Nang thận: U nang lành tính cần theo dõi sát sao

Cơ thể người có 2 thận có hình hạt đậu nằm 2 bên hông. Thận là một trong những cơ quan sống còn của cơ thể. Nó có vai trò duy trì thăng bằng nước điện giải và thải chất độc ra ngoài qua nước tiểu. Thận được cấu tạo bởi nhiều đơn vị thận. Mỗi đơn vị có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào bể thận. Từ bể thận nước tiểu sẽ chảy theo niệu quản xuống bàng quang và được bài xuất ra ngoài.  Nếu vì một lí do nào đó nước bị ứ lại hình thành nên một túi chứa nước gọi là “nang thận”. Nang thận là một loại u thận lành tính phổ biến. Cùng tìm hiểu để nắm rõ bệnh nang thận qua đó phân biệt với các u ác tính khác.

Nang thận: U nang lành tính cần theo dõi sát sao
Hệ thận – tiết niệu

1. Nang thận là gì?

  • Bệnh nang thận là khối dịch bất thường tại thận, có thể xuất hiện một hoặc hai bên thận. Nang thận thường có hình tròn, dịch trong và không thông với đài bể thận.
  • Bệnh nang thận thường gặp ở người lớn trên 50 tuổi. Tuy nhiên vẫn có thể gặp ở trẻ em gọi là bệnh nang thận trẻ em. Một số trường hợp xuất hiện nang thận từ khi sinh ra gọi là bệnh nang thận bẩm sinh.
  • Nang thận thường đa số lành tính và chỉ được phá t hiên tình cờ qua các hình ảnh. Tuy nhiên nếu đã có, nang thận nên được khảo sát kĩ hơn.
Nang thận: U nang lành tính cần theo dõi sát sao
Nang thận

2. Tại sao lại mắc bệnh nang thận?

  • Nước tiểu từ bể thận sẽ theo niệu quản xuống bàng quang và được bài xuất ra ngoài. Nếu một đơn vị thận bị tắc thì nước tiểu bị ứ lại. Nước ứ lai đó sẽ tạo thành nang thận. Nguyên do có thể là đơn vị thận bị tổn thương bởi viêm, sỏi, xơ…
  • Tùy số lượng đơn vị thận bị tổn thương mà sẽ có số nang khác nhau. Tuy nhiên đa phần chỉ có 1 hay 2 nang mỗi bên thận.

3. Phân loại bệnh nang thận

Bệnh nang thận có thể được chia thành 3 loại bao gồm:

  • Nang thận đơn độc. Chỉ có 1 khối dịch bất thường ở thận có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên. Là bệnh phổ biến nhất thường gặp và chiếm đến tỷ lệ cao ở bệnh nhân độ tuổi trên 50. Nang thận đơn độc không gây bất cứ biến chứng gì và thường không có triệu chứng. Nang có kích thước lớn sẽ gây đau bên hông lưng chứa nang thận. Phát hiện thông qua việc chụp CT-Scan hoặc siêu âm. Kích thước nhỏ vào dưới 6cm không gây biến chứng và không cần có sự can thiệp. Tuy nhiên nếu kích thước lớn sẽ chèn ép vào chủ mổ thận gây ảnh hưởng tới chức năng thận. Khi đó sẽ cần phải mổ để loại trừ nang thận. Ngoài gây đau đớn, nang thận còn có thể gây nhiễm trùng cho người bệnh. Nếu điều trị bằng phương pháp nội khoa không có hiệu quả cần can thiệp bằng ngoại khoa.
  • Thận nhiều nang. Tương tự như bệnh nang thận đơn độc nhưng có nhiều nang. Bệnh diễn ra bởi sự tắc nghẽn của nhiều đơn vị thận.
  • Thận đa nang. Thường do yếu tố di truyền và mang nhiều yếu tố nguy cơ gây biến chứng hơn.Nên được theo dõi 6 tháng một lần thông qua việc siêu âm.
Nang thận: U nang lành tính cần theo dõi sát sao
Thận đa nang

4. Nguyên nhân gây bệnh nang thận là gì?

Nguyên nhân tạo nên nang thận hiện chưa  được hiểu rõ. Một số nguyên nhân sau có thể lý giải :

  • Có sự phá hủy cấu trúc của các ống thận hoặc thiếu máu cung cấp cho thận.
  • Túi thừa từ ống thận có thể tách ra tạo thành nang thận.
  • Các ống thận bị tắc dẫn tới ứ dịch trong nang thận.
  • Lớp bề mặt của thận suy yếu và tạo thành một túi. Các túi sau đó đầy chất lỏng và phát triển thành một u nang.

5. Yếu tố nguy cơ bị nang thận

  • Trên 50 tuổi
  • Nam giới
  • Tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Những người phải chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc
  • Gia đình có người mắc bệnh nang thận
  • Bệnh thận đa nang có liên quan đến yếu tố di truyền

6. Biến chứng của nang thận

U nang thận đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm:

  • Một u nang thận bị nhiễm trùng. Một u nang thận có thể bị nhiễm trùng, gây sốt và đau đớn. Nhiễm trùng nang thận rất dễ vỡ, rò rỉ gây ra nhiễm trùng huyết. Đây là biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
  • Một u nang thận vỡ. Một u nang thận vỡ gây đau dữ dội ở lưng hoặc bên.
  • Tắc nghẽn nước tiểu. Một u nang thận cản trở dòng chảy bình thường của nước tiểu có thể dẫn đến thận ứ nước.

7. Triệu chứng của nang thận là gì?

Thường không có biểu hiện lâm sàng cho đến khi tình cờ phát hiện hoặc phát hiện bệnh thông qua các biến chứng của bệnh nang thận.

Biểu hiện lâm sàng có thể bao gồm

  • Đau vùng sườn hoặc hông nếu nang lớn và ép vào các cơ quan khác kèm theo tiểu máu.
  • Khi có nhiễm trùng nang hoặc chảy máu nang sẽ gây sốt, đau và rét run. Cơn đau có thể dữ dội giống như cơn đau quặn thận sỏi thận hoặc tắc nghẽn đài bể thận.
  • Có thể có tăng huyết áp: nếu có chèn ép vào động mạch thận.
  • Thường có tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu và sỏi thận
  • Bệnh nhân thường có thận to và có thể sờ được qua khám lâm sàng.
  • Thực tế, bệnh nhân có tăng huyết áp và khối u vùng bụng làm gợi ý đến bệnh này. Có đến 40 – 50% người đồng thời có nang ở gan.

Triệu chứng của biến chứng nang thận có thể gặp

  • Đau bụng và mạng sườn là do nhiễm khuẩn, chảy máu trong nang hoặc do sỏi thận.
  • Đái máu đại thể. Thường là do vỡ một nang vào trong bể thận, nhưng cũng có thể do sỏi thận hoặc nhiễm khuẩn. Thường hết sau 7 ngày nằm nghỉ và uống nhiều nước. Nếu đái máu tái phát, cần nghĩ đến u ác, nhất là ở bệnh nhân > 50 tuổi.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu bệnh nhân có đau mạng sườn, sốt, tăng bạch cầu, cần nghĩ đến nhiễm khuẩn nang. Cấy máu có thể dương tính, nhưng xét nghiệm nước tiểu có thể bình thường vì nang không thông với đường tiết niệu. Cần điều trị bằng kháng sinh
  • Sỏi thận. Đến 20% bệnh nhân có sỏi thận, chủ yếu là sỏi calci oxalat; cần uống nhiều nước (2 – 3l/ ngày).
  • Tăng huyết áp. Có đến 50% bệnh nhân có tăng huyết áp khi đến khám lần đầu. Số còn lại cũng sẽ xuất hiện tăng huyết áp trong quá trình diễn biến bệnh.

8. Chẩn đoán bệnh nang thận như thê nào?

Để chẩn đoán bệnh nang thận cần kết hợp:

  • Tiền sử bệnh. Khai thác tiền căn bệnh thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, ung bướu…
  • Các triệu chứng lâm sàng
  • Cần tiến hành một số xét nghiệm và thăm dò chức năng sau:
  • Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: ure, creatinin, acid uric. Giúp đánh giá sức khỏe của thận. Nhiều trường hợp bệnh nhân bệnh thận mãn giai đoạn cuối chỉ được phát hiện bất ngờ khi xét nghiệm.
  • Tổng phân tích nước tiểu và tế bào nước tiểu. Phát hiện bạch cầu niệu hoặc hồng cầu niệu khi có nhiễm trùng nang thận.
  • Protein niệu: không có hoặc rất ít.
  • Có thể có hồng cầu niệu: tiểu máu vi thể hoặc đại thể do chấn thương, nhiễm trùng nang.
  • Siêu âm: Chủ yếu chẩn đoán bằng siêu âm hệ tiết niệu. Xác định số lượng nang, kích thước và thành nang thận. Nang thận thường có hình tròn hoặc bầu dục, dịch trong, trống âm và có bờ rõ. Nang thận trên siêu âm có hình tròn hoặc bầu dục, bờ đều, dịch trong, là khối trống âm, không có bóng cản phía sau, không thông với đài bể thận.
  • Chụp thận có thuốc cản quang: Cho thấy sự chèn ép vào nhu mô thận nếu nguyên nhân do nang thận. Phân biệt với nguyên nhân gây ứ nước thận.
  • Khi các xét nghiệm hình ảnh không thể hiện rõ hoặc nghi ngờ ác tính có thể đề nghị chụp CT scan hoặc MRI để chẩn đoán phân biệt nang thận với u thận.
Nang thận: U nang lành tính cần theo dõi sát sao
Chụp cản quang hệ niệu

Tùy theo tình trạng bệnh nhân và đặc tính nang mà bác sĩ sẽ cho các xét nghiệm phù hợp.

9. Điều trị bệnh nang thận như thế nào?

Nang thận không gây triệu chứng

  • Nang thận đơn giản, không triệu chứng và không ảnh hưởng chức năng thận có thể không cần điều trị. Thay vào đó, nên theo dõi định kì để theo dõi sự phát triển của u nang. Theo dõi bằng siêu âm, xét nghiệm nước tiểu và chức năng thận định và tránh va chạm mạnh. Nếu u nang thận thay đổi và gây ra triệu chứng, sẽ điều trị tại thời gian đó.

Nang thận gây triệu chứng

Chưa có biện pháp nội khoa nào ngăn được tiến triển đến suy thận nếu nang thận ảnh hưởng. Một số biện pháp can thiệp bao gồm:

  • Chọc hút, bơm chất chống làm xơ hóa nang thận. Phương pháp này ít xâm lấ song tỷ lại tái phát lại khá cao. Tỉ lệ lên đến 70% chỉ sau khoảng thời gian 3 tháng.
  • Mổ hở cắt nang. Tiêu tốn nhiều thời gian nằm viện mà vết mổ sẽ để lại sẹo. Ngoài ra sức khỏe người bệnh chậm phục hồi.
  • Phương pháp điều trị bệnh nang thận hiệu quả nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi cắt nang. Khắc phục được nhược điểm đem lại hiệu quả và đảm bảo sự an toàn cao nhất.
Nang thận: U nang lành tính cần theo dõi sát sao
Phẫu thuật cắt nang thận
  • Điều trị biến chứng như chảy máu. Cần nằm nghỉ ngơi dùng các thuốc cầm máu, uống đủ nước 2l/ngày, truyền máu nếu cần thiết. Nếu nhiễm trùng: dùng kháng sinh theo đúng phác đồ.
  • Điều trị khác bao gồm:
  • Uống đủ nước (2l/ngày) để tránh tạo sỏi. Nếu có tăng calci niệu, nên dùng lợi niệu. Nên kiềm hóa nước tiểu nếu có nhiễm toan ống thận.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ dinh hoạt và làm việc khoa học.
  • Không sử dụng các chất kích thích như uống rượu bia, hút thuốc lá

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào tính chất nang thận và sức khỏe của bệnh nhân.

10. Dự phòng trong bệnh nang thận

  • Tránh lạnh. Lạnh là yếu tố nguy cơ gây nang thận hoặc làm tiến triển nặng lên của nang thận
  • Tránh vận động quá sức hoặc chấn thương vùng bụng để giảm nguy cơ gây vỡ nang hoặc nhiễm trùng nang thận.
  • Kiểm soát tốt huyết áp, bảo vệ tốt chức năng thận
  • Phòng ngừa các nhiễm trùng tiết niệu ( đặc biệt ở phụ nữ ) và các nhiễm trùng khác.
  • Uống đủ nước mỗi ngày

Nang thận là khối u nang tương đối lành tính ở thận. Bệnh có thể không có triệu chứng gì nhưng đôi khi vẫn gây biến chứng nghiêm trọng. Ảnh hưởng chức năng thận và nhiễm trùng là các biến chứng nguy hiểm nhất. Nang thận không gây triệu chứng, theo dõi là cách điều trị tốt nhất. Nếu có triệu chứng hoặc biến chứng, phẫu thuật cắt nang là cách điều trị tốt nhất. Tóm lại, nếu phát hiện nang thận, cần được khám và theo dõi thường xuyên để tránh các hậu quả nghiêm trọng của bệnh.

>> Bệnh lý thận ứ nước là hậu quả của việc tắc đường dẫn nước tiểu trong hoặc ngoài thận. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Cùng YouMed tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết tại đây nhé: Thận ứ nước: Những thông tin bạn cần biết

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai
Hình ảnh tin tức Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế
Hình ảnh tin tức Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được
Khi gặp các về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khò khè… nhiều người thường áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tắc ngâm đường phèn hay ngâm
Hình ảnh tin tức Giải đáp thắc mắc: Chị em khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?
Vì sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì là những băn khoăn rất thường gặp của không ít chị em khi lần đầu đi
Hình ảnh tin tức Mùa hè ăn xoài có nóng không? Có gây nổi mụn như nhiều người nghĩ không?
Xoài là loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của mùa hè được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Dù vậy, nhiều chị em cũng e