Bệnh tim bẩm sinh nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nặng nề đối với sức khỏe của trẻ, thậm chí là tử vong. Thế nhưng, không phải tất cả bệnh nhân đều cần mổ tim. Vậy trường hợp nào sẽ được chỉ định mổ? Và nếu thực hiện thì chi phí mổ tim bẩm sinh hết bao nhiêu tiền?
Chi phí cho một ca phẫu thuật tim bẩm sinh
Có thể nói, hầu hết chi phí cho một ca mổ tim bẩm sinh là không hề nhỏ. Tuy nhiên cụ thể thì mổ tim bẩm sinh hết bao nhiêu tiền? Hiện nay, phụ lục III được ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BYT của Bộ Y tế có quy định chi phí mổ tim bẩm sinh theo bảo hiểm y tế (BHYT) như sau:
- Mã dịch vụ 04C1.2.6.45 : chụp và can thiệp tim mạch (van tim, tim bẩm sinh, động mạch vành) dưới DSA có giá là 6,816,000 đồng.
- Đây là giá chỉ bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương. Chưa bao gồm vật tư chuyên dụng dùng để can thiệp: bóng nong, stent, các vật liệu nút mạch, các loại ống thông hoặc vi ống thông, các loại dây dẫn hoặc vi dây dẫn, các vòng xoắn kim loại, lưới lọc tĩnh mạch, dụng cụ lấy dị vật, bộ dụng cụ lấy huyết khối, bộ dụng cụ bít (bộ thả dù, dù các loại).
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi có BHYT sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí mổ tim bẩm sinh. Nếu không tham gia bảo hiểm y tế, chi phí trung bình dao động từ 50 – 70 triệu đồng hoặc có thể lên đến 100 triệu đồng/ca, tùy thuộc vào tình trạng tim bẩm sinh mà trẻ mắc phải.
Phẫu thuật tim bẩm sinh được chỉ định khi nào?
Việc mổ tim bẩm sinh sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và độ tuổi của bệnh nhân. Thông thường, chưa cần chỉ định mổ tim mà chỉ theo dõi sự tiến triển ở một số ít trường hợp bệnh nhẹ và có khả năng tự cải thiện.
Ngược lại, đối với bệnh nặng, không thể tự khỏi hoặc có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của trẻ, thì cần được can thiệp sớm bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, các bác sĩ vẫn sẽ xem xét thêm nhiều khía cạnh trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Dưới đây là những trường hợp thường được chỉ định mổ tim bẩm sinh:
Còn ống động mạch (PDA)
Ống động mạch là một cấu trúc liên kết giữa động mạch chủ và động mạch phổi, nhằm hỗ trợ tuần hoàn cho bào thai. Ống động mạch sẽ đóng chức năng trong vòng 10-15 giờ sau khi trẻ chào đời và đóng về mặt giải phẫu khi trẻ được 2-3 tuần tuổi, chậm nhất là 1 tháng tuổi. Khi có bất thường khiến ống động mạch không đóng lại được sau khoảng thời gian trên, sẽ gây ra dị tật còn ống động mạch.
Bệnh nhân PDA sẽ được chỉ định phẫu thuật tim để cắt ống động mạch trong trường hợp các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc, đặt ống thông tim không mang lại hiệu quả hoặc không thể thực hiện.
Chương trình Siêu khuyến mại tháng 8 - 9/2023