Mộng du ở trẻ: Những lời khuyên từ bác sĩ tâm lý

Trẻ thường xuyên thức dậy và đi dạo trong vô thức? Trẻ nói chuyện hoặc lầm bầm trong khi ngủ? Hãy cùng tìm hiểu những lời khuyên từ chuyên viên tâm lý cho vấn đề mộng du ở trẻ.

1. Mộng du ở trẻ em là gì?

Là khi trẻ có biểu hiện như thức dậy nhưng không ý thức về hành động của mình. Mộng du thường thấy nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 8. Có khoảng 30% trẻ bị mộng du ít nhất một lần trong đời.

Mộng du ở trẻ em thường bắt đầu một hoặc hai giờ sau khi vào giấc. Các cơn mộng du thường kéo dài từ 5 đến 15 phút. 

Mộng du ở trẻ: Những lời khuyên từ bác sĩ tâm lý

>> Bài viết của bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang về “Mộng du và những điều bạn cần biết” sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể hơn về căn bệnh này.

2. Điều gì gây ra mộng du?

Có một số yếu tố có thể góp phần gây mộng du ở trẻ. Bao gồm:

  • Mệt mỏi hoặc thiếu ngủ.
  • Thói quen ngủ không đều.
  • Căng thẳng hoặc lo lắng.
  • Ở trong một môi trường ngủ khác.
  • Bệnh hoặc sốt.
  • Một số loại thuốc. Như thuốc an thần, chất kích thích và thuốc kháng histamine.
  • Gia đình có người bị mộng du.

Một số trường hợp mộng du có thể là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn. Những bệnh lý này bao gồm:

Mộng du ở trẻ: Những lời khuyên từ bác sĩ tâm lý
Triệu chứng mộng du ở trẻ nhỏ

3. Các triệu chứng của mộng du

Đi bộ trong khi ngủ là triệu chứng phổ biến nhất.

Bên cạnh, các triệu chứng mộng du có thể bao gồm:

  • Ngồi dậy trên giường và lặp lại chuyển động
  • Thức dậy và đi dạo quanh nhà
  • Nói chuyện hoặc lầm bầm trong khi ngủ
  • Không trả lời khi nói chuyện với người thân
  • Làm cho mọi thứ bừa bộn
  • Đi tiểu ở những nơi không phù hợp
  • Thực hiện các hành vi thường xuyên khi thức hoặc lặp đi lặp lại. Chẳng hạn như mở và đóng cửa.

4. Chẩn đoán mộng du ở trẻ

Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán mộng du dựa trên tiểu sử gia đình và tiền sử hành vi của trẻ. Đôi khi sẽ yêu cầu tiến hành một số kiểm tra thể chất và tâm lý để loại trừ các tình trạng bệnh lý nguy hiểm khác có thể gây mộng du. 

Nếu mộng du là biểu hiện của một vấn đề về rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ. Bác sĩ có thể yêu cầu một xét nghiệm về giấc ngủ (đa ký giấc ngủ). Các điện cực được gắn vào để đo nhịp tim, sóng não, nhịp thở, căng cơ, chuyển động mắt và chân và nồng độ oxy trong máu. Một camera cũng có thể ghi lại đứa trẻ khi chúng ngủ.

Nếu mộng du gây rối loạn sinh hoạt, học tập của trẻ các chuyên gia hành vi giấc ngủ có thể khuyên bạn nên sử dụng một kỹ thuật gọi là đánh thức theo lịch trình. Điều này liên quan đến việc theo dõi con bạn trong một vài đêm để xác định khi nào cơn mộng du thường xảy ra và sau đó khiến con bạn ngủ 15 phút trước khi bị mộng du. Điều này có thể giúp thiết lập lại chu kỳ giấc ngủ của trẻ và kiểm soát hành vi mộng du.

Nếu mộng du gây ra những hành vi nguy hiểm hoặc vấn đề tâm thần nhi. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm kèm theo.

5. Điều trị mộng du

Trẻ em có xu hướng dễ bị mộng du, tuy nhiên vẫn chưa có một phương pháp đặc biệt nào để điều trị mộng du ở trẻ em.

Các chuyên gia vẫn tập trung vào việc cải thiện giấc ngủ của trẻ và thói quen đi ngủ. Điều này giúp giảm số lần mộng du và cuối cùng trẻ sẽ hết mộng du. Nếu mộng du do trẻ mắc bệnh nào đó, điều trị căn bệnh này là cần thiết.

Nếu bạn nhận thấy con trẻ bị mộng du, hãy cố gắng nhẹ nhàng hướng dẫn chúng trở lại giường. Đừng cố đánh thức người mộng du, vì điều này có thể làm họ giật mình hoặc té ngã. Thay vào đó, chỉ cần trấn an con bạn bằng lời nói và giúp lái chúng trở lại giường.

Ngoài ra còn có các chuẩn bị để đảm bảo an toàn cho trẻ cần được thực hiện xung quanh nhà. Bao gồm:

  • Đóng và khóa tất cả các cửa ra vào và cửa sổ vào ban đêm.
  • Cài đặt chuông báo trên cửa ra vào và cửa sổ, hoặc cài đặt khóa ngoài tầm với của trẻ.
  • Loại bỏ các vật phẩm có thể gây nguy hiểm.
  • Loại bỏ các vật sắc nhọn và dễ vỡ xung quanh giường của con bạn.
  • Không để con bạn ngủ trên giường tầng.
  • Lắp đặt cổng an toàn trước cầu thang hoặc cửa ra vào.
  • Giảm nhiệt độ trên máy nước nóng để tránh bị bỏng.
  • Giữ chìa khóa xa tầm tay trẻ.
Mộng du ở trẻ: Những lời khuyên từ bác sĩ tâm lý
Cải thiện thói quen giấc ngủ của trẻ là cách để điều trị mộng du 

6. Lời khuyên cho phụ huynh phòng ngừa mộng du ở con trẻ

Giúp con bạn phát triển thói quen ngủ tốt và tập các kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ để giúp ngăn ngừa chứng mộng du.

Hãy thử các cách sau để giúp ngăn ngừa mộng du:

  • Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm.
  • Tạo thói quen đi ngủ thư giãn, chẳng hạn như tắm nước ấm hoặc nghe nhạc êm dịu.
  • Tạo một môi trường ngủ tối, yên tĩnh và thoải mái cho con trẻ.
  • Giữ nhiệt độ ở mức mát trong phòng ngủ con trẻ 
  • Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ và đảm bảo để trống bàng quang.
  • Tránh chất caffeine và đường trước khi đi ngủ.

Mộng du ở trẻ em có thể không phải một căn bệnh nghiêm trọng. Nhưng những nguy hiểm tiềm tàng từ một bệnh lý tiềm ẩn cho đến nguy hiểm trong cơn mộng du là những điều phụ huynh cần chú ý. Vì vậy, hãy tham vấn ý kiến y khoa để được hỗ trợ tốt nhất.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa