Một số bệnh viện chữa hen suyễn trên cả nước

Ngày nay, hen suyễn là một bệnh về hô hấp phổ biến. Nhiều người thắc mắc nên thăm khám, chữa bệnh hen suyễn ở đâu? Nên chọn bệnh viện, phòng khám nào? Tiêu chí chọn phòng khám, bệnh viện chữa hen suyễn là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của YouMed nhé!

Một số thông tin về bệnh hen suyễn

1. Hen suyễn là gì?

Hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là một bệnh viêm mạn tính niêm mạc phế quản. Bệnh làm tăng phản ứng của phế quản với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến tình trạng co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản. Việc dùng thuốc giãn phế quản có thể điều trị sự co thắc phế quản không cố định. Hoặc tình trạng này cũng có thể hồi phục tự nhiên.

Trên lâm sàng, hen suyễn có các triệu chứng như thở khò khè, nặng ngực, khó thở và ho. Bệnh theo mùa, nặng khi tiếp xúc yếu tố nguy cơ hoặc thay đổi thời tiết. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng tắc nghẽn đường thở (phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn, tăng tiết đờm).1

Một số bệnh viện chữa hen suyễn trên cả nước
Hen suyễn biểu hiện qua việc nặng ngực, khó thở, thở khò khè, ho,…

Hen suyễn là bệnh ảnh hưởng tới phổi. Ở trẻ em, hen phế quản là một trong những bệnh kéo dài phổ biến. Mặt khác, người lớn vẫn có thể mắc hen phế quản.2

2. Kế hoạch điều trị hen suyễn2

Kiểm soát bệnh suyễn và tránh cơn suyễn bằng cách uống thuốc đúng theo hướng dẫn và chỉnh định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần tránh xa những yếu tố nguy cơ có thể làm bùng phát cơn hen.

Thuốc hen suyễn có thể được điều chế dưới dạng bình hít, xịt hoặc dưới dạng viên uống. Thuốc hen phế quản có các loại sau:

  • Nhóm thuốc có tác dụng nhanh (quick-relief): kiểm soát triệu chứng của cơn suyễn.
  • Nhóm thuốc kiểm soát dài hạn: giảm tần suất và mức độ của cơn suyễn nhưng nhưng không giúp cắt cơn.

Với sự giúp đỡ và hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên được lập một kế hoạch điều trị bệnh suyễn của riêng mình. Sau khi đã lập xong kế hoạch điều trị, người bệnh có thể đưa cho một người thân của mình về kế hoạch này. Điều này là để họ hiểu rõ và có thể hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân hen suyễn nên dùng thuốc kiểm soát hen lâu dài, kể cả khi không còn triệu chứng của bệnh.

Một số bệnh viện chữa hen suyễn trên cả nước
Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tránh những yếu tố có thể gây cơn hen

Các tiêu chí đánh giá cơ sở khám chữa hen suyễn uy tín

Hiện tại, người bệnh hen suyễn có thể thăm khám và điều trị bệnh tại các chuyên khoa hô hấp, tai – mũi – họng trong các bệnh viện, phòng khám trên cả nước. Tuy nhiên, để đảm bảo sự hiệu quả và an toàn của quá trình điều trị, bạn nên chọn những đơn vị uy tín.

Bạn đọc có thể tham khảo một số tiêu chí đánh giá sự uy tín của các đơn vị như sau:

1. Đội ngũ y bác sĩ

Các y bác sĩ sẽ là người trực tiếp thăm khám và đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân hen suyễn. Do đó, khi có nhu cầu thăm khám bệnh này, bạn nên chọn những cơ sở y tế có đội ngũ y bác sĩ với kiến thức chuyên môn cao kinh nghiệm làm việc lâu năm, nhất là trong lĩnh vực hô hấp, hen suyễn.

2. Trang thiết bị, máy móc

Nên chọn các phòng khám, bệnh viện chữa hen suyễn trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc. Ngoài ra, các thiết bị, máy móc y tế này cũng nên được đầu tư loại tiên tiến, hiện đại. Điều này sẽ giúp quá trình chẩn đoán, thăm khám diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.

Một số loại máy móc phục vụ cho quá trình thăm khám hen suyễn có thể kể đến như:

  • Máy nội soi phế quản.
  • Máy chụp cắt lớp vi tính.
  • Máy siêu âm thế hệ mới.
  • Máy chụp X-quang.
Một số bệnh viện chữa hen suyễn trên cả nước
Nên chọn những cơ sở trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc hiện đại

3. Cơ sở hạ tầng

Bạn đọc và gia đình có nhu cầu thăm khám hen suyễn cần chọn những cơ sở được đầu tư chất lượng với quy mô khang trang, mang lại cảm giác an tâm và thoải mái cho bệnh nhân đến thăm khám tại cơ sở này.

4. Dịch vụ đa dạng

Để tiết kiệm thời gian, công sức cho mỗi đợt thăm khám, người bệnh hen suyễn nên chọn những đơn vị thực hiện đa dạng các dịch vụ khám chữa hen suyễn. Đảm bảo kết quả chính xác, chất lượng phục vụ cho người bệnh tốt nhất, mang lại hiệu quả điều trị với chi phí hợp lý.

Các dịch vụ liên quan có thể có bao gồm:

  • Chẩn đoán, điều trị hen, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Nội soi phế quản.
  • Khám chuyên sâu phổi – hô hấp.
  • Chẩn đoán hình ảnh.
  • Phát hiện, điều trị ung thư phổi.

5. Thương hiệu cơ sở

Thương hiệu cũng là một yêu tố cần được quan tâm khi thăm khám, điều trị hen suyễn. Cần lựa chọn các địa chỉ thăm khám có giấy phép hoạt động từ Bộ Y tế hoặc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các địa chỉ nhận được sự đánh giá cao, tin tưởng từ người bệnh.

Một số bệnh viện chữa hen suyễn trên cả nước

Bạn đọc có thể tham khảo một số cơ sở thăm khám, điều trị hen suyễn dưới đây:

Khu vực Tên cơ sở Địa chỉ
Miền Bắc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng/ Trung tâm Hô Hấp – Bệnh viện Bạch Mai Số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội Số 1, đường Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội Số 01, đường Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Quân Y 103 Số 261, đường Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội.
Miền Trung Bệnh viện Đà Nẵng Số 124 Hải Phòng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Bệnh viện 199 – Bộ Công An Số 216 Nguyễn Công Trứ, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
Miền Nam Bệnh viện Nhi Đồng I Số 341, đường Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, TP.HCM.
Bệnh viện Y khoa Phạm Ngọc Thạch Số 120, đường Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TP.HCM.
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM Số 215 đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.
Phòng khám Chuyên khoa Phổi Sài Gòn Số 20 – 22, đường Dương Quang Trung, phường 12, quận 10, TP.HCM.

Bạn đọc cần lưu ý, bảng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, vẫn còn nhiều đơn vị thăm khám, điều trị hen suyễn trên phạm vi cả nước. Độc giả có thể tìm hiểu thêm những thông tin chính thống khác và dựa vào các tiêu chí đánh giá sự uy tín để lựa chọn được đơn vị y tế phù hợp với bản thân.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về các bệnh viện chữa hen suyễn trên cả nước. Khi có nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh lý này, bạn hãy lựa chọn các đơn vị uy tín, để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị nhé!

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như