán. Điện tim là xét nghiệm ghi lại hoạt động điện của cơ tim. Xét nghiệm sẽ được làm khi triệu chứng đã xuất hiện. Có thể bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm điện tim Holter. Điện tim Holter là xét nghiệm ghi lại hoạt động điện cơ tim trong vòng 24 giờ. Có thể phải làm điện tim gắng sức. Xét nghiệm này dùng để cho bác sĩ xem thử tim của bạn hoạt động ra sao khi bạn vận động mạnh. Ngoài ra có thể làm thêm siêu âm. Những xét nghiệm này sẽ được làm bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

4. Ngoại tâm thu có nguy hiểm không?

Những trường hợp rất nhẹ, hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đó là khi ngoại tâm thu ít, thưa, xuất hiện ở người trẻ tuổi, khám không có bệnh tim gì khác. Khi đó người bệnh thường không cần phải điều trị, chỉ cần bỏ thuốc lá và rượu, sống điều độ, tránh những cảm xúc mạnh, nếu cần có thể phải giảm bớt lao động cả trí óc lẫn chân tay,…

Những trường hợp bệnh nặng hơn, ngoại tâm thu xuất hiện dày, kèm theo cảm giác khó thở, mệt mỏi, trống ngực… Khi đó, người bệnh cần phải được điều trị và sử dụng thuốc. Trường hợp này, bệnh có thể tiến triển nặng dần, làm giảm hiệu quả bơm máu của tim, khiến tim phải làm việc nhiều hơn bình thường và lâu ngày có thể dẫn đến suy tim.

Những trường hợp ngoại tâm thu xuất hiện trên “nền” của những bệnh tim khác. Khi đó, ngoại tâm thu có thể nguy hiểm hơn và thường liên quan chặt chẽ đến khả năng làm tăng nguy cơ đột tử. Lúc này, cần phải tập trung chữa các bệnh lý chính, chữa ngoại tâm thu chỉ là một phần trong điều trị.

5. Phương pháp điều trị

Nếu ngoại tâm thu nhẹ không nguy hiểm thì có thể can thiệp bằng thuốc. Các thuốc được sử dụng là thuốc chống loạn nhịp và điện giải. Sau đó giải quyết nguyên nhân nếu được chẩn đoán. Nhiều trường hợp dùng thuốc thì tâm thu giảm hoặc hết, nhưng ngừng thuốc lại tái phát. Nếu phải dùng thuốc kéo dài hay liều cao thì có thể bị tác dụng phụ. Nếu ngoại tâm thu nghiêm trọng như có các cơn nhịp nhanh nguy hiểm thì ngoài việc dùng thuốc còn cần phải can thiệp tích cực bằng phương pháp hiện đại là đốt điểm gây loạn nhịp qua dây thông điện cực (catheter ablation).

Ngoại tâm thu : Những điều cần biết về chẩn đoán và điều trị
Phòng ngừa ngoại tâm thu bằng việc xây dựng lối sống lành mạnh, theo dõi và điều trị các vấn đề tim mạch tiềm ẩn.

6. Phòng ngừa ngoại tâm thu

  • Chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập hợp lý luôn có thể giảm thiểu nguy cơ ngoại tâm thu.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
    Thường xuyên luyện tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút các môn thể thao vừa sức.
  • Giải tỏa căng thẳng, stress, luôn giữ tinh thần thoải mái bằng cách điều chỉnh thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi. Tăng cường ra ngoài giao lưu với gia đình và bạn bè…

Ngoại tâm thu có ý nghĩa quan trọng như là một dấu hiệu cảnh báo quả tim của bạn đang có vấn đề. Khi thấy xuất hiện ngoại tâm thu, bạn đừng nên quá hoang mang, tốt nhất nên sớm đến gặp bác sĩ. Để được thăm khám và xác định tình trạng bệnh có thực sự nghiêm trọng hay không. 

Bác sĩ :  Lê Hoàng Ngọc Trâm 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan