Móc mũi nhiều có nguy hiểm không? Làm sao để bỏ thói quen này?

Hẳn là không ít người trong số chúng ta có thói quen móc mũi. Đôi khi vì ngứa mũi hoặc đôi khi là do cảm giác có vật lạ trong mũi. Vậy móc mũi nhiều có nguy hiểm không? Làm sao để chúng ta có thể bỏ được thói quen này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của YouMed nhé! 

1. Tại sao chúng ta có thói quen móc mũi?

Móc mũi là một thói quen nghe có vẻ khá kì dị. Theo một nghiên cứu vào năm 1995, 91 phần trăm người được khảo sát cho biết rằng họ có thói quen này, đồng thời 75 phần trăm nghĩ rằng “ai cũng làm vậy”. Nói chung, không lúc này thì lúc khác, chúng ta có xu hướng đưa những ngón tay vào trong mũi.

Lí do tại sao người ta móc mũi cũng khác nhau giữa người này với người khác. Mũi khô quá hay ẩm quá cũng có thể gây kích thích. Một động tác móc mũi có thể giải tỏa sự khó chịu này.

Một số người móc mũi khi cảm thấy nhàm chán hay khi lo lắng. Dị ứng và viêm xoang cũng có thể làm tăng lượng dịch nhày trong mũi, gây khó chịu.

Trong số hiếm trường hợp, móc mũi là một hành vi lặp đi lặp lại, mang tính cưỡng chế. Điều này thường liên quan đến tình trạng stress, căng thẳng giống như các thói quen cắn móng tay hoặc gãi. Với những người có tình trạng này, móc mũi có thể tạm thời làm giảm căng thẳng.

Tuy nhiên thì phần lớn người móc mũi xuất phát từ thói quen, chứ không phải một sự cưỡng chế.

Móc mũi ở nơi công cộng thì có vẻ không được hay lắm, nhưng thói quen này cũng hiếm khi đến mức quá nguy hiểm.

Móc mũi nhiều có nguy hiểm không? Làm sao để bỏ thói quen này?

>> Nước mũi, hay chất nhày mũi, là một sản phẩm có ích của cơ thể. Màu sắc của nước mũi thậm chí có thể hữu ích trong việc chẩn đoán một số bệnh. Nước mũi được sản xuất ra mỗi ngày, tuy nhiên một số bệnh lý làm cho lượng nước mũi tiết ra nhiều hơn khiến ta có ấn tượng không tốt với chất dịch này. Cùng YouMed tìm hiểu về màu sắc của nước mũi qua bài viết tại đây: Màu sắc của nước mũi có ý nghĩa gì và cách nhận biết chúng

2. Móc mũi có gây nguy hại gì không?

Móc mũi cũng hao hao giống như thói quen nặn mụn, cạy vảy vết thương, hay ngoáy lỗ tai. Bạn biết là bạn không nên đấy, nhưng đôi khi bạn không cưỡng lại được.

Móc mũi thường không gây ra vấn đề quá nghiêm trọng. Mặc dù vậy, những người bị ốm hay có miễn dịch yếu cần thận trọng với những tình trạng có thể xảy ra sau đây:

  • Nhiễm trùng. Móng tay có thể để lại những vết xước nhỏ trong mũi. Các vi khuẩn nguy hiểm có thể tìm cách đi vào những vết xước này và gây nhiễm trùng.
  • Lây bệnh. Các chất nhày ở mũi giúp bắt giữ bụi bẩn, vi khuẩn, vi-rút trong không khí chúng ta hít thở mỗi ngày. Khi móc mũi, bạn vô tình để tay chạm vào những vật chất có hại đó và có thể làm lây lan bệnh khi chạm tay vào những thứ khác. Ngoài ra, nếu bạn không rửa tay thường xuyên thì vi khuẩn từ tay bạn có thể xâm nhập vào cơ thể qua lỗ mũi.
  • Tổn thương trong hốc mũi. Móc mũi thường xuyên hay lặp đi lặp lại có thể làm tổn thương hốc mũi. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến viêm, phù nề hoặc thậm chí hẹp lỗ mũi.
  • Chảy máu mũi. Móc ngáy sâu trong mũi có thể làm vỡ các mạch máu mỏng manh bên trong mũi. Điều này có thể gây ra chảy máu mũi.

3. Làm cách nào để bỏ thói quen móc mũi?

Móc mũi có thể là một thói quen mà bạn mong muốn từ bỏ hay ít nhất là kiểm soát được để bạn không vô thức làm xấu hình ảnh ở nơi công cộng.

Điều quan trọng đó là tìm cách thay thế nguyên nhân khiến bạn muốn móc mũi. Các kĩ thuật sau đây có thể giúp ích cho bạn:

3.1 Xịt mũi bằng nước muối

Nếu không khí khô làm cho hốc mũi bị khô thì một nhát xịt mũi bằng nước muối có thể giúp phục hồi độ ẩm. Máy tạo độ ẩm cũng có thể làm tăng độ ẩm tự nhiên trong phòng.

3.2 Rửa mũi bằng nước muối

Rửa mũi bằng nước muối là một cách vệ sinh giúp làm sạch hốc mũi và các xoang.

Cách này đặc biệt hiệu quả trong thời điểm bạn bị dị ứng theo mùa. Rửa mũi sẽ giúp rửa trôi các tác nhân dị ứng. Các tác nhân này gây kích ứng mũi và làm cho niêm mạc tiết ra quá nhiều chất nhày.

3.3 Giải quyết nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chất nhày ở mũi

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có nhiều chất nhày mũi hơn bình thường thì đầu tiên bạn cần tìm ra nguyên nhân của vấn đề này.

Môi trường bụi bẩn hay các tác nhân dị ứng có thể làm tăng sự sản xuất chất này. Độ ẩm thấp gây ra khô các xoang mũi.

Khi bạn tìm ra nguyên nhân, hãy cố gắng giảm thiểu hay loại bỏ chúng để có thể kiểm soát tốt hơn sự tiết chất nhày trong mũi. Nhờ vậy, sự kích ứng và nhạy cảm sẽ giảm đi, giúp bạn không còn bị thôi thúc phải móc mũi nữa.

3.4 Sử dụng một vật ghi nhớ để ngừng việc móc mũi

Hãy cố gắng khơi dậy nhận thức và ngừng móc mũi trước khi nó xảy ra. Một miếng băng dính có thể là một lựa chọn dễ dàng, ít tốn kém.

Quấn đầu ngón tay mà bạn hay dùng để móc mũi bằng một miếng băng dính. Khi ngón tay của bạn đưa đến mũi thì hình dạng khác thường của băng dính sẽ nhắc nhở bạn không móc mũi.

3.5 Tìm cách thay thế để giải tỏa căng thẳng

Những người hay bị stress, căng thẳng thường tìm đến cảm giác khuây khỏa tạm thời khi móc mũi. Tuy nhiên, sẽ là an toàn hơn cho bạn nếu bạn tìm được một cách lành mạnh hơn để giảm stress.

Hãy thử nghe chút nhạc êm dịu khi căng thẳng tăng cao. Tập luyện hít thở sâu bằng cách hít vào chậm rãi và đếm đến 10, sau đó thở ra từ từ và đếm ngược về 0.

Nếu bạn muốn giữ cho tay không quá rảnh rang thì hãy tìm mua một quả bóng bóp để giảm stress hay chơi các trò chơi sử dụng tay.

Nếu không có cách nào có hiệu quả thì bạn có thể cân nhắc đi gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn cách kiểm soát căng thẳng.

Móc mũi không phải là thói quen quá nguy hiểm, tuy nhiên vẫn có những vấn đề kèm theo mà bạn cần lưu ý. Trong mùa dịch hiện nay thì móc mũi càng không được khuyến khích. Hi vọng bài viết trên có thể giúp bạn khắc phục được thói quen xấu này.

>> Nghẹt mũi là một điều rất khó chịu. Nước mũi chảy ròng ròng, giọng nói khi nghẹt mũi nghe rất buồn cười. Có nhiều nguyên nhân gây ra nghẹt mũi cũng như có một số cách giúp làm êm dịu chuyện này. Sau đây là 8 cách bạn có thể làm để cảm thấy dễ chịu hơn và thở thông thoáng hơn. Các cách sau đây có thể hữu ích cho bạn, cùng YouMed tìm hiểu thêm tại đây nhé: 8 cách để trị nghẹt mũi mà bạn nên biết

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thanh Long 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu